Tài liệu ôn thi kiếm toán nhà nước 2020 – Ôn tập kiểm toán nghiệp vụ

Tài liệu ôn thi kiếm toán nhà nước 2020 – Ôn tập kiểm toán nghiệp vụ.

Tài liệu ôn thi kiếm toán nhà nước 2020 - Ôn tập kiểm toán nghiệp vụ
Tài liệu ôn thi kiếm toán nhà nước 2020 – Ôn tập kiểm toán nghiệp vụ

Tóm tắt

Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tài chính trong mối quan hệ với nghiệp vụ tài chính?

Trả lời

Nghiệp vụ tài chính hay hiệu năng, hiệu quả quản lý là một lĩnh vực có phạm vi rất rộng, trong đó kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ là những nhân tố quan trọng để đánh giá tính hiệu quả, hiệu năng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán.

Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các đơn vị do kiểm toán viên có trình độ, nghiệp vụ tương xứng thực hiện dựa theo hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.

Kiểm toán nghiệp vụ cũng là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các nghiệp vụ cụ thể trong các bộ phận để từ đó hướng tới đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng.

Kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ đều là các hình thức kiểm toán được phân loại theo đối tượng kiểm toán cụ thể nên giữa hai hình thức kiểm toán này có những điểm chung và điểm khác biệt.

Giống nhau:

  • Về chức năng: Cả 2 hình thức kiểm toán này đều có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến. Chức năng xác minh nhằm khẳng định tính trung thực của các tài liệu, thông tin thu thập được và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay tạo lập các bảng khai tài chính. Biểu hiện của chức năng xác minh là báo cáo kiểm toán.

Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện thông qua các phán quyết và những sự tự vấn đối với các doanh nghiệp. Biểu hiện của chức năng này là thư quản lý.

  • Về đối tượng kiểm toán: cả kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ đều có chung đối tượng kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính cũng như hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ cụ thể.
  • Về phương pháp kiểm toán: cả 2 hình thức kiểm toán này đều sử dụng 2 phương pháp kiểm toán đó là kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.

Kiểm toán chứng từ bao gồm: kiểm kê, điều tra và trắc nghiệm

  • Về chủ thể kiểm toán: đều là kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ với đội ngũ kiểm toán viên có trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức phù hợp.

Khác nhau:

 

Kiểm toán tài chính

Kiểm toán nghiệp vụ

 

 

Mục đích kiểm toán

Thu thập bằng chứng để giúp đưa ra những kết luận kiểm toán phục vụ cho hoạt động công khai hoá tài chính.

Góp phần bảo vệ tài sản, bảo đảm độ tin cậy của thông tin, tuân thủ pháp lý, hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý.

 

 

Đối tượng trực tiếp

Các bảng khai tài chính

Tài sản và các nghiệp vụ cụ thể

 

 

Cơ sở pháp lý để tiến hành kiểm toán

Hệ thống chuẩn mực kế toán thống nhất

Hiện tại chưa có hệ thống chuẩn mực chung thống nhất, mà chỉ có các tiêu chuẩn, định mức, các quy định cụ thể.

 

 

Phương pháp cụ thể

Thường sử dụng phương pháp kiểm tra cân đối. Phương pháp áp dụng theo hướng tổng hợp hoặc chi tiết các phương pháp kiểm toán cơ bản.

Sử dụng phương pháp đối chiếu trực tiếp số liệu, thông tin. Sử dụng hoặc chi tiết các phương pháp kiểm toán cơ bản.

 

 

 

Khách thể kiểm toán

Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có bảng khai cần xác minh, cá nhân có tài khoản.

Bộ phận hoặc loại hoạt động trong khách thể kiểm toán.

 

Trình tự chung trong quan hệ với kế toán

Ngược với trình tự kế toán, kiểm toán từ các bảng khai trước tiên, sau đó mới kiểm tra đến các chứng từ và nghiệp vụ cụ thể.

Theo trình tự kế toán. Bắt đầu các chứng từ, nghiệp vụ cụ thể rồi sau đó mới đến các báo cáo.

 

Trình tự theo các bước cơ bản

Gắn với kiểm soát nội bộ và tính tổng quát, tình thời điểm của bảng khai tài chính

Tuỳ theo đối tượng kiểm toán cụ thể: tài sản, nghiệp vụ, hiệu quả của hoạt động.

Tài liệu đầy đủ xem tại đây : 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: