Các phương pháp quản lý kinh tế. Trình bày phương pháp kích thích kinh tế trong quản lý. Cho ví dụ minh hoạ.. Giải đáp 2 câu hỏi ✅về lý thuyết quản lý kinh tế hay trong thời gian thi công chức thuế:
Các phương pháp quản lý kinh tế. Trình bày phương pháp kích thích kinh tế trong quản lý. Cho ví dụ minh hoạ.
Hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công cụ đó như thế nào? Ví dụ thực tế để phân tích cơ chế tác động của 1 công cụ vào hoạt động của nền kinh tế mà anh (chị) nắm vững.
1. Các phương pháp quản lý kinh tế✅. Trình bày phương pháp kích thích kinh tế trong quản lý✅. Cho ví dụ minh hoạ.
I. Các phương pháp quản lý kinh tế:
Phương pháp quản lý kinh tế là tổng thể các cách thức và biện pháp quản lý có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong hoạt động quản lý kinh tế nhà nước có thể và cần phải thực hiện đồng thời 3 phương pháp chủ yếu, đó là:
+ Phương pháp cưỡng chế.
+ Phương pháp kích thích kinh tế.
+ Phương pháp thuyết phục, giáo dục.
II. Phương pháp kích thích kinh tế.
1. Phương pháp kinh tế là cách tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng quản lý lựa chọn phương án hoạt động sản xuát kinh doanh có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
2. Đặc điểm của phương pháp kinh tế là tác động, điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh tế không phải bằng cưỡng chế, mệnh lệnh hành chính mà bằng lợi ích. Có nghĩa là dùng cái lợi (lợi nhuận) mà các doanh nghiệp, doanh nhân ham muốn làm động lực để hướng hành vi của họ đi theo mục đích mong muốn của nhà nước.
3. Nhà nước sử dụng các công cụ kích thích kinh tế:
+ Các công cụ của chính sách tài chính: Thuế và chi tiêu Chính phủ.
+ Các công cụ của chính sách tiền tệ: Kiểm soát mức cung tiền và lãi suất
+ Các công cụ của chính sách thu nhập: Giá cả và tiền lương.
+ Các công cụ của chính sách thương mại: Thuế nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế.
4. Vai trò của phương pháp kinh tế:
+ Thông qua việc vận dụng phương pháp kinh tế nhà nước tạo ra áp lực kinh tế và kích thích kinh tế cần thiết đối với các chủ thể nhằm động viên tính tích cực của họ để đạt được mục tiêu nhà nước đề ra.
+ áp dụng phương pháp kinh tế cũng có nghĩa nhà nước tác động 1 cách gián tiếp vào nền kinh tế làm nó vận động theo các qui luật khách quan và hướng tới mục tiêu mong muốn.
+ Trong nền kinh tế thị trường thì phương pháp kinh tế phải chiếm vai trò chủ đạo trong việc vận dụng các phương pháp trong quản lý nhà nước về kinh tế.
5. Phương pháp kinh tế được sử dụng trong những trường hợp sau:
+ Có khả năng tạo ra sự đồng chiều về lợi ích của đối tượng quản lý và của nhà nước, tức là khi nhà nước đưa ra các tình huống, các nhiệm vụ và các điều kiện vật chất để kích thích phải làm sao đảm bảo được là nếu các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện những nhiệm vụ đó thì vừa đem lại mục tiêu của nhà nước, đồng thời chính họ cũng phải có lợi. Nếu chỉ đem lại lợi ích cho nhà nước còn bản thân họ chẳng được gì hoặc được quá ít thì không bao giờ kích thích được Họ.
+ Khi nhiệm vụ của nhà nước đưa ra có thể lựa chọn được. Điều này có nghĩa là với mong muốn của nhà nước đặt ra, nếu các doanh nghiệp thực hiện được thì rất tốt nhưng nếu chưa thực hiện được ngay thì cũng chưa ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước. Còn trong trường hợp nếu việc thực hiện đòi hỏi bức xúc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi íhc của đất nước thì nhà nước không thể dùng biện pháp kích thích kinh tế mà phải dùng biện pháp hành chính để bắt buộc đối tượng quản lý thực hiện.
6. Những yêu cầu khi thực hiện phương pháp kinh tế:
+ Phải hoàn thiện các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường.
+ Phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn cho cấp dưới.
+ Đòi hỏi cán bộ quản lý phải có 1 trình độ và năng lực về nhiều mặt.
* Ví dụ minh hoạ: (tự cho)
Câu 9: Hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công cụ đó như thế nào? Ví dụ thực tế để phân tích cơ chế tác động của 1 công cụ vào hoạt động của nền kinh tế mà anh (chị) nắm vững.
I. Hệ thống công cụ quản lý kinh tế:
1. Công cụ quản lý nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.
2. Công cụ quản lý của nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của nhà nước mà nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của mình đến các chủ thể, các thành viên tham gia hoạt động trong nền kinh tế.
3. Hệ thống công cụ quản lý kinh tế của nhà nước bao gồm các nhóm:
a. Công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu của quản lý:
+ Đường lối
+ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
+ Kế hoạch.
+ Tiêu chuẩn, chất lượng, qui cách sản phẩm.
+ Chương trình, dự án.
b. Công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự, hành vi trong các quan hệ kinh tế khi thực hiện các mục tiêu nói trên bao gồm: Hiến pháp; các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội; nghị quyết, nghị định của Chính phủ và quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, thông tư, chỉ thị của các Bộ và cơ quan thuộc Bộ.
c. Công cụ thể hiện các tư tưởng, quan điểm của nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã dề ra: Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách ngoại thưong (thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá…).
d. Các công cụ vật chất thuần tuý bao gồm:
+ Đất đai, rừng núi, sông hồ, các ngồn nước.
+ Tài nguyên trong lòng đất.
+ Các nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa.
+ Hệ thống Ngân hàng Trung ương.
+ Kho bạc Nhà nước.
+ Hệ thống dự trữ, bảo hiểm quốc gia.
+ Doanh nghiệp nhà nước và vốn và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp.
e. Công cụ để sử dụng các công cụ nói trên:
+ Bộ máy quản lý nhà nước.
+ Cán bộ, công chức nhà nước.
+ Các công sở.
Bài viết khác cùng mục: