Phương pháp giải bài tập thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ✅bài tập tính thuế thu nhập cá nhân- ôn thi công chức thuế 2016, 2017 được chia sẻ trên page của bạn Cafe ĐẮng. Nhìn chung, bài tập thuế TNCN là thường rất ngắn, dữ liệu ít nhưng thường có nhiều lắt léo, đặc biệt là trong việc xác định thu nhập chịu thuế. Do có nhiều cách tính khác nhau cho từng loại thu nhập nên phải lưu ý thu nhập trước hay sau khi khấu trừ thuế, điều kiện để thu nhập đó miễn thuế…
Những lưu ý chung:
Một yêu cầu lớn của bài tập thuế TNCN là người làm phải nhớ các loại thuế suất, kể cả biểu thuế lũy tiến từng phần, tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc …
Vì vậy, khi vào phòng thi, trong thời gian đợi phát đề, mọi người nên tập trung ghi lại các mức thuế suất, tỷ lệ quy đổi … để khi làm bài không bị nhầm lẫn, nhất là vào lúc cuối buổi thi.
Điều đầu tiên khi bắt đầu làm một bài thuế TNCN, do đăc thù của thuế TNCN là theo đối tượng nên ta phải xác định đối tượng cá nhân đó là cư trú hay không cư trú, từ đó xác định phương pháp tính thuế TNCN :
– Đối với cá nhân cư trú : theo biểu lũy tiến từng phần (Từ 1/1/2015 chỉ có TN từ tiền lương, tiền công )
– Đối với cá nhân không cư trú : theo biểu thuế suất cố định.
+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công : thuế suất 20%.
+ Thu nhập từ kinh doanh : theo mức thương mại 1%, dịch vụ 5% và khác 2%.
+ Thu nhập từ bản quyền, thừa kế, quà tặng gần giống với cách tính của cá nhân cư trú (chỉ áp dụng về tỷ lệ đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 20% còn các tỷ lệ khác như nhau).
*) Điều kiện xác định cá nhân cư trú : thỏa mãn 1 trong các điều kiện
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên : trong 12 tháng liên tục hoặc trong năm dương lịch.
Tình huống này gần như bài tập nào cũng có, đó là việc tính thời gian trong năm. Kỹ năng này không khó, nhưng cũng có nhiều người nhầm : ngày đến và ngày đi tính là một ngày (tính từ ngày đến thì thôi ngày đi và ngược lại …), để ý số ngày trong các tháng và ngày của tháng 2 năm nhuận (tháng 1 có 31 ngày, tháng 2 năm không nhuận có 28 ngày …). Nếu bài tập tính thuế TNCN cho người nước ngoài thì gần như chắc chắn sẽ phải tính trong 12 tháng liên tục và phải loại đi phần tính trùng thuế cho năm sau.
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam : tạm trú, thường trú, hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên. Như vậy, trong thực tế sẽ có người nước ngoài thuê nhà 6 tháng ở Việt Nam, nhưng thực tế có mặt ở Việt Nam ít hơn 183 ngày sẽ vẫn là đối tượng cư trú nếu họ không chứng minh được họ là đối tượng cư trú ở một nước nào khác trong năm đó.
*) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập lại được chia thành 2 loại là thu nhập thường xuyên và thu nhập kê khai theo lần phát sinh :
A.Thu nhập kê khai theo lần phát sinh (7 khoản):
1. Thu nhập từ đầu tư vốn.
• Lưu ý thứ nhất trong nội dung này bao gồm cả tiền lãi từ việc cho cá nhân, tổ chức vay tiền (nhưng không bao gồm lãi tiền gửi trong các tổ chức tín dụng).
• Lưu ý thứ hai trong nội dung này là nếu nhận được cổ phiếu trả thay cho lợi tức thì không tính thuế TNCN cho số cổ tức đó mà đợi đến khi bán cổ tức đó. Như vậy, khi bán cổ phiếu đó, ta phải tính 2 loại thuế TNCN là thu nhập cho đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. (Ví dụ : cuối năm 2013, ông A nhận được chia từ đầu tư vốn vào cơ sở X là 2.000 bằng cổ phiếu mệnh giá là 1. Đến tháng 6 năm 2014, ông A bán số cổ phiếu đó với giá là 0.8.
Như vậy, cuối năm 2013 ông A không bị tính thuế TNCN cho 2.000 cổ phiếu đó và đến tháng 6 năm 2014, ông A mới bị tính thuế TNCN cho đầu tư vốn với mức giá cổ phiếu = 0.8 đồng thời phải tính cả thuế chuyển nhượng chứng khoán cho số CP đó.
• Thuế suất tính là 5% trên tổng thu nhập.
2. Thu nhập chuyển nhượng vốn :
TNCT= giá mua- giá chuyển nhượng và các khoản CP hợp lý
TNTT= TNCT * Thuế suất 20%( phần này cá nhân ko cư trú là 0.1% trên gtri chuyển nhượng từng lần)
• Đối với chuyển nhượng CK, thuế suất là 0.1% trên giá trị chuyển nhượng từng lần.
3. Thu nhập chuyển nhượng BĐS :
• Có hai tình huống chuyển nhượng BĐS được miễn thuế là :
+ Chuyển nhượng BĐS trong nội bộ gia đình (vợ chồng, anh em, bố mẹ, ông bà …).
+ Chuyển nhượng BĐS duy nhất. Lưu ý BĐS duy nhất phải chuyển nhượng một lần toàn bộ (không được chia đất để bán), có quyền sở hữu trên 6 tháng.
• Chỉ có 1 mức thuế suất áp dụng khi chuyển nhượng :
+ Thuế suất là 2% trên giá chuyển nhượng.
Nếu đầu bài cho giá chuyển nhượng thấp hơn giá tính thuế trước bạ thì tính trên giá tính thuế trước bạ.
4,5.Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền TM :
• Có mức giảm trừ 10 triệu đồng.
• Thuế suất là 5%.
6,7.Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế :
• Có mức giảm trừ 10 triệu đồng.
• Thuế suất là 10%.
B.Thu nhập thường xuyên :
1.Xác định thu nhập chịu thuế : tức là thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công.
– Trong phần này, ngoài các khái niệm về thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, lưu ý còn các khoản thu nhập khác cũng tính vào như : tiền hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài…. Các khoản thu nhập này thường là thu nhập sau khi đã khấu trừ tại đơn vị chi trả thu nhập nên khi tính vào thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra thu nhập trước thuế.
– Có 11 khoản phụ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế phải nhớ, trong đó đặc biệt lưu ý đến phụ cấp chuyển vùng 1 lần cho cả người Việt Nam và người nước ngoài.
– Khoản tiền nhà trả thay được khống chế tính vào thu nhập chịu thuế là 15%, tức là chỉ tính vào TNCT tiền nhà bằng 15% tổng thu nhập chưa bao gồm tiền nhà,điện, nước.
Điều này ngược với khoản tiền ăn ca được lĩnh bằng tiền, nếu vượt quá quy định 730.000đ/tháng từ 1/1/2016) thì mức vượt quá tính vào TNCT. Tuy nhiên, lưu ý, nếu doanh nghiệp tổ chức nấu ăn thì không tính vào TNCT, bất kể số đó là bao nhiêu.
– Trong 9 khoản thu nhập không tính vào TNCT (điểm g, khoản 2 điều 2 TT Hợp nhất số 05), lưu ý một số nội dung hay ra đề là :
+ Tiền ăn ca.
+ Tiền vé máy bay khứ hồi một năm một lần cho cả người Việt Nam và người nước ngoài.
+ Tiền học phí cho con người lao động từ mầm non đến bậc PTTH :
• Con người Việt Nam phải học ở nước ngoài, con người nước ngoài phải học ở Việt Nam.
• Độ tuổi này khác với độ tuổi khống chế giảm trừ gia cảnh : trong giảm trừ gia cảnh là đến bậc Đại học.
– Ngoài ra, còn một khoản thu nhập không tính vào TNCT nhưng không quy định ở đây, hay bị bỏ sót là tiền đào tạo, nâng cao tay nghề phù hợp chuyên môn (điểm đ.6)
* Bổ sung thêm :
Từ ngày 01/9/2014, tiền cho thuê nhà từ 8,4 triệu một tháng, hoặc từ 100 triệu một năm trở xuống.
Các khoản nêu trên là các khoản KHÔNG TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ, nhiều người khi làm bài hay nhầm lẫn sang thu nhập miễn thuế.
– Trong 16 khoản thu nhập miễn thuế, lưu ý các khoản thu nhập hay hỏi :
+ Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS trong nội bộ gia đình (kể cả nhà hình thành trong tương lai).
+ Thu nhập chuyển nhượng BĐS duy nhất (không bao gồm nhà hình thành trong tương lai).
+ Thu nhập từ thừa kế BĐS trong nộp bộ gia đình (kể cả nhà hình thành trong tương lai).
+ Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng (nếu lãi cho vay không phải tổ chức tín dụng là TNCT).
+ Phần tiền lương làm thêm giờ cao hơn so với mức ban ngày.\
2.Xác định thu nhập tính thuế
– TNTT = (TNCT – Các khoản giảm trừ )
Nếu cho thu nhập sau thuế, phải dùng công thức quy đổi :
Thu nhập làm
căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay – Các khoản
giảm trừ
3.Xác định các khoản giảm trừ : có hai khoản giảm trừ là giảm trừ cho bản thân và giảm trừ cho người phụ thuộc.
– Giảm trừ cho bản thân :
+ Từ 1/7/2013 trở về trước là 4 triệu đồng/tháng. Sau đó là 9 triệu đồng/tháng.
+ Thời gian giảm trừ được tính tròn tháng, cụ thể như sau :
• Đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài :
i) Tính từ tháng 1 đến tháng về nước nếu trong năm đầu tiên sang và về luôn (đủ 183 ngày).
ii) Tính từ tháng bắt đầu sang Việt Nam, không kể ngày nào, nếu tính theo 12 tháng liên tục.
iii) Tính cả 12 tháng nếu năm đầu tiên là cá nhân cư trú và tiếp tục ở lại làm việc tiếp năm sau.
• Đối với cá nhân cư trú là người Việt Nam : được tính cả 12 tháng nếu chưa trừ ở nơi nào khác. Ví dụ : bạn A sinh viên mới ra trường 2014, đi làm từ tháng 10, thu nhập năm 2014 được tính giảm trừ là 9 triệu x 12 tháng.
– Giảm trừ cho người phụ thuộc :
+ Từ 1/7/2013 trở về trước là 1,6 triệu đồng/người/tháng. Sau đó là 3,6 triệu đồng/người/tháng.
• Con : đến 18 tuổi hoặc hết đại học (kể cả học ở nước ngoài), thu nhập dưới 1 triệu đồng.
• Các đối tượng khác : trong độ tuổi lao động thì phải không có khả năng lao động và thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng. Ngoài độ tuổi lao động thì phải thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng.
4.Xác định khoản đóng góp bắt buộc :
– Các khoản bảo hiểm bắt buộc : yêu cầu nhớ tỷ lệ bảo hiểm (Hiện tại là 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% bảo hiểm thất nghiệp).
– Quỹ hưu trí tự nguyện là 1 triệu/tháng.
*Lưu ý: BH nhân thọ không tính vào TNCT nếu có trong HĐ lao đông, thỏa ước LĐ…., nếu có phí tích lũy thì khi đáo hạn hợp đồng, công ty BH sẽ khấu trừ 10% tại nguồn tương ứng từng lần trả phí BH tích lũy.
– Người nước ngoài nếu có tham gia các khoản bảo hiểm tương tự ở nước ngoài cũng được trừ.
5.Giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học:
– Chỉ trong thuế TNCN mới có khái niệm : “Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.” – rất nhiều người nhầm khái niệm này khi làm bài tập phần thuế TNDN.
– Các khoản chi từ thiện, nhân đạo, khuyến học cho các tổ chức được thành lập theo quy định của nhà nước.
6.Xác định thuế TNCN phải nộp = TNTT x Biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Mọi người nên học thuộc cách tính ở PL01, theo cách 2 cho nhanh khi xác định mức thuế phải nộp.
– Khi thu nhập ở nước ngoài đã nộp thuế, cần xác định số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
Ví dụ : Ông A có thu nhập trong năm là 335 trong đó thu nhập ở nước ngoài là 200. Ông A được xác định là cá nhân cư trú và sau khi tính toán, số thuế TNCN phải nộp là 24,88. Vậy số thuế TNCN đã nộp ở nước ngoài được trừ không vượt quá 24,88 * (200/335) = 14,85.
Bài viết khác cùng mục: