Quy Trình Tín Dụng Tại Ngân Hàng

Quy Trình Tín Dụng Tại Ngân Hàng. Chúng ta có thể hiểu một cách chính yếu:

Nguồn tiền vào của ngân hàng = vốn tự có + vốn nợ (vay tiền gửi, vay liên ngân hàng, vay ngân hàng trung ương).
Nguồn tiền ra của ngân hàng = ngân quỹ dự phòng + cho vay tín dụng + đầu tư + tái đầu tư tài sản cố định.

I. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Khái niệm tín dụng là hoạt động có 3 đặc trưng:
Bên A đưa tài sản cho bên B.
Bên B sử dụng một thời gian nào đó.
Bên B phải trả bên A : gốc + lãi.
Các hoạt động trên chỉ là hoạt động hình thái nhưng Bản chất của tín dụng là lòng tin. Kinh doanh tín dụng là kinh doanh lòng tin. Lòng tin là một yếu tố định tính rất khó để xác định nên để giải quyết vấn đề lòng tin người ta đã xây dựng ra quy trình tín dụng.

II. QUY TRÌNH TÍN DỤNG

Các bước trong quy trình: Tìm khách ⇒ Thông tin khách hàng ⇒ Phân tích tín dụng ⇒ Quyết định tín dụng ⇒ Hợp đồng tín dụng ⇒ Giải ngân ⇒ Tái xét.

Bước 1: Tìm khách.
Tại sao phải đi tìm khách?
Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng truyền thống của Việt Nam vẫn ở trạng thái “chờ khách đến”. Nhưng khách hàng mà tự động đến ngân hàng là những khách hàng mà các ngân hàng tư nhân, thương mại loại bỏ ra, là những khách xấu. Có nghĩa là đa phần các hợp đồng tín dụng đa phân là ở doanh nghiệp chứ không phải ngân hàng => tỷ lệ khách tốt nhiều hơn.
Các đối tượng khách và Tìm như thế nào??
Khách hàng ở đây bao gồm: cá nhân và doanh nhiệp.
Với khách hàng là doanh nghiệp: ngân hàng phải đến tận doanh nghiệp, tiền vay xong cũng được chuyển cho doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đến ngân hàng.
Với khách hàng là cá nhân: con số lên đến cả triệu khách => không thể đến tận nhà khách => tự khách hàng đến => dùng marketing “dụ” khách hàng đến. Dụ bằng cách nào? Chính là 7 thủ pháp nghiệp vụ tiền gửi đã học bài trước.

Bước 2: Thông tin khách hàng.
Thông tin khách hàng = thông tin sơ cấp + thông tin thứ cấp.
Thông tin sơ cấp: là thông tin khách hàng phải khai báo với khách hàng. Nếu ngân hàng bắt khách hàng khai nhiều quá thì tỷ lệ mất khách rất cao, nếu khai ít thì lại bất lợi cho ngân hàng. Với hơn 300 năm kinh doanh ngân hàng người ta rút ra được 6 thông tin(thủ tục vay).
Giấy đề nghị vay(có mẫu) + hợp đồng tín dụng.
Hồ sơ pháp lý(có hướng dẫn)
Cá nhân: chứng minh thư + trên 18 tuổi + không bị tòa kêu án.
Doanh nghiệp: quyết định thành lập doanh nghiệp + giấy phép kinh doanh + quyết định bổ nhiệm(người vay).
Giấy đề nghị và hồ sơ pháp lý => là vấn đề pháp lý.
Ý tưởng kinh doanh(phương án/dự án/ kế hoạch tài chính), ý nghĩa của nó là chứng minh cho ngân hàng thấy là mình có 1 dòng tiền để trả nợ ngân hàng => vấn đề của lòng tin => dòng tiền thứ 1 để có khả năng trả nợ.
Báo cáo tài chính các loại: bảng cân đối, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tê, báo cáo thuyết minh. Ý nghĩa : là dòng tiền thứ 2 để trả nợ ngân hàng.
Tài sản đảm bảo: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Tại sao phải có? vì có thể cùng thời điểm anh có thể vay nhiều nguôn, nhiều chủ nợ đến thu nợ, nếu kinh doanh của anh thất bại mà ngân hàng đến trễ thì ngân hàng không còn gì để thu hồi cả=> nguồn tìn thứ 3 để trả nợ.
Ví dụ: Nếu anh cho tôi vay nuôi heo, nếu đàn heo chết thì tôi sẽ lấy báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh,.. nhà tôi là nhà giàu, tôi trả anh,..nếu chưa đủ tôi sẽ lấy tài sản đảm bảo ra để trả anh.
Hợp đồng kinh tế(nếu có). Nếu có hợp đồng dưới dạng tiêu thụ sản xuất thì gần như là được vay, bởi nó chứng minh rằng phương án kinh doanh ở trên đã có thị trường rồi.
Trong thực tế thì không thể áp dụng bắt buộc cứng nhắc cả 6 loại thủ tục. Phụ thuộc vào:
Tùy trình độ khách hàng. Ví dụ: một người ở vùng xâu vùng xa + kém hiểu biết mà bắt họ làm tất cả thủ tục này => e rằng mất khách.
Tùy quy mô món vay của khách hàng. Ví dụ: một anh sinh viên vay ngân hàng đề mua xe đạp(không lớn) mà bắt họ làm cả 6 thủ tục => phiền hà.
Tùy vào cường độ cạnh tranh. Trong cạnh trạnh cao thì ở phải đủ 6 thủ tục nhưng nếu cạnh tranh thấp thì không cần đủ. Việt Nam cạnh tranh ngân hàng đứng hàng 84/150 trên thế giới
⇒ Dù là khách hàng nào thì ít nhất cũng phải có 2 thông tin: giấy đề nghị vay & hồ sơ pháp lý. Tùy vào các yếu tố trên mà thủ tục được giảm bớt để tránh phiền hà cho khách hàng.
Thông tin thứ cấp: là thông tin mà ngân hàng phải tự tìm để xác minh lại thông tin sơ cấp và bổ sung thông tin chưa được biết. Một số cách để lấy thông tin thứ cấp:
Trung tâm thông tin và phòng ngừa rủi ro (CIC) nằm ở ngân hàng trung ương quản lý, lịch sử các khoản vay và các biến cố của chủ thể vay.
Qua bạn hàng của khách hàng: bán nguyên liệu và người mua thành phẩm => cách khách hàng thanh toán, chất lượng thành phẩm => rất đáng tin cậy.
Phỏng vấn người vay: tìm mâu thuẫn trong lời nói và biểu hiện bất bình thường của người vay.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là internet.
Thông tin khác: thông tin từ hàng xóm, từ chính quyền, từ bàn nhậu,… => ở Việt Nam hình thức này phổ biến và chất lượng.

Bước 3: Phân tích tín dụng (thẩm định tín dụng)
Là việc định lượng các rủi ro có liên quan đến khoản vay được cấp nhằm có kết quả kết luận tổng quát phê chuẩn hay từ chối cho vay. Có 7 yếu tố để phân tích tín dụng:

Các yếu tố không thể thể hiện bằng các con số: pháp lý, uy tín, khả năng tạo lợi nhuận, mục đích, môi trường kinh doanh => các yếu tố định tính => tạo nên ý chí trả nợ.
Các yếu tố có thể thể hiện bằng số cụ thể: Tài sản đảm bảo và nguồn trả => các yếu tố định lượng => tạo nên năng lực trả nợ.
7 yếu tố để phân tích tín dụng = 5 yếu tố định tính + 2 yếu tố định lượng.
Các yếu tố trên tạo nên 2 dạng doanh nghiệp: 1. rất muốn trả nợ mà không có tiền và 2. có tiền mà không có ý chí trả nợ. Đối với nghiệp vụ ngân hàng, ngân hàng coi trọng trường hợp 1 hơn.
Ngân hàng truyền thống Việt Nam rất đáng buồn ở chỗ họ thường chỉ để ý 2 yếu tố: pháp lý và tài sản đảm bảo. Như vậy họ chỉ làm 2/7 phân tích tín dụng => biến ngân hàng gần giống tiệm cầm đồ => nghiêm trọng và nguy hiểm.
Như vậy, không phải cứ người giàu là được cho vay => mới chỉ đảm bảo 1/7 mà thôi, phải xét các yếu tố khác nữa.
Làm đến bước này thì người ta có được một giấy tờ có tên gọi là: tờ trình tín dụng.
Phân tích tín dụng 7 yếu tố này như thế nào sẽ được đề cập thật cụ thể, chi tiết ở bài sau.

Bước 4: Quyết định tín dụng.
Các bạn tưởng tượng phần này nằm ở dưới cùng tờ trình tín dụng. Nghĩa là người xét duyệt(nhân viên tín dụng) phải thể hiện được ở dòng cuối cùng là đề xuất cho vay hay hủy bỏ cho vay.
Thực tiễn đa phần các chủ thể vay đều không đủ cả 7 yếu tố này, vậy giả sử mỗi tình huống lại thiếu một vài yếu tố thì chọn như thế nào?
Nguyên tắc ra quyết định:
Chỉ cần thiếu một trong các yếu tố định tính (pháp lý, uy tín, mục đích, năng lực tạo lợi nhuận, môi trường kinh doanh) thì quyết định từ chối được hình thành.
Đủ định tính nhưng định lượng thiếu một yếu tố thì vẫn có thể cho vay.
Nguyên tắc này hoàn toàn có thể ứng dụng trong thực tế. Không thể cho vay một anh bị tâm thần, không thể cho vay một anh mục đích vay phạm pháp, càng không thể cho một anh giám đốc kinh doanh 8 năm mà lỗ cả 8,… Kinh doanh chỉ cần thấy đối tác thiếu pháp lý thì không cả nể, không ham lợi nhuận => dừng!
Nếu một cô gái mà yêu một anh con trai: pháp lý tốt(>18 tuổi, không mang án) + uy tín đàng hoàng + mục đích yêu rõ ràng + năng lực đàn ông tốt + môi trường gia đình tốt => Tại sao không lấy làm chồng được? mặc dù hơi xấu một tý, hơi lùn một tý đâu có sao. Đấy là quan điểm của tôi, còn bạn thì sao?

Bước 5: Ký hợp đồng tín dụng.
Quyết định hợp đồng có bị “hớ” hay không. Hớ hay không ở các yếu tố sau:
+ Mức cho vay.
+ Lãi suất.
+ Thời gian cho vay.
+ Giải ngân.
+ Phương thức họ vay.
+ Ràng buộc với hai bên.
+ Tài sản đảm bảo.
+ Cam kết khác.
=> nhân viên tín dụng phải tính toán, thương thảo, đàm phán sao cho 8 yếu tố trên phải thật hợp lý.
Lời kết
Như vậy, qua bài này giúp chúng ta có thể hiểu được quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại trong thực tế như thế nào. Và bước gần như quan trọng nhất và khó nhất của quy trình này là bước phân tích tín dụng. Nội dung phân tích tín dụng như thế nào, sẽ được đề cập ở bài sau. Các bạn đừng quên comment ý kiến và thắc mắc liên quan nhé.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: