Hộ khẩu là gì? Khi nào bỏ sổ hộ khẩu giấy?

Hộ khẩu là gì? Khi nào bỏ sổ hộ khẩu giấy? Với sự ra đời của luật cư trú 2020, Sổ tạm trú đã cấp trước đó vẫn được sử dụng và có giá trị như tài liệu xác nhận về cư trú theo như quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Vậy hộ khẩu là gì? Hãy cùng ngolongnd.net tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Hộ khẩu là gì? Khi nào bỏ sổ hộ khẩu giấy?
Hộ khẩu là gì? Khi nào bỏ sổ hộ khẩu giấy?

1.Hộ Khẩu Là Gì?

Theo quy định tại Luật cư trú 2006, sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc một cá nhân nào đã đăng lý thường trú và có giá trị xác định địa chỉ thường trú của công dân đó.

Theo đó, với câu hỏi “hộ khẩu là gì”, ta có thể hiểu như sau, hộ khẩu chính là phương pháp quản lý dân số Việt Nam chủ yếu dựa vào hộ gia đình của Nhà nước. Đây cũng là công cụ và thủ tục hành chính giúp Nhà nước ta có thể quản lý việc sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở nước ta được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội đồng thời quản lý kinh tế đất nước.

2. Điều Kiện Để Nhập Hộ Khẩu 

Những trường hợp được nhập hộ khẩu đã được quy định tại Khoản 02 Điều 01 Luật Cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013, bổ sung điều 20 Luật Cư trú 2006 như sau:

“a) Vợ về với chồng; chồng về với vợ; con về với cha, mẹ; cha, mẹ về với con

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về với anh, chị, em ruột

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ

d) Người chưa thành niên không còn bố mẹ hoặc còn bố mẹ nhưng bố, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột”.

3. Những Việc Cần Đến Sổ hộ khẩu

Xác định nơi cư trú

Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của một cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một số trường hợp, nếu không xác định nơi ở, thì sổ hộ khẩu là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.

Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu nhà đất

Để thực hiện quyền chuyển nhượng và mua bán đất, sổ hộ khẩu là giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí đối với trường hợp nhận thừa kế. Ngoài ra, còn đảm bảo thi hành án cho những trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, hay thời hạn sử dụng đất…

Các thủ tục hành chính 

Ngoài vai trò là căn cứ để xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân, Sổ hộ khẩu còn là một loại giấy tờ quan trọng để thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

– Giao dịch mua bán và chuyển nhượng BĐS

– Giao dịch và mua bán tài sản khác

– Thủ tục đăng ký kết hôn

– Làm hộ chiếu

– Đăng ký khai sinh

– Đăng ký khai tử

– Thủ tục ủy quyền

– Thủ tục nhận thừa kế…

4. Bao Giờ Bỏ Sổ Hộ Khẩu Giấy?

Theo Thông tư 55/2021/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2022 có quy định: Cơ quan đăng ký nơi cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh và cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo đúng quy định của Luật Cư trú, đồng thời không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi công dân đó thực hiện các thủ tục sau:

– Đăng ký thường trú

– Điều chỉnh lại thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú

– Thực hiên tách hộ khẩu

– Xóa đăng ký thường trú

– Đăng ký tạm trú và gia hạn tạm trú

– Xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú.

Thu hồi Sổ hộ khẩu, thay thế bằng phương pháp nào?

Sổ hộ khẩu là giấy tờ quan trọng để chứng minh thông tin cư trú của người dân, cũng là loại giấy tờ cần thiết để người dân đi làm nhiều thủ tục hành chính, hoặc giao dịch: thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn; thủ tục cấp sổ đỏ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng hôn nhân; mua bán nhà;…

Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, bắt đầu từ ngày 01/7/2022, mọi thông tin liên quan đến cư trú sẽ được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, được kết nối và chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về vấn đề dân cư. Vì thế, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, công dân Việt Nam chỉ cần xuất trình thẻ CCCD, cơ quan thẩm quyền sẽ tra cứu thông tin cư trú, nhân thân.

Đối với trường hợp, người bị thu hồi sổ hộ khẩu khi làm thủ tục quy định tại Khoản 02 Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA tuy nhiên vẫn cần giấy tờ chứng minh cư trú, công dân đó có thể sử dụng “Giấy xác nhận thông tin cư trú”.

Nội dung của Giấy xác nhận thông tin này bao gồm thông tin về thời gian, về địa điểm và hình thức đăng ký cư trú.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: