Kinh nghiệm khoanh bừa trắc nghiệm – hướng dẫn cầu may tỉ lệ cao

 
Kinh nghiệm khoanh bừa trắc nghiệm
Kinh nghiệm khoanh bừa trắc nghiệm

1. Đối với thí sinh không làm được bất kỳ câu nào trong bài (khoanh chống liệt)

Đây là mẹo khoanh trắc nghiệm dành cho những em chỉ muốn chống điểm liệt để đậu tốt nghiệp THPT (từ 1,25 điểm trở lên). Với phương pháp sau đây, xác suất để các em đạt trên 2 là khá cao. Lưu ý: Phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu cho trường hợp thí sinh muốn đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm.
 

Bước 1. Nhóm các các câu hỏi vào thành một nhóm:

Giả sử một đề thi trắc nghiệm có 40 câu, các em hãy nhóm 5 câu thành một nhóm: câu 1 đến 5, 6 đến 10, 11 đến 15, 16 đến 20, 21 đến 25, 26 đến 30, 31 đến 35 và 36 đến 40 (nếu đề thi 50 câu thì chia thành 10 nhóm).
 

Bước 2. Khoanh trắc nghiệm:

Ở bước này, các em hãy tiến hành khoanh cùng một đáp án cho các câu hỏi trong một nhóm theo tuần tự từ A, B, C, D. Ví dụ:
 
+ Nhóm 1 (từ câu 1 đến câu 5) chọn toàn bộ phương án A;
 
+ Nhóm 2 (từ câu 6 đến câu 10) chọn toàn bộ phương án B;
 
+ Nhóm 3 (từ câu 11 đến câu 15) chọn toàn bộ phương án C;
 
+ Nhóm 4 (từ câu 16 đến câu 20) chọn toàn bộ phương án D;
 
+ Nhóm 5 (từ câu 21 đến câu 25) tiếp tục quay vòng, chọn toàn bộ phương án A;
 
+ Nhóm 6 (từ câu 26 đến câu 30) chọn toàn bộ phương án B;
 
+ Nhóm 7 (từ câu 31 đến câu 35) chọn toàn bộ phương án C;
 
+ Nhóm 8 (từ câu 36 đến câu 40) chọn toàn bộ phương án D.
 
Với phương pháp này các em sẽ có cơ hội đạt mức điểm chống liệt khi xét tốt nghiệp THPT. Các em có thể đối chiếu với đáp án của một đề thi bất kỳ để kiểm chứng. Phương pháp này có thể áp dụng với bất kỳ môn nào thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, các em chỉ dành phương pháp này để áp dụng cho một môn nào đó các em quá kém, chỉ cần đạt điểm chống liệt đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT và chỉ dồn sức cho các môn còn lại trong xét tuyển đại học.

2. Đối với thí sinh đã làm được bài và còn sót lại vài câu bế tắc

Phương pháp này là mẹo để các em thí sinh có thể làm bài một cách tốt nhất, tối ưu hóa điểm số với năng lực làm bài thực chất của mình.
 
Làm các câu dễ trước: Câu dễ là dạng câu chỉ cần đọc câu hỏi là có thể biết đáp án hoặc áp dụng một hai công thức sẽ ra kết quả. Khi nhận được đề, các em hãy đọc lướt qua đề thi để có thể nhận định được câu hỏi dễ và câu hỏi khó trong bài thi. Nếu thấy câu nào dễ các em cần tính toán thật chắc chắn và chọn đáp án ngay.
 
Làm các câu hỏi trung bình: Câu hỏi trung bình là dạng câu hỏi các em biết được cách làm sau khi đọc xong câu hỏi, tuy nhiên cần mất một khoảng thời gian nhất định để có thể đưa ra được đáp án do phải vận dụng nhiều công thức và tính toán. Trong khi làm bài, các em hãy đánh dấu câu nào không làm ra để sau có thể quay lại giải tiếp. Lưu ý: Không nên dừng lại giải một câu quá lâu để tránh mất thời gian (mỗi câu chỉ nên giải trong khoảng 2 phút).
 
Giải các câu hỏi khó: Câu hỏi khó là dạng câu hỏi khi đọc qua các em không hiểu gì và cũng không biết cách để giải nó. Với dạng câu hỏi này, điều các em cần làm là đọc thật kỹ câu hỏi và làm thật cẩn thận từng câu (không quên chú ý thời gian làm bài), với câu hỏi này nếu trong khoảng 4 đến 5 phút không giải ra, các em hãy chuyển qua câu hỏi khác và đóng khung câu đó vào đề để đánh dấu.
 
Quay lại giải các câu hỏi đã bỏ qua nếu còn thời gian: Trong quá trình làm bài, có thể sẽ có một vài câu các em chưa tìm ra được cách giải nhưng khi đọc lại lần nữa lại có thể nhớ ra cách giải. Các em có thể quay lại tìm cách giải các câu này trong trường hợp còn thời gian làm bài, nếu vẫn chưa giải ra các em có thể dùng phép suy luận và khả năng loại trừ để tìm ra đáp án.
 
Chọn tất cả một đáp án với những câu đã bó tay: Các em hãy thống kê trong số các câu mình đã làm được, trong 4 đáp án A, B, C, D, đáp án nào ít xuất hiện nhất thì chọn đáp án đó cho toàn bộ cho những câu còn lại. Ví dụ: Trong tờ đáp án của các em, có 14 lần đáp án A, 7 lần đáp án B, 5 lần đáp án C, 8 lần đáp án D. Như vậy, tổng số đáp án C là ít nhất, nên 6 câu còn lại chưa làm được các em hãy chọn đáp án C.

Kinh nghiệm khoanh bừa trắc nghiệm

Đã cũ vì bài viết này em viết từ 2 năm trước cho mấy đứa cùng lớp ôn thi đại học, chứ ở đây chắc chưa ai được đọc. Các bác đừng trách em dài dòng quá nhé, hồi đấy chém gió một hồi dài rồi mới chịu vào đề để câu khách ấy mà

P/s: Em thi đại học được 24,5 nhé, ấn tượng nhất là khi em thi thêm khối B với đề sinh khoanh bừa 60% được 8 điểm (trong khi thi học kỳ tự luận được có 6,5)

Vào 1 ngày đẹp trời 7 tháng 7 năm 2007, những tháng ngày “thất” bát đối với các sĩ tử lớp 12, trắc nghiệm bắt đầu lên ngôi với 4/8 môn thi đại học-Lý, hóa, sinh, anh.

Và đau đầu nhất vẫn là những sĩ tử ban A, trắc nghiệm 2/3 môn quả là cực hình đối với rất nhiều người. Với ưu điểm là có thể kiểm tra kiến thức và hiểu biết rộng, ngăn ngừa nạn học tủ, học lệch, học đối phó, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi, đồng thời tăng sự khách quan khi chấm thi, trắc nghiệm là phong trào đang lên và phát triển thực sự rất mạnh mẽ.

Đối với những người học giỏi thì ko nói làm gì…

Đối với những người học lực trung bình… Có lẽ đạt điểm cao nhờ rất nhiều vào “số phận”. Vì với những bài tập khó, dài, ko có khả năng tính, thì sự lựa chọn duy nhất có lẽ là…oánh bừa.

Nếu một bài kiểm tra trắc nghiệm khó quá, thì mọi người sẽ nói rằng: “Toàn khoanh bừa cả thôi!” Ở đây, không phải họ nhắm mắt chọn đại, mà cũng tư duy chút ít. Chẳng hạn như, nếu không tính được câu hỏi đó, cứ bấm máy tính, ráp số vào những công thức nhớ mang máng, nếu ra được đáp án giống trong đề ra, thì hí hửng chọn ngay! Thỉnh thoảng nếu câu trắc nghiệm đó đã làm rồi, thì nhắm mắt đánh đại đáp án mình đã nhớ.

Một số bạn kể: “Những câu mình chọn đại lại trúng phóc, trong khi những câu mình nghĩ rằng mình làm đúng lại sai”.

Vì thế, cũng không lấy làm lạ khi có nhiều bạn toàn “đánh bừa” mà điểm vẫn cao. Tuy nhiên, kiểu này không lâu bền, vì nếu không học bài thì “bừa” mãi cũng “toạch”.

Tất nhiên chẳng có một giải pháp nào có thể thay thế được việc học tập kỹ lưỡng và chăm chỉ của các bạn, nhưng vì có một thời gian dài luyện đề và tìm hiểu, mình “bắt bài” được một số chiêu trò ra đề của các “lão tướng” ra đề thi đại học và nhận thấy các đáp án thường theo một vài quy luật nhất định (do tâm lý người ra đề + tuyệt chiêu thích gài bẫy). Từ đó, mình cho ra đời một bộ bí kíp nhỏ có thể giúp các bạn có được xác suất thành công cao hơn trong việc khoanh bừa trắc nghiệm của mình.

Quy luật khoanh bừa trắc nghiệm

Tất cả các câu hỏi và các đáp án lấy ví dụ được lấy từ đề thi Hóa khối A năm 2009, nếu ai không tin có thể lên google kiểm tra cả đề thi lẫn đáp án.

* Đối với câu hỏi bài tập

1)Trong 1 câu thường có 3 đáp án gần giống nhau

1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại.

Ví dụ : A. Chu kỳ 4, nhóm IIA

B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB

C. Chu kỳ 3, nhóm VIB

D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai.

Cơ sở: để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện, xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án không được “ngụy trang” chắc chắn là đáp án sai.

2) Đáp án loại được lập tức sẽ thường có 1 phần đúng

Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là “chu kỳ 3”, vậy thì phần “nhóm VIB” của nó sẽ là phần đúng. Vì thế có thể khoanh ngay đáp án B. vì nó có phần cuối khá giống, với chữ …B.

1 ví dụ khác

A. 4,9 và glixerol

B. 4,9 và propan-1,3-điol

C. 9,8 và propan-1,2-điol

D. 4,9 và propan-1,2-điol

Loại ngay đáp án C vì có phần “9,8” có vẻ “khang khác”, đi cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy dữ kiện đúng là propan-1,2-điol

Từ đây suy ra D là đáp án đúng.

 

3) Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng

Đây là quy luật RẤT QUAN TRỌNG, các bạn chú ý…

Ví dụ

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2

B. Zn(NO3)2 và AgNO3

C. Fe(NO3)2 và AgNO3

D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.

Áp dụng cùng với bí kíp số 2, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng (vì sao thì dễ hiểu rồi đúng ko?)

Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng k sao, vẫn tốt hơn là 1:3 đấy nhỉ.

Ví dụ khác:

A. Al, Fe, Cr

B. Mg, Zn, Cu

C. Ba, Ag, Au

D. Fe, Cu, Ag

Gặp câu này mà không tính được thì đếm số lần xuất hiện của các dữ kiện ra nhé, ở đây có thể thấy: Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần.

Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.

4) 2 đáp án nào gần giống (na ná) nhau, 1 trong 2 thường đúng

A. m = 2a – V/22,4

B. m = 2a – V/11,2

C. m = 2a – V/5,6

D. m = 2a + V/5,6

 

C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau

Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu –

Vậy >> Chọn C

5) Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.

Vd : A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30

Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.

6) Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng

VD: A. 40% B.60% C. 27,27% D.50%

Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.

7) Với những câu hỏi dạng tính pH, hãy chọn những đáp án mang 1 trong các giá trị sau:

1, 2, 12, 13

8) Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để loại trừ, hãy chọn các đáp án “không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất” (vì mình thấy tỉ lệ trúng các đáp án này thường cao hơn.

* Các câu hỏi lý thuyết:

– Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng

– Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng

– Đáp án có những từ “luôn luôn”, “duy nhất”, “hoàn toàn không”, “chỉ có…”, “chắc chắn” thường sai.

– Đáp án mang các cụm từ “có thể”, “tùy trường hợp”, “hoặc”, “có lẽ”, “đôi khi” thường đúng

– Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng.

Bí kíp này có hiệu quả khá cao với môn hóa và môn sinh, môn lý thì bình thường và môn anh thì chịu (mình mù tịt Anh văn ). Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới.

Xin nhớ rằng chỉ có kiến thức mới là phương pháp tốt nhất cho chính bạn.
Chúc bạn thành công không phải nhờ sự may mắn mà là nhờ khả năng thực của mình.

Cách khoanh bừa trắc nghiệm môn tiếng Anh

-Điều đầu tiên, tiếng anh không như toán, lý, hóa, nếu các bạn nhìn vào mà không làm được thì NGAY LẬP TỨC bỏ qua, để đấy đánh hên xui sau, bởi vì một khi bạn đã không biết câu tiếng anh đó thì bạn có ngồi cả ngày cũng không làm ra được. Càng ngồi đọc chỉ càng lãng phí thời gian mà thôi.

-Thứ hai, trong đề thi ĐH, một câu bạn mù tịt hoàn toàn, đán án gồm có:

A. happy

B. sad

C. fun

D. razzmatazz << thiên về đáp án này

Một câu khó làm bạn bối rối vì không hiểu nghĩa được, khả năng đáp án sẽ là từ mà bạn ít gặp nhất, bởi vì đã là đề ĐH thì không bao giờ nó cho đáp án là một từ quen thuộc cả. Kết luận, trong một câu bạn hoàn toàn mù tịt về ngữ nghĩa, hãy thiên về đáp án bạn cảm thấy lạ nhất/ít gặp nhất !

-Thứ ba, đề ĐH có phần khó, phần dễ, khi bạn làm bài, nếu ngay phần đầu tiên đã cảm thấy khó quá, không làm nổi, đừng nản, hãy chuyển sang phần khác để làm. Nhiều thí sinh lo lắng, hoảng sợ, đổ mồ hôi ướt áo chỉ vì mới cầm đề lên đã thấy không làm được, từ đó làm mất tập trung, mất bình tĩnh, hoảng loạn dẫn đến việc làm bài không được. Họ đâu biết rằng chỉ đơn giản là vì đề của họ phần khó nằm ở phía trước, một đống câu dễ nằm cho phía sau. Lời khuyên: đọc sơ qua toàn bộ đề, cảm thấy phần nào dễ thì làm, đừng hoảng sợ khi không làm được bài.

-Thứ tư, khi phát đề, giám thị sẽ cho ta 5-10p gì đấy để kiểm tra đề có thiếu sót, sứt mẻ gì không, có bị mờ không. Hãy tranh thủ thời gian này, cực kì quí báu đấy, hãy lướt đề nhanh nhất có thể, kiểm tra xem đề có mờ hay bị gì không rồi lao vào làm luôn => bạn sẽ có thêm gần 10p để làm bài.

Thêm 1 ít:

-Thứ 5: Khi làm các bài đọc, chú ý đọc kĩ câu hỏi trước, sau đó mới bắt đầu đọc passage. Việc đọc câu hỏi trước sẽ giúp bạn xác định được nội dung cơ bản của passage, các bạn sẽ biết được mình cần xác định sẵn những nội dung cần quan tâm. Điều này giúp bạn nắm bắt được passage một cách tốt nhất, tránh gặp phải tình trạng: ” à cái này mình có thấy trong passage, phải lên tìm lại cái đã ” << cực kì phí thời gian.

-Thứ 6: Học thật kĩ các dạng câu viết lại, đề ĐH mình thấy dễ ăn điểm nhất ở loại này, mình thấy cứ như là cho không điểm luôn ấy. Dạng câu này như sau :

“Don’t forget to tidy up the final draft before submission,” the team leader told us.

A. The team leader asked us to tidy up the final draft before submission.

B. The team leader reminded us to tidy up the final draft before submission.

C. The team leader ordered us to tidy up the final draft before submission.

D. The team leader simply wanted us to tidy up the final draft before submission.

– Thứ 7: Ở các dạng câu tìm lỗi, hãy chú ý một số dạng ” đánh lừa ” thí sinh sau:

1. Chú ý tới các đáp án mang tính chất từ loại : danh từ, động từ, tính từ, trạng từ các kiểu.

Ví dụ:

A professor of economy and history at our university developed a new theory of the

A B

relationship between historical events and financial crises.
C D

2. Chú ý tới các đáp án nằm sau từ and, vì 2 vế phải có cấu trúc song song nhau, “noun” and “noun” , “clause” and “clause”. Đôi khi các nó viết tuy đúng chính tả, ngữ pháp toàn bộ nhưng sai vì chữ “and” nhưng mà nhiều bạn không nhận ra, có vẻ vì hoảng loạn

Ví dụ:

The first important requirements for you to become a mountain climber are your strong

A B C

passion and you have good health.
D

-Thứ 8: Các câu làm không được nên đánh dấu X ở đề, để lúc cuối giờ dễ dàng tìm ra những câu để trống để mà đánh vào, tuyệt đối không bao giờ bỏ trống một câu nào. Bởi vì cho dù không cần đọc mà đánh đại thì vẫn nắm đc 25% cơ hội ăn điểm

-Thứ 9: Trong trường hợp bạn phân vân ko biết chọn đáp án nào, bạn hãy chọn đáp án mà bạn thấy đúng đầu tiên. Ví dụ có 4 đáp án A B C D, ngay lần đầu tiên các bạn đọc vào thì thấy là A đúng, sau đó các bạn đọc lại thì lại tòi ra B cũng có vẻ đúng…Nếu phân vân không biết chọn câu nào thì hãy chọn đáp án đầu tiên mà bạn chọn, đó là A. Không chỉ mình mà rất nhiều người khác đều hối hận khi chọn xong rồi “sửa” lại.

Cách khoanh bừa trắc nghiệm Tiếng Anh chống liệt

 
Đối với môn thi trắc nghiệm Tiếng Anh, có nhiều đáp án lựa chọn đánh lừa, gây nhiễu nên đôi khi khiến các em cảm thấy rất bối rối, băn khoăn. Hôm nay ad sẽ chia sẻ với các em một số mẹo khoanh trắc nghiệm tiếng Anh để các em dễ dàng đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.
➡️
Đọc lướt nhanh qua đề thi : Ngay sau khi vừa được phát đề thi, ngoài việc kiểm tra xem đề thi có vấn đề gì hay không, các em nên tranh thủ đọc qua một lượt để nắm qua các phần kiến thức sắp phải làm. Sau đó tô các đáp án mà em cho là chắc chắn, câu nào chưa làm được thì nên đánh dấu để quay lại làm sau. Không nên quá tập trung vào một câu quá khó để tránh làm mất thời gian dẫn đến việc bỏ phí câu dễ ăn điểm.
➡️
Khoanh đáp án lạ nhất : Nếu trong bài thi các em gặp phải câu hỏi nào đó không làm được, vậy các em có thể lựa chọn đáp án nhìn lạ nhất, chưa từng gặp bao giờ, đó cũng có thể đáp án đúng đấy.
➡️Sử dụng phương pháp loại trừ : Bài thi trắc nghiệm thường có nhiều đáp án khác nhau khiến các em phân vân, lầm tưởng. Chính vì vậy, khi làm bài kiểu này em có thể sử dụng phương pháp loại trừ đáp án sai hoàn toàn đầu tiên sau đó tập trung loại bỏ tiếp các đáp án còn lại để tìm ra đáp án đúng nhất.
💥CÁCH KHOANH TRẮC NGHIỆM TIẾNG ANH VỚI CÁC DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ💥
1️⃣
Dạng Bài Điền Từ Vào Chỗ Trống
– Đọc lướt qua câu hỏi đó để tìm nội dung chính và tiếp nhận thông tin
– Xác định chỗ trống cần điền thuộc từ loại gì, cấu trúc ngữ pháp gì hoặc nội dung gì bằng cách nhìn phía trước, phía sau chỗ trống để tìm từ gợi ý
– Phân tích các câu đáp án xem có đáp án nào phù hợp hay không.
2️⃣ Dạng Bài Tìm Lỗi Sai Trong Câu
👉 Trước hết các em cần xác định các loại lỗi thường gặp trong các bài tập tìm lỗi sai ở các bài thi tiếng Anh:
– Lỗi từ loại, nghĩa của từ
– Lỗi chia sai thời của động từ
– Lỗi về các thành ngữ
– Lỗi về các dạng câu và mệnh đề câu.
👉 Mẹo làm bài trắc nghiệm tìm lỗi sai trong câu:
– Đọc qua từng câu hỏi, xác định nghĩa của câu, thời của động từ,..
– Hình thành câu đúng dựa trên sự phân tích
– So đáp án của mình vừa làm với các từ hoặc cụm từ đã được gạch chân trong bài để xác định và sửa lỗi cho đúng.
3️⃣ Dạng Bài Đọc Hiểu
– Đọc lướt nhanh bài đọc để hiểu chủ đề của bài, dạng ngữ pháp
– Đọc kĩ từng câu hỏi và lọc ra những chi tiết có trong bài liên quan đến câu hỏi, tìm đoạn chứa thông tin đó, gạch chân các ý chính đó.
– So với các đáp án và lựa chọn cho chính xác đáp án
– Kiểm tra lại một lần nữa câu hỏi và đáp án.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: