Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo – chương 1 và 2

Bộ giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo bản chương 1 và 2 đầy đủ cả năm. Tài liệu được biên soạn chi tiết kỹ lưỡng, theo từng đơn vị bài học trong SGK Công nghệ 7. Mời thầy cô tham khảo, tải về chỉnh sửa phù hợp, phục vụ cho quá trình giảng dạy SGK lớp 7 mới năm học 2022 – 2023.

Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Bộ giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo chương 3

Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam

Quy trình trồng trọt

Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

Ôn tập chương I và II

Download [1.54 MB]

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 phút)

a.Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về ngành trồng trọt ở Việt Nam.

b.Nội dung:

– Nguồn gốc của các loại lương thực, rau củ quả.

– Các kiến thức, kĩ năng cần có để tạo ra lương thực, rau củ quả.

Sản phẩm dự kiến: Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua vấn đáp.

d.Tổ chức hoạt động dạy học

*  Giao nhiệm vụ học tập:

+  GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).

+ Phát phiếu học tập.

+ Yêu cầu các nhóm tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” trong thời gian 4 phút. Yêu cầu các nhóm ghi lại các sản phẩm của trồng trọt trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời đại diện nhóm trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của trồng trọt.

+ Sau đó, giáo viên trình chiếu video, hình ảnh về các sản phẩm trồng trọt.

* Thực hiện nhiệm vụ

+ HS dựa vào kiến thức thực tế kể ra một số sản phẩm trong trồng trọt.

  • Trả lời được nguồn gốc của các sản phẩm trồng trọt.
  • Vai trò của sản phẩm từ cây trồng trong sản xuất và đời sống của con người.

*  Báo cáo, thảo luận:

– Đại diện nhóm báo cáo.

– Các nhóm đưa ra góp ý, nhận xét.

          * Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi.

+ GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm đạt kết quả cao nhất trong trò chơi “Ai nhanh hơn”.

– Từ các từ khóa, GV dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút)

Hoạt động 2.1. Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam (10 phút)

  1. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được vai trò trồng trọt ở nước ta.
  2. Nội dung: Vai trò của trồng trọt trong sản xuất và đời sống của con người.
  3. Sản phẩm: Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam
  4. Tổ chức hoạt động

*  Giao nhiệm vụ học tập:

 GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoạt động cá nhân trả lời một số câu hỏi.

+ GV đặt vấn đề: Trồng trọt đem lại những lợi ích như thế nào đối với sản xuất và đời sống. GV hướng dẫn HS bổ sung thêm một vài vai trò của trồng trọt mà HS không trả lời được.

+ GV Yêu cầu HS kể về một số sản phẩm trồng trọt được trồng nhiều ở nước ta, từ đó dẫn dắt HS trả lời câu hỏi: Trồng trọt ở nước ta đang thực hiện tốt vai trò nào?

+ GV khuyến khích học sinh kể các các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu

+  GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu của nông sản Viêt Nam

* Thực hiện nhiệm vụ                                                   

+ HS quan sát hình ảnh, liên hệ kiến thức thực tế nêu được những lợi ích của trông trọt: cung cấp lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản xuất khẩu…

+ HS nghiên cứu hình ảnh trả lời các phẩm trồng trọt như lúa, ngô, cà phê, tiêu…Từ đó nêu được trồng trọt nước ta đang thực hiện tốt vài trò nào?

+ HS kể tên các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu.

+ Nêu được những thành tựu về xuất khẩu: như xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới…

 *  Báo cáo, thảo luận:

– HS báo cáo và giải thích.

– Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.

     * Kết luận, nhận định:

GV bổ sung, hoàn chỉnh, kết luận.

Ngành trồng trọt có vai trò chính: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động.

Hoạt động 2.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam ( 5 phút)

  1. Mục tiêu: HS trình bày được triển vọng của trồng trọt ở nước ta.
  2. Nội dung: Một số triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
  3. Sản phẩm: Những biện pháp được mình họa ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển:
  • Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm ( sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng..)
  • Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.
  • Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp.
  • Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì:

  • Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.
  • Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn.

=> Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  1. Tổ chức hoạt động dạy học

*  Giao nhiệm vụ học tập:

+ GV phân nhóm lớp làm 4 nhóm yêu cầu HS quan sát hình 1.2

+ Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Những biện pháp minh họa hình 1.2 giúp lĩnh thực trồng trọt phát triển như thế nào? Vì sao lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các cùng chuyên canh cây trồng?

+ GV phân tích từng hình ảnh trong hình 1.2

+ GV quan sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời.

+ Gv yêu cầu HS nêu những tiêu chuẩn trồng trọt mà Việt Nam hướng đến, từ đó giải thích về tiêu chuẩn VietGap.

+ GV gợi ý thêm, dẫn dắt HS tìm hiểu về tiêu chuẩn quốc tế trong trồng trọt.

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn?

+ GV yêu cầu HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học về trồng trọt ở nước ta.

 

* Thực hiện nhiệm vụ                                                   

+ HS phân chia nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm.

+ HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó.

+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.

+ Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung.

+ Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV

  *  Báo cáo, thảo luận:

– Đại diện nhóm báo cáo phần thảo luận của nhóm mình.

– Các nhóm còn lại có thể nhận xét, bổ sung.

– Đại diện nhóm đưa ra ý kiến phản biện (nếu có)

        * Kết luận, nhận định:

Trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Hoạt động 2.3. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt (5 phút)

  1. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
  2. Nội dung: Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
  3. Sản phẩm: Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt ở nước ta
  4. Tổ chức hoạt động dạy học

*  Giao nhiệm vụ học tập:

+ GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 yêu cầu HS hoạt động cặp đôi kể tên các nghề trong trồng trọt được minh họa trong hình.

+ GV gợi ý để HS đưa ra được đặc điểm cơ bản của các nghề trong hình. Từ đó yêu cầu HS kể thêm một số nghề, lĩnh vực trồng trọt ở địa phương

+ GV giải thích, bổ sung thêm một số đặc điểm một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.

+ GV kể thêm một số nghề, gợi ý để HS nhận biết trồng trọt đã giải quyết việc làm và tạo ra thu nhập cho người lao động.

+ GV dẫn dắt để HS hiểu thêm về cơ hội việc làm của người lao động trong lĩnh vực trồng trọt và yêu cầu ngày càng cao về năng lực của người lao động.

* Thực hiện nhiệm vụ                                                   

+ HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó.

+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.

+ Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV

        *  Báo cáo, thảo luận:

– HS báo cáo phần thực hiện nhiệm vụ.

– Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.

        * Kết luận, nhận định:

Một số nghề phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt: nhà trồng trọt, nhà nuôi cấy mô thực vật, nhà bệnh học thực vật, nhà tư vấn làm vườn, kĩ thuật viên trồng trọt…

Hoạt động 2.4. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt. (5 phút)

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.
  2. Nội dung: Phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong trồng trọt.
  3. Sản phẩm dự kiến: Các yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt, nhận thức sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.

Để làm được công việc như trong hình 1.4, người lao động cần có những kiến thức, kĩ năng:

  • Quan sát, nhận biết sâu, bệnh hại: có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
  • Sử dụng máy móc trong trồng trọt:  Có kiến thức về khí hậu, tính chất đất trồng, kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.

Chăm sóc cắt, tỉa cây trồng: Có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc cây trồng, có tinh thần trách nhiệm.

  1. Tổ chức hoạt động dạy học

*  Giao nhiệm vụ học tập:

+ GV chiếu video minh họa về hoạt động nghề trồng trọt giúp HS nhận biết hoạt động của nghề trồng trọt.

+ GV gợi ý để HS đưa ra một vài yêu cầu cơ bản đối với người lao động của nghề trong video.

+ Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1.4 trả lời: Để làm được các công viêc trong hình 1.4 người lao động cần có những kiến thức, kĩ năng như thế nào?

+ GV bổ sung và giải thích thêm về yêu cầu của các nghề trong trồng trọt.

+ GV gợi ý để HS nhận biết sở thích, năng khiếu cảu bản thân đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực của trồng trọt. Từ đó gợi ý để HS trả lời câu hỏi: Bản thân em phù hợp với nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?

+ GV giới thiệu thêm thông tin về ngành trồng trọt hiện đại thu hút sự tham gia của nghiều ngành nghề chuyên sâu như cơ khí, tự động hóa nông nghiệp… giúp HS thấy cơ hội việc làm trong ngành trồng trọt.

+ Giúp HS nhận biết những kiến thức, kĩ năng cần học tập, rèn luyện để đáp ứng ngành nghề trong tương lai.

+ Gợi ý HS cần học tập rèn luyện các môn khoa học tự nhiên để có thể làm các nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, tự động hóa nông nghiệp.

* Thực hiện nhiệm vụ                                                   

+ HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó.

+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.

+ Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV

 * Báo cáo, thảo luận:

– Đại diện nhóm báo cáo và giải thích,

– Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.

– Đại diện nhóm đưa ra ý kiến phản biện (nếu có)

        * Kết luận, nhận định:

Người lao động cần có kiến thức về trồng và chăm sóc cây trồng, khả năng sử dụng máy móc, thiết bị trong trồng trọt và có sức khỏe, tinh thần, trách nhiệm đối với nghề nghiệp.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: