Đề thi thử +đáp án trắc nghiệm Ngân hàng Nhà nước 2017 số 3

Đề thi thử +đáp án trắc nghiệm Ngân hàng Nhà nước 2017 số 3 (đáp án mình sẽ cập nhập sau 1 ngày) các bạn nhớ giải bài tập để nhận các tài liệu thi ngân hàng  nhà nước mới nhất 2017 free.
 

 
Câu 1: Ngân hàng trung ương là?
a. Ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm soát trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng
b. Là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
c. Là ngân hàng của mọi ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nền kinh tế
d. Cả 3 phương án trên
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là của NHTW ?
 
a. Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
b. Giao dịch tín dụng với các tổ chức cá nhân trong nước
c. Phát hành tiền và cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế
d. Có nhiều NHTW trong một quốc gia
 
Câu 3: NHTW của Mỹ được gọi là:
 
a. Bank of America
b. Bank of USA
c. FED
d. IMF
 
 
Câu 4: Nhiệm vụ  nào sau đây không phải là nhiệm vụ  của NHTW?
a. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
b. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực  tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
c. Ban hành luật liên quan đến lĩnh vực tiền tệ ngân hàng
d. Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Câu 5: Nhiệm vụ nào sau đây thể hiện chức năng NHTW là ngân hàng của ngân hàng?
 
a. Điều tiết lưu thông tiền tệ
b. Tổ chức và thực hiện thanh toán bù trừ cho NHTM
c. Mở tài khoản và giao dịch với hệ thống kho bạc nhà nước
d. Cho ngân sách nhà nước vay khi cần thiết
 
Câu 6: Ngân hàng  quốc gia Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
 
a. Ngày 22/05/1990
b. Ngày 06/5/1951
c. Ngày 26/3 /1988
d. Ngày 02/5/1978
 
Câu 7: Ngân hàng  quốc gia Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào thời gian nào?
 
a. Ngày 22/05/1990
b. Ngày 06/5/1951
c. Ngày 26/3 /1988
d. Tháng 10/1961
 
Câu 8: Yêu cầu của việc chế bản in, đúc tiền không cần yếu tố nào sau đây?
 
a) Thể hiện nội dung thiết kế mẫu tiền đã được phê duyệt;
b) Tối thiểu hóa chi phí trong việc in đúc
c) Phù hợp với công nghệ in đúc của từng nhà máy
d) Phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi loại tiền. 
 
Câu 9: “Tiền đình chỉ lưu hành” là?
a. Là các loại tiền giấy, tiền kim loại đã được in, đúc và dự trữ tại các kho tiền của Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa được phép lưu hành;
b. Là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
c. Là các loại tiền giấy, tiền kim loại đã được Ngân hàng Nhà nước công bố phát hành;
d. Là các loại tiền giấy, tiền kim loại không có giá trị lưu hành khi Ngân hàng Nhà nước công bố thu hồi và rút khỏi lưu thông;
Câu 10: Quỹ dự trữ phát hành bao gồm
a) Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền; Tiền thu hồi từ lưu thông, bao gồm các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.
b) Tiền thu hồi từ lưu thông, bao gồm các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.
c) Tiền thu hồi từ lưu thông, bao gồm các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành.
d)  Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền 
Câu 11: Những loại tiền được tiêu hủy bao gồm?
 
a. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu hành và tiền đã  bị đình chỉ lưu hành
b. Tiền bị cũ nát, oxi hóa
c. Tiền giả, tiền in lỗi
d. Tiền bị đình chỉ lưu hành
 
Câu 12: Quy trình in đúc tiền được thực hiện như thế  nào?
a. Thiết kế mẫu in tiền, in đúc tiền, phát hành tiền
b. Thiết kế mẫu tiền, chế bản in đúc tiền, phát hành tiền
c. Thiết kế mẫu tiền, chế bản in đúc tiền, tổ chức và quản lý việc in đúc tiền
d. Thiết kế mẫu tiền, chế bản in đúc tiền, tổ chức và quản lý việc in đúc tiền, phát hành tiền
Câu 13: Việc phát hành tiền không cần nguyên tắc bảo đảm nào sau đây?
 
a. Bảo đảm bằng vàng
b. Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ
c. Bảo đảm bằng tín dụng hàng hóa và ngoại tệ
d. Bảo đảm bằng bạc
 
Câu 14: Khi phát hành tiền thông qua kênh thị trường mở (OMO):
 
a. NHTW sẽ MUA chứng từ có giá, còn NHTM sẽ BÁN CTCG theo phương thức đấu thầu
b. NHTW sẽ BÁN chứng từ có giá, còn NHTM sẽ MUA CTCG theo phương thức đấu thầu
c. NHTW và NHTM cùng MUA chứng từ có giá của Chính Phủ
d. NHTW và NHTM cùng BÁN CTCG ra ngoài dân cư 
 
Câu 15: Nếu Khối lượng dự thầu lớn hơn Khối lượng thông báo thì Khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên là:
a. Khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên= Khối lượng dự thầu*(Tổng  Khối lượng thông báo/tổng Khối lượng dự thầu)
b. Khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên= Khối lượng dự thầu*(Tổng  Khối lượng dự thầu /tổng Khối lượng thông báo)
c. Khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên= Khối lượng dự thầu
d. Khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên= Khối lượng dự thầu/ tổng Khối lượng thông báo

 

Câu 16: Trường hợp nào sau đây không được xuất nhập quỹ dự trữ phát hành?
a. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương với nhau, giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Chi nhánh và ngược lại, giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Chi nhánh với nhau
b. Xuất (hoặc nhập) giữa Quỹ dự trữ phát hành Kho tiền Trung ương tại Hà Nội với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
c. Nhập tiền mới in, đúc từ các nhà máy in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương.
d. Nhập các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành để tiêu huỷ;
Câu 17: Kênh phát hành tiền chủ yếu của NHNN Việt Nam hiện nay là?
 
a. Kênh tín dụng với hệ thống NHTM
b. Kênh tín dụng với Chính phủ
c. Kênh thị trường hối đoái
d. Kênh thị trường mở
 
Câu 18 : Mục đích hoạt động tín dụng của NHTW không là mục đích nào sau đây ?
 
a. Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho NHTM và các TCTD
b. Giữ vững sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển
c. Điều chỉnh nhịp độ phát triển kinh tế cả về quy mô và cơ cấu
d. Tạo lập và cung ứng vốn cho toàn bộ nền kinh tế
 
Câu 19 : Cầm cố giấy tờ có giá là ?
a. Là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này các ngân hàng đã mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp.
b. Là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy tờ có giá hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước
c. Là việc TCTD chuyển giao bản gốc giấy tờ có giá cho NHTW để cầm cố khoản vay ngắn hạn.
d. Là hình thức tái cấp vốn của NHTW cho TCTD trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
Câu 20: Trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì ngân hàng phải chịu lãi suất quá hạn bằng bao nhiêu % lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng?
 
a) 50%
b) 100%
c) 150%
d) 200%
 
Câu 21: Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước là
 
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị 
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
c) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng
d) Cả 3 phương án trên

 

Câu 22: Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất tái cấp vốn để có cơ sở áp dụng đối với nghiệp vụ cầm cố giấy tờ có giá là nhiệm vụ của?
 
a. Vụ tín dụng
b. Vụ chính sách tiền tệ
c. Vụ tài chính-kế toán
d. Sở giao dịch NHNN
 
Câu 23: Giấy tờ có giá cấp 2 phải có giá trị tối thiểu bằng bao nhiêu % số tiền vay cầm cố tại NHNN?
 
a. 105%
b. 110%
c. 120%
d. 125%
 
Câu 24: Hồ sơ đề nghị vay cầm cố GTCG không cần giấy tờ nào sau đây?
a) Giấy đề nghị vay cầm cố tại NHNN;
b) Bảng kê các GTCG đề nghị cầm cố để vay vốn tại NHNN có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc tổ chức lưu ký;
c) Giấy phép thành lập ngân hàng
d) Bảng cân đối kế toán của ngân hàng tại thời điểm gần nhất
Câu 25:  Sử dụng GTCG lưu ký tại NHNN tham gia nghiệp vụ cầm cố GTCG để vay tái cấp vốn là việc?
a. NHNN cho phép các NHTM có lưu ký GTCG  vay vốn bằng cách mang GTCG đến cầm cố tại NHTW
b.  NHNN (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển GTCG từ tài khoản lưu ký của khách hàng lưu ký sang tài sản cầm cố để được vay tái cấp vốn.
c. Khách hàng lưu ký sử dụng GTCG lưu ký trực tiếp tại NHNN để cầm cố vay vốn lẫn nhau
d. Cả a,b,c đều đúng
Mô tả dưới đây cho 3 câu tiếp theo
Ngày 18/06/2011, ngân hàng Đại Dương xin chiết khấu không hoàn lại một lô tín phiếu tại NHTW. Lô tín phiếu có nội dung như sau:
– Tổng mệnh giá: 100.000.000đ
– Thời hạn: 1 năm
– Lãi suất: 9%/ năm, trả lại ngay khi phát hành
– Ngày phát hành: 15/09/2010, đáo hạn ngày 15/09/2011
Sau khi xem xét đủ điều kiện, NHTW đồng ý nhận chiết khấu với lãi suất chiết khấu là 8%/ năm
Câu 26. Thời hạn còn lại của GTCG trên là bao nhiêu lâu?
 
a. 87 ngày
b. 88 ngày
c. 89 ngày
d. 90 ngày
 
Câu 27: Trị giá của lô tín phiếu trên là bao nhiêu?
 
a. 100.000.000 đ
b. 109.000.000 đ
c. 91.000.000 đ
d. 108.000.000 đ
 
Câu 28: Số tiền NHTW trả cho NHTM là bao nhiêu?
 
a. 98.086.638 đ
b. 98.766.100 đ
c. 98.723.358 đ
d. 98.702.001 đ
 
Câu 29: Ngân hàng Nhà nước thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có nắm giữ các giấy tờ có giá ngắn hạn đủ tiêu chuẩn chiết khấu định kỳ theo?
 
a. Hàng tuần
b. Hàng tháng
c. Hàng quý
d. Hàng năm
 
Câu 30: Căn cứ để xác định hạn mức chiết khấu cho từng NHTM không căn cứ vào những nội dung nào sau đây?
 
a. Khối lượng tiền cung ứng trong kỳ
b. Vốn tự có của NHTM
c. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bằng VND/ Tổng TS Có của từng NHTM
d. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM
 
Câu 31 : Có những hình thức chiết khấu nào?
 
a. Phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp
b. Chiết khấu không hoàn lại và chiết khấu có kỳ hạn
c. Chiết khấu lần 1 và chiết khấu lần 2( tái chiết khấu)
d. Cả a, b, c đều đúng
 
Câu 32: Phương thức giao dịch trực tiếp áp dụng với loại giấy tờ có giá nào?
 
a. GTCG tồn tại dưới hình thức chứng chỉ
b. GTCG tồn tại dưới hình thức ghi sổ
c. GTCG tồn tại dưới cả chứng chỉ và ghi sổ
d. Cả a,b, c đều sai
 
Câu 33: Sự khác biệt lớn nhất giữa phương thức cho vay qua đêm và phương thức cho vay thấu chi là?
a. Lãi suất vay qua đêm cao hơn lãi suất vay thấu chi
b. Thời gian vay qua đêm dài hơn thời gian cho vay thấu chi
c. Phương thức vay qua đêm, NHTM phải ký nhận nợ còn phương thức thấu chi NHTW tự động trích chuyển trong tài khoản của NHTM  và không cần thủ tục vay vốn nào
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 34: Trong trường hợp bị mất khả năng thanh toán, NHTM không được thực hiện biện pháp nào?
 
a. Bán dự trữ thứ cấp
b. Vay NHTM khác (vay qua đêm)
c. Vay chiết khấu tại NHTW
d. Vay ngân hàng nước ngoài
 
Câu 35: Thư bảo lãnh sau khi được Chính phủ phê duyệt được NHTW phát hành như thế nào?
a. Gồm 2 bản chính thức, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, mỗi bên liên quan giữ một bản 
b. Gồm 3 bản chính thức, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, mỗi bên liên quan giữ một bản
c. Gồm 3 bản chính thức, bằng tiếng Việt và tiếng của quốc gia có quan hệ thương mại, mỗi bên liên quan giữ một bản
d. Gồm 2 bản chính thức, bằng tiếng Việt và tiếng của quốc gia có quan hệ thương mại, mỗi bên liên quan giữ một bản
Câu 36: Trong các giấy tờ có giá sau, giấy tờ có giá nào không đủ điều kiện để giao dịch không hoàn lại trên thị trường mở?
 
a. Tín phiếu Kho bạc thời hạn còn lại 90 ngày
b. Trái phiếu Kho Bạc thời hạn còn lại 100 ngày
c. Trái phiếu Chính phủ thời hạn còn lại 75 ngày
d. Công trái xây dựng Tổ quốc thời hạn còn lại 45 ngày
 
Câu 37: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở không bao gồm:
 
a. Trái phiếu công trình Trung ương 
b. Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.
c. Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát hành
d. Cổ phiếu do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành
 
Câu 38: Trong các giấy tờ có giá sau, giấy tờ có giá nào không đủ điều kiện để giao dịch không hoàn lại trên thị trường mở?
 
a. Tín phiếu Kho bạc thời hạn còn lại 90 ngày
b. Trái phiếu bằng ngoại tệ thời hạn còn lại 80 ngày
c. Trái phiếu Chính phủ thời hạn còn lại 75 ngày
d. Công trái xây dựng Tổ quốc thời hạn còn lại 45 ngày
 
Câu 39: Các đối tượng tham gia vụ thị trường mở ở Việt Nam không bao gồm:
 
a. NHNN Việt Nam
b. Quỹ tín dụng trung ương
c. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
d. Tổng công ty thuộc nhà nước
 
Câu 40: Giá trị giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành tại thời điểm định giá trong trường hợp mua hoặc bán có kỳ hạn trên thị trường mở được xác định theo công thức: G= GT/(1 + L)T/365 ; trong đó “L” không phải là:
 
a. Lãi suất chiết khấu 
b. Lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu
c. Lãi suất riêng lẻ
d. Lãi suất thống nhất 
 
Câu 41: Ngân hàng Agribank sở hữu lô trái phiếu có mệnh giá là 100 tỷ VND, đáo hạn vào ngày 15/02/2011, ls 9%/năm, trả lãi ngay khi phát hành. Vào ngày 16/10/2009, NH Agribank trúng thầu bán lô trái phiếu cho NHNN với ls trúng thầu 15%/năm. Thời hạn hiệu lực còn lại của trái phiếu là:
 
a. 487 ngày
b. 486 ngày
c. 485 ngày
d. 489 ngày
 
 
Câu 42: Ngân hàng ACB sở hữu lô trái phiếu Kho bạc có tổng mệnh giá là 300 tỷ VND, thời hạn 3 năm, ls 9.5%/năm, trả lãi sau, ngày phát hành 6/2/2008. Vào ngày 16/9/2010, NH ACB trúng thầu bán lô trái phiếu cho NHNN với ls trúng thầu 14%/năm. Hãy xác định giá bán lô trái phiếu trong trường hợp lãi nhập vốn.
 
a. 374,170349 tỷ đồng
b. 365,45 tỷ đồng
c. 375,170349 tỷ đồng
d. 364,45 tỷ đồng
 
Mô tả trên cho 3 câu tiếp theo:
Ngày 2/1/2010, SGD NHTW thông báo đấu thầu MUA tín phiếu Kho bạc với nội dung như sau:
–   Ngày đấu thầu: 2/1/2010 (cũng là ngày thanh toán)
– Kỳ hạn tín phiếu: 180 ngày, ls 8%/năm, trả trước một lần
– Khối lượng: 450 tỷ đồng
– Thời hạn hiệu lực còn lại: 90 ngày
– Thời hạn giao dịch có kỳ hạn: 45 ngày
– Lãi suất thông báo: 15%/năm.
– Phương thức đấu thầu: đấu thầu khối lượng
– h=5%
Giả sử NHTM SCB đã đấu thầu với khối lượng và lãi suất như thông báo đã nêu và đã ký hợp đồng mua bán có kỳ hạn với NHTW.
Câu 43: Số tiền NHTW thanh toán cho NHTM SCB là:
 
a. 412,25 tỷ đồng
b. 433,9 tỷ đồng
c. 419,87 tỷ đồng
d. 423,9 tỷ đồng
 
 
Câu 44: Số tiền NHTM SCB thanh toán cho NHTW khi hết thời hạn giao dịch là:
 
a. 412,25 tỷ đồng
b. 433,9 tỷ đồng
c. 419,87 tỷ đồng
d. 423,9 tỷ đồng
 
Câu 45: Nếu SCB dùng số tiền bán tín phiếu Kho bạc trên để cho vay với thời hạn 45 ngày, giả sử tại NHTM SCB đang áp dụng lãi suất cho vay là 1.4%/tháng. hãy xác định số tiền chênh lệch SCB được hưởng?
 
a. 1,037 tỷ đồng
b. 433,9 tỷ đồng
c. 419,87 tỷ đồng
d. 423,9 tỷ đồng
 
Câu 46: NHTW có thể ảnh hưởng đến cơ sở tiền (tiền mạnh) bằng cách:
 
a. Thay đổi lãi suất chiết khấu
b. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
c. Yêu cầu tỷ lệ nợ đối với tài sản của các NHTM
d. Hạn chế các NHTM đầu tư vào chứng khoán
 
Câu 47: NHTW có thể giảm cung tiền bằng cách:
 
a. tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. mua vào một lượng chứng khoán trên thị trường mở
c. hạ thấp lãi suất chiết khấu đối với các NHTM
d. giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
 
Mô tả trên cho 2 câu tiếp theo
Câu 48: NHNN thông báo mua hẳn một khối lượng GTCG là 1000 tỷ đồng theo phương thức đấu thầu lãi suất. Tại phiên đấu thầu có 4 ngân hàng tham gia đặt thầu theo các số liệu sau:
Lãi suất đặt thầu (%/năm) Khối lượng đặt thầu (tỷ đồng)
NH A NH B NH C NH D
0,91 50 100 50 100
0,90 50 100 100 100
0,89 50 100 150 150
0,87 100 150 200 150
0,85 200 200 200 250
Tổng 450 650 700 750
 
Xác định lãi suất trúng thầu?
 
a. 0.91%
b. 0.90%
c. 0.89%
d. 0.87%
 
Câu 49. Biết rằng NHNN xét thầu theo phương thức lãi suất thống nhất. 
   Xác định khối lượng trúng thầu của NHA:
 
a. 100 tỷ đồng
b. 138.89 tỷ đồng
c. 150 tỷ đồng
d. 450 tỷ đồng
 
Câu 50: Kết quả đấu thầu được thông báo cho từng đơn vị liên quan qua mạng máy tính và phải được thực hiện chậm nhất đến:
 
a. 11h00 ngày đấu thầu
b. 14h00 ngày đấu thầu
c. 15h00 ngày đấu thầu
d. 16h00 ngày đấu thầu
 

Đáp án trắc nghiệm Ngân hàng Nhà nước 2017 số 3 – đón đọc vào ngày 30/10

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: