Đề cương luật Cán bộ công chức- ôn thi kho bạc nhà nước 2017

Gửi tới các bạn Đề cương luật cán bộ công chức (CBCC)- ôn thi kho bạc nhà nước 2017, công chức thuế 2016 do bạn Khoảng khắc chia sẻ tới cộng đồng và group của chúng ta cũng như blog www.ngolongnd.net . Link download cuối bài – link Google driver.

ĐA:
1. Nội dung của luật cán bộ, công chức:
 
– Quy định về cán bộ, công chức;
– Quy định bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức;
– Quy định quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức;
– Quy định điều kiện bảo đảm thi hành công vụ;
– Quy định khen thưởng và xử lý cán bộ, công chức;
-vv…
 
2. Ý nghĩa của luật CB-CC:
Ở bình diện chung có thể thấy:
– Sự ra đời của luật CB-CC đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động công vụ ở nước ta, tác động lớn đến đời sống chính trị – xã hội, góp phần tích cực vào việc đổi mới tư duy sáng tạo, kiến thưc chuyên môn của cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của tiến trình đẩy mạnh côn nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
– Mặt khác,Cán bộ – công chức tạo ra công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động cua cơ quan nhà nước nói riêng, của bộ máy nhà nước, các thể chế trong hệ thống chính trị nói chung, góp phần vào việc đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển nền hành chính từ quản lý sang nền hành chính phục vụ.
– Văn bản luật này cũng tạo cơ sở pháp lý có giá trị cao nhằm xây dựng và quản lý đội ngủ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới.
Ở bình diện cụ thể:
– Với việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh so với pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung 2003), loại đối tượng viên chức ra khỏi đối tượng điều chỉnh của luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức cũng như hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích sự phát triển của đơn vị sự nghiệp, tạo cơ chế quản lý phù hợp đối với đội ngủ viên chức sự nghiệp.
– Bên cạnh đó, với việc phân chia rõ cán bộ, công chức các cấp trong hệ thông CQNN (từ Trung ương đến cấp xã”, các điều kiện để thi hành công vụ, thanh tra công vụ… sẽ giúp cho công tác quản lý cán bộ, công chức các cấp trong hệ thống chính trị hiệu quả hơn.
– Việc luật hóa những vấn đề liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã có tác động rất lớn đến hệ thống chính quyền cơ sở, tạo sự ổn định về mặt chính trị đối với cán bộ, công chức cấp xã, đồng thời khắc phục tình trạng “phình” biên chế ở cấp xã hiện nay.
– Những quy định của luật sẽ tránh được sự hiểu sai, tạo ra việc áp dụng thống nhất từ trung ương đến địa phương thông qua những quy định cụ thể về quyền hạn nghĩa vụ của cán bộ, công chức , của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị… đồng thời đề cao vai trò quản lý của cơ quan, tổ chức các cấp trong quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền.

Câu 2: Trình bày khái niệm cán bộ, công chức? So sánh cán bộ với công chức? Cho ví dụ mình họa?

 
1. Khái niệm cán bộ, công chức theo quy định của Luật CB,CC
 
Khoản 1 và khoản 2, điều 4, Luật CB,CC quy định CB, CC như sau:
– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
 
2. So sánh CB với CC
 
• Giống nhau:
– Đều là công dân Việt Nam
– Được hưởng lương từ NSNN
– Trong biên chế
• Khác nhau:
– Con đường hình thành chủ yếu:
CB: được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
CC: được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thông qua thi tuyển
– Tính chất công việc:
CB: gắn nhiều hoạt động chính trị của những người có chức danh như Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch UBND Xã Phường….
CC: Hoạt động gắn với công vụ. Hoạt động của công chức thường là để tham mưu, giúp việc cho cán bộ. Làm việc có tính thường xuyên, dài hạn tùy theo công vụ, nhiệm vụ được giao
– Nơi làm việc: Nơi làm việc của công chức rộng hơn nơi làm việc của cán bộ, cụ thể công chức có thể làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công

Bản đầy đủ và link tải (googledriver)


 

Link down Google driver ở đây

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: