Lương công chức 2023 có gì mới? Căn cứ Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, khi cải cách tiền lương, thu nhập của công chức, viên chức sẽ có nhiều sự thay đổi. Vậy thu nhập của 1 công chức vào năm 2023 nếu thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm những khoản nào?
Lương công chức 2023 bao gồm những khoản nào?
Căn cứ Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, khi cải cách tiền lương, thu nhập của công chức, viên chức sẽ có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, lương cơ bản sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương; các khoản phụ cấp như thâm niên, khu vực… (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Ngoài ra, khoản thu nhập của công chức năm 2023 sẽ bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Được biết, hệ thống bảng lương mới sẽ được xây dựng, ban hành theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định như sau:
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
– Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức.
– Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức? tăng lương cán bộ công chức 2022
Theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bao gồm:
– 1 Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
– 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Trong đó, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
– 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Hệ số lương công chức của một số ngành nghề 2023, cải cách tiền lương 2023
Cách xếp lương phóng viên, biên tập viên, đạo diễn
Từ ngày 10/10/2022, Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT về cách xếp lương của viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, hệ số lương được xếp theo ba chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.
Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Đối với chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Xếp lương với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Từ 6/10/2022, các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ được xếp lương theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BNNPTNT.
Theo đó, các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ
Các quy định xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10 theo thông tư số 07/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Sau khi hết thời gian tập sự, viên chức chuyên ngành lưu trữ sẽ được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
Đối với chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên trung cấp, lưu trữ viên trình độ trung cấp được xếp bậc 1 có hệ số lương là 1,86, bậc 2 hệ số lương là 2,06.
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên có trình độ đào tạo đại học được xếp bậc 1 hệ số lương 2,34, có trình độ đào tạo thạc sỹ được xếp bậc 2 thì hệ số lương 2,67, có trình độ đào tạo tiến sĩ được xếp bậc 3 hệ số lương là 3,00./.
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết khác cùng mục: