Tại sao nên chọn thi kho bạc nhà nước của một bạn

Tại sao nên chọn thi kho bạc nhà nước của một bạn, Review làm ở kho bạc nhà nước, Có nên thi kho bạc nhà nước, Review lương kho bạc nhà nước, Nên làm kho bạc hay thuế, Có nên làm kho bạc nhà nước, Lương kho bạc Nhà nước, Làm ở Kho bạc Nhà nước, Review lương ngân hàng Nhà nước :Chia sẻ đời sống thật của một người làm kho bạc nhà nước. Giúp các bạn trả lời câu hỏi có nên thi kho bạc nhà nước hay không.

Mấy nay mình thấy mấy bạn tranh luận làm kho bạc nhàn hay không, rồi nên làm hay không nên làm, bản thân mình từng làm kiểm toán và ngân hàng nên muốn chia sẻ với các bạn.

Mình từng có cơ hội làm kiểm toán, công việc phù hợp với chuyên ngành mình.Vào mùa (peak season) ấy, 10 pm nhiều khi vẫn còn ở văn phòng (về là là do bác bảo vệ tòa nhà đuổi ra, thuê đến giờ đó thui, nên phải về T_T), thứ 7 và chủ nhật cả văn phòng cứ đông như hội ấy. Tình trạng ấy trong suốt gần như từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Công tác cũng khác nhiều, nhiều khi mình phải đi job 5 tỉnh trong 2 tuần. Có đợt có job ở Kontum, không có sân bay, sân bay Gia Lai kế bên đang sửa chữa, thế là phải đi qua Bình Định rùi đi Taxi mấy tiếng đồng hồ lên Kon Tum, phê cực ^^. Làm kiểm, mình thấy vui, mọi người hoạt động theo team nên hỗ trợ giúp đỡ nhau, khám phá nhiều loại hình khác nhau, nhưng là con gái nên mình không thể gắn bó lâu dài được. Vài lý do cá nhân nên mình apply vào 1 ngân hàng ở tỉnh, công việc đỡ hơn, không đi công tác, nhưng không biết các ngân hàng khác sao, ngân hàng mình đấu đá cứ như trong cung ý (^^). Công việc mình ko cực nhưng tốn time, quỹ cân mới được về, chả xác định thời gian.Còn phải làm t7 í. Buồn buồn sai cái gì đó là xác định về muộn rồi. Còn mấy bạn khác còn tè le chỉ tiêu, cũng áp lực không kém,ngân hàng nhiều khi khó khăn còn cắt giảm nhân sự nữa. Nói chung ngân hàng giờ cũng vất vả lắm bạn ạ. Mình làm cũng cách nhà 30Km lận. ^_^. Bạn mình con gái làm tín dụng cũng cực lắm. Cơ mà so với các ngành khác, lương ngân hàng ở tỉnh thuộc dạng khá rùi.

Bởi vậy, tiêu chí kiếm việc của mình là đúng chuyên ngành, mức lương phù hợp, không phải làm thứ 7, không phải đi công tác, môi trường ổn là mình vui rồi. Vào kho bạc là ước mơ rất lớn của mình bây giờ ^_^.

Theo ý kiến CÁ NHÂN của mình, nếu các bạn đang làm ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn thì không nhất thiết phải vào nhà nước. Năng lực của các bạn có thể kiếm được thu nhập cao hơn rất nhiều, đủ để trang trải và vui chơi cho mức sống thành phố và cũng năng động hơn nhiều, du lịch đây đó các kiểu. Còn nếu về tỉnh, thì vào nhà nước ổn hơn rất nhiều, kiếm việc ở tỉnh phù hợp với chuyên ngành và mức lương tạm chấp nhận được của mình cũng rất khó. Nhiều khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lại giải thể, nay đây mai đó, cũng vất vả lắm.

Vậy nên, viết cho những bạn nào muốn làm hay không làm mình chỉ muốn chia sẻ rằng: Nếu muốn bỏ thì phải nghĩ lại nhưng lý do tại sao lúc ấy các bạn lại bắt đầu? Để mấy tháng ròng rã ôn thi, rồi ròng rã mấy tháng chờ đợi kết quả rồi đến khi đạt được lại muốn bỏ. Còn nếu nghĩ dọc nghĩ ngang, nghĩ xuôi nghĩ ngược, nghĩ lên nghĩ xuống rồi mà vẫn muốn bỏ thì ừ! Bỏ đi, đừng làm nữa, sau này cũng không hối hận vì đã suy nghĩ kỹ cả rồi. ^^. (Câu này gạch đít, highlight ^^)

Công việc mà, nhàn hay không? Phù hợp hay không ? Cá nhân mình tự đánh giá được. Công việc nào cũng khó khăn vất vả riêng, không thể việc nhẹ lương cao, môi trường thoải mái được.
Xong, nhẹ lòng, chào thân ái và quyết thắng cả nhà, sắp qua 2017, chúc cả nhà mình thật thành công và hạnh phúc. Yeah yeah.

Kinh nghiệm thi kho bạc nhà nước

Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi kế toán. Mình cũng cám ơn các anh chị các bạn trước đây đã chia sẻ các kinh nghiệm ôn thi. Qua đây là 1 số kinh nghiệm thi của bản thân.

1. Môn kiến thức chung

Thực ra đây là 1 môn dễ ăn điểm nhất mà kiến thức nó chỉ có vậy thôi. Đề thi kết cấu sẽ có 5 câu, mà tài liệu ôn có luật CBCC, 4 quyết định về tổ chức kho bạc và thêm câu hỏi về chuyên đề 16 và 17.​
Các bạn có thể xem lại các đề thi các năm để đọc lại và xem cách ra đề của họ. Luật cán bộ công chức và 4 cái quyết định này phải học thuộc lòng là đc 3/5 câu rồi. Hên xui có đề lại ra thêm 1 câu vào đây nữa thì đã đc 4. Còn sẽ có 1-2 câu về chuyên đề 16 -17 sẽ về các câu hỏi mở kiểu kiểu như về nợ công hay tình hình lạm phát…. mấy vấn đề khá là vi mô đọc nhiều mới biết đc. Như t thì t đọc qua và chém thôi.​
2. Môn viết chuyên ngành
Kế toán viên sẽ học nhiều hơn so với chuyên viên. Có các tài liệu chính là luật ngân sách, luật kế toán và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra kế toán lại cần học thêm các văn bản về kiểm soát chi như TT161 và TT39 . Ngoài ra đọc cả TT08/2013 về việc thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho tabmis. 3 cái thông tư này cũng có mấy năm ra vào đấy. Về chuyên ngành thì các bạn nên học luật trước rồi đọc các thông tư và nghị định hướng dẫn. Các nghị định và thông tư cũng là từ Luật mà ra. Nên nếu nắm vững luật có khi nếu đề ra vấn đề trong thông tư. Mình vẫn dựa vào đó trả lời đc.​
Các bạn nên tìm file so sánh luật cũ và mới. Các vấn đề thay đổi của luật mới rất dễ thi.​
Còn 1 kinh nghiệm nữa là các đề thi cũ rất hay thi lại nên chịu khó đọc lại làm lại đề cũ cũng là 1 cách hay.​
3. Môn trắc nghiệm.
Tốt nhất là tìm lại đề cũ mà học.​
Trên đây là những chia sẻ của bản thân. Mình cũng tìm các đề cũ và các kinh nghiệm thi rồi học thôi. Chúc mn may mắn thi đỗ. Có khi sẽ gặp nhau khi đi tập huấn.

CHIA SẺ 2:

Kinh nghiệm thi công chức kho bạc nhà nước từ 1 bạn đã trúng tuyển:
Mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm từ bản thân qua 2 kì thi 2012 và 2014.
Bí quyết của mình không có gì khác ngoài từ học, học để hiểu, học để biết môn thi đó phải cần những văn bản nào, kiến thức gì.

1. Môn tiếng Anh và môn Tin là 2 môn điều kiện nên học sao cho đảm bảo trên 50đ.

2. Môn khó ăn điểm nhất là môn kiến thức chung.​

– Năm nay QĐ 26 thay thế cho QĐ 108 thì phải học cho thuộc cái định nghĩa KBNN, chức năng, nhiệm vụ KBNN.​
– Kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính: học theo chuyên đề 16, 17​
– Luật CBCC: học cho thuộc lòng đến hết điều 20; phân biệt cán bộ và công chức, những điều CBCC không được làm, quyền và nghĩa vụ của CBCC. Mỗi câu này lại thêm 1 câu hỏi nhỏ gắn với liên hệ bản thân​
– Câu hỏi mở: Kiến thức thực tế về kinh tế, tài chính: chính sách tài khóa, tỉ giá, lạm phát, chỉ số giá, nợ công, thu chi ngân sách, 1 số câu hỏi mở kiểu tại sao nói nói NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ …​
3. Môn viết nghiệp vụ:​
– Chuyên viên: luật NSNN và các văn bản hướng dẫn​
– Kế toán: Luật NSNN, luật kế toán và các văn bản hướng dẫn​
Khi học phải bắt đầu học từ văn bản luật rồi mới đến các văn bản hướng dẫn luật. Như vậy sẽ đảm bảo tính khoa học và học cũng rất nhanh.

CHIA SẺ TỪ CÁN BỘ LÀM TRONG KHO BẠC

Dạo quanh 1 vòng thấy mọi người hoang mang về học cái gì thi cái gì nhiều quá nên mình chia sẻ như sau:

1. Thi gì thì thi phải tự tin, chuẩn bị thật tốt. Khi các bạn đã chuẩn bị tốt thì đề khó hay dễ, chỉ tiêu nhiều hay ít cũng ko còn quan trọng nữa. Lúc mình ôn thi, lúc đầu cũng áp lực vì cả tỉnh có 1 chỉ tiêu nhưng sau dẹp hết, chỉ biết cố gắng cố gắng và cố gắng.

2. Các bạn có vẻ bấn loạn về văn bản quá. Theo mình thì có 2 yếu tố chính: văn bản cơ sở và kiến thức mở. Văn bản cơ sở là gì? là những gì gọi là luật hoặc sát Luật nhất. Kiến thức chung có luật CBCC, chức năng nhiệm vụ của KB. Chuyên ngành có luật ngân sách, ND 60, luật kế toán, TT 08. Các bạn cứ đọc trước những cái đó và phải nắm kỹ, thuộc lòng như cháo những cái đó trước khi đọc những cái khác. Từ văn bản cơ sở các bạn sẽ dễ tìm hiểu thêm là còn cần fai học cái gì nữa chứ chưa gì đã rối như canh hẹ thế này thì chỉ tẩu hỏa nhập ma thôi. Hơn nữa, KB đang có khá nhiều dự thảo thay đổi, đến những người đang làm cũng mất thời gian tổng hợp, nói chung nên hãy chờ thêm ít lâu nữa để mọi người có thể hỗ trợ các bạn tốt hơn.

Kiến thức mở là thông tin thời sự, liên hệ thực tế. Đề năm ngoái cái này rất nhiều và cũng nhờ nó mà các COCC không có thực lực phải bó gối. Đây có thể là thử thách nhưng cũng là cơ hội cho những ai có khả năng thực sự. Nên từ giờ đừng chỉ cắm đầu vô đọc văn bản mà hãy đọc báo kinh tế, nghe thời sự chú ý mấy bài phân tích đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sẽ rất có ích khi làm bài.

Mẹo nhỏ của mình là khi đọc vấn đề gì đặc biệt là kiến thức chung thì nên liên hệ luôn với thực tế, vừa dễ nhớ vừa đc thêm điểm khi thi. Và sau khi học xong chủ đề nào nên hệ thống lại bằng sơ đồ cây, mindmap….

Một số góp ý hay bổ sung:

Trước Mình học thì thường học luật song song với nghị định, vì nghị định chi tiết hơn đọc song song sẽ dễ hiểu. CĐ 17 năm nay đang thực hiện triển khai dịch vụ công trực tuyến nên theo mình các bạn nên học phần dịch vụ công (năm ngoái ôn mình bỏ phần này). Luật CBCC lên học đầy đủ bỏ phần CC xã, học tập trung vào quyền nghĩa vụ các việc được làm và không đc làm, phân loại, đánh giá CC, quản lý khen thưởng, kỉ luật CC. Còn lại học như bạn trên nói. Mình chỉ góp ý thêm là phần trắc nghiệm, luật mới có thay đổi lên khi làm mọi người để ý không bị nhầm dễ mất điểm.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: