Kinh nghiệm đạt điểm cao môn văn THPT QG của các thủ khoa

Kinh nghiệm đạt điểm cao môn văn THPT QG của các thủ khoa. Trần Đình Duy là thí sinh duy nhất đạt điểm tối đa môn Văn trên cả nước trong kì thi THPT QG năm 2017. Với điểm 10 tuyệt đối, Đình Duy đã gián tiếp khẳng định “con trai cũng có thể học giỏi văn”.

Để đạt được thành tích đáng nể như vậy, chàng trai xứ Quảng chắc chắn phải có một bí quyết học tập cực hiệu quả. Chia sẻ về cách làm bài đọc hiểu môn văn đạt điểm cao, Duy cho rằng: Đọc kĩ câu hỏi là điều trước tiên cần làm. Sau đó gạch chân từ khóa chính. Không nên dành quá nhiều thời gian để đọc kĩ đoạn trích được dẫn trong đề mà chỉ cần 15-20 giây đọc lướt qua. Các bạn cần tập trung sự chú ý và tiêu đề, tác giả, nguồn gốc của đoạn trích.
 
Như vậy chúng ta có thể nắm được phần nội dung chính, thể loại, phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính. Khi trả lời câu hỏi nên trả lời câu hỏi bám sát với yêu cầu của bài. Thời gian dành cho câu hỏi đọc-hiểu chỉ trong khoảng 8 đến 10 phút. Có thể dài hơn nếu có câu hỏi nâng cao. Nhờ áp dụng bí quyết này mà Đình Duy đã hoàn thành xuất sắc câu hỏi và tiết kiệm được thời gian làm bài.

4 yếu tố để làm một bài văn hay – Bí quyết đạt điểm 9 môn Văn

Bên cạnh chia sẻ về kinh nghiệm cách làm bài đọc hiểu môn Văn đạt điểm cao, Đình Duy còn tiết lộ 4 yếu tố để có một bài văn hay.
 
Theo Duy, một bài văn hay trước tiên phải là một bài văn đúng:
 
– Đi đúng trọng tâm của đề bài yêu cầu, không viết lan man.
 
– Bố cục của 1 bài văn phải đầy đủ ba phần mở – thân- kết và dung lượng mỗi phần được phân chia hợp lý. Không nên viết 1 đoạn quá dài, 1 đoạn quá ngắn.
 
– Câu văn phải đúng ngữ pháp có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
 
– Các từ ngữ được sử dụng trong bài viết cần chính xác, hạn chế việc dùng từ đa nghĩa gây khó hiểu.
 
Chỉ cần thực hiện đủ 4 yếu tố trên, các bạn đã “ăn điểm” rất nhiều.

Cách đạt điểm cao môn văn THPT Quốc gia

1.1. Cách làm phần đọc hiểu văn THPT quốc gia

Đối với phần đọc hiểu thí sinh cần đọc kĩ từng câu hỏi trước khi đọc văn bản để việc đọc được tập trung và có hiệu quả tốt hơn. Tiếp theo bạn hãy trả lời chính xác, ngắn gọn không thừa không thiếu bất cứ thông tin nào đề bài yêu cầu. Ví dụ như đề hỏi biện pháp tu từ trong câu văn, bạn phải trả lời đúng đủ, không được nêu thừa thêm để nhờ may được trúng.
 
Phần đọc hiểu theo đề minh họa sẽ phân hóa thành 8 câu hỏi nhỏ theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó. Trong đó có 2 câu (câu 4 và câu 8 mỗi câu 0,25 điểm) nâng cao để phân hóa kiến thức. Theo đó, thí sinh phải dành nhiều thời gian viết đoạn văn 5-6 dòng. Tuy nhiên, các bạn phải tiết chế, không sa đà làm mất thời gian cho những câu khác. Chỉ viết theo đoạn, không viết thành bài văn.
 
Nếu được, các em có thể để dành thời gian làm tốt các phần còn lại sau đó hãy quay lại làm tiếp 2 câu này. Vì chúng chỉ chiếm 0.5 điểm trong toàn đề. Đây chính là cách làm văn THPT quốc gia được nhiều giáo viên khuyến khích thực hiện.

1.2. Cách làm văn nghị luận xã hội thi THPT quốc gia đạt 8 điểm

Đề bài nghị luận xã hội thường có 2 dạng rõ ràng. Đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Theo xu hướng ra đề hiện nay thì chúng thường có thể kết hợp cả hai. Tuy nhiên, dù là đề bài như thế nào thì các em cũng cần huy động kiến thức, sự hiểu biết về cuộc sống. Bởi phần này liên quan đến vốn sống thực tế đang diễn ra mà các em cần trang bị.
 
Theo đó, đề bài này có giới hạn số từ nên các thí sinh cần phải cân đối dung lượng chữ cũng như thời gian làm bài. Đặc biệt cần lưu ý khi làm văn nghị luận xã hội 200 chữ nhé. Không nên sa đà vào một hoặc quá nhiều dẫn chứng khiến bài dễ chênh lệch các phần. Tốt nhất bạn nên nắm chắc một số bước cơ bản sau đây để làm tốt phần thân bài.
 
1.2.1. Cách viết văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
 
– Nêu hiện tượng: Đối với phần này thí sinh thường dễ bị lan man, lấn sang phần khác. Vì thế, bạn cần: Đưa ra giải thích từ ngữ nếu cần thiết. Tiếp theo nêu định hướng hiện tượng đó đang diễn ra như thế nào, biểu hiện (bộ phận nào, phạm vi nào…).
 
– Phân tích mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng: Theo câu hỏi Lợi – hại như thế nào? Đúng – sai, vì sao?
 
– Phần bàn mở rộng: Nhìn nhận sự vật hiện tượng đa chiều, nhiều khía cạnh. Bàn thêm hiện tượng trái ngược theo một góc nhìn khác hiện tượng đang bàn.
 
– Nguyên nhân của hiện tượng: Phần này các bạn có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan để bài làm logic và thấu đáo.
 
– Ý kiến bản thân: Ý kiến bản thân sẽ gắn liền với phần giải pháp. Thí sinh sẽ căn cứ vào nguyên nhân để rút ra giải pháp. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến tính thiết thực của giải pháp để bài viết thuyết phục hơn. Đây chính là cách làm văn THPT quốc gia theo dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 
1.2.2. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí THPT quốc gia
 
– Giải thích: Bạn có thể giải thích khái niệm chính trong bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí theo nghĩa đen, nghĩa bóng, từ ngữ riêng… Tiếp theo nêu lên ý nghĩa chung của vấn đề. Trường hợp đề bài đưa ra một đoạn văn ngắn cần rút ra tư tưởng, đạo lý rồi mới bàn luận, chứ không bàn trực tiếp đến văn bản đó.
 
– Bàn luận: Bạn có thể đặt ra câu hỏi ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Chứng minh? (dẫn chứng chọn lọc, ngắn gọn, súc tích). Bàn luận mở rộng theo gợi ý sau: Nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh, góc độ để thấy được điểm thiếu sót, cần bổ sung của vấn đề. Sau đó đưa ra vấn đề ngược lại vấn đề đang bàn. Điển hình như đề bài đang nói về sự tự tin thì bạn hãy nói thêm về sự tự ti và tự cao..
 
– Rút ra bài học nhận thức và hành động: Không nói chung chung mà cần hành động thiết thực, gần gũi với vấn đề.

1.3. Cách làm văn THPT quốc gia đối với phần nghị luận văn học

Đầu tiên bạn cần chú ý mội kiểu bài văn nghị luận văn học sẽ khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tập trung làm rõ vấn đề nêu ở đề bài. Theo đó các bạn cần theo sát đề bài, sắp xếp ý triển khai để không lạc đề.
 
Ở phạm vi này, người viết chỉ tập trung lưu ý dạng đề mới là dạng đề so sánh văn học. Thông thường đối với đề dạng so sánh thí sinh sẽ thấy khó, bỏ qua. Bởi vì ít nhất các em đã làm được hơn 50% của bài. Tuy nhiên, nếu đã làm tốt hai phần trên các em hãy cố gắng làm bài không lãng phí thời gian còn lại. Một số gợi ý cho dạng bài này như sau:
 
1.3.1. Nêu từng văn bản và so sánh
 
Ý 1: Tìm hiểu văn bản thứ 1
Ý 2: Tìm hiểu văn bản thứ 2
Hai ý này hãy làm tách biệt như cách làm thông thường của một văn bản.
Ý 3: Bắt đầu tiến hành so sánh 2 văn bản
Điểm tương đồng: Đây là điểm xuất phát để người ra đề chọn hai văn bản để so sánh. Chúng sẽ không khó tìm và có sẵn trên đề bài. Còn nếu không có thì học sinh có thể dựa trên gợi ý: hoàn cảnh sáng tác, thời gian sáng tác, đề tài, chủ đề, thế hệ nhà văn, cách thể hiện… để lý giải sự tương đồng.
 
Điểm khác biệt: Bạn phải dựa trên điểm tương đồng để tìm ra nét khác biệt. Ví dụ như khác nhau về con người, văn hóa, tư tưởng, cách thức thể hiện…
 
1.3.2. Lý giải sự khác biệt
 
Sau đó lý giải sự khác biệt ấy trên cơ sở khoa học, hoàn cảnh sáng tác, phong cách nhà văn, cách xử lý đề tài… Đây là ý quan trọng để người chấm thấy được tư duy nhạy bén của các bạn. Cách làm văn THPT Quốc gia này đã được nhiều giáo viên giỏi nghiên cứu và đưa ra hướng dẫn.
 
Bên cạnh đó, đây cũng là cách làm văn được 8 điểm nếu bạn đúng theo hướng dẫn 3 phần ở phía trên đây. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: