Kinh nghiệm phỏng vấn GIAO DỊCH VIÊN ngân hàng mới nhất 2020

Kinh nghiệm phỏng vấn GIAO DỊCH VIÊN ngân hàng mới nhất 2020✅.  Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng vị trí giao dịch viên do đội ngũ Admin trang ub.edu.vn chia sẻ. Nằm trong chuỗi các kinh nghiệm phỏng vấn và ôn thi ngân hàng do blog sưu tầm và tổng hợp những kinh nghiệm mới nhất và chuẩn nhất.✅

Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng vị trí GIAO DỊCH VIÊN mới nhất 2018
Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng vị trí GIAO DỊCH VIÊN mới nhất 2018

1/ Chuẩn bị trước Phỏng vấn

Hầu hết các cuộc phỏng vấn đề không diễn ra đúng giờ mà thường muộn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đến muộn và cuộc phỏng vấn chưa diễn ra thì cũng đừng vội mừng. Theo tiết lộ của một Trưởng phòng nhân sự thì họ sẽ quan sát bạn ngay khi bạn đặt chân tới ngân hàng, khi bạn ngồi chờ và cả khi bạn bước vào phòng phỏng vấn nữa. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên, đương nhiên rồi, hãy chuẩn bị thật kỹ và thật đẹp cho cuộc phỏng vấn nhé.

• Luôn đi sớm 5 – 10 phút. Không chỉ tạo ấn tượng tốt, bạn còn có thêm thời gian vào WC và chỉnh sửa lại trang phục nữa.
• Chỉ mặc đồ công sở (giầy tây – guốc 3-5cm, quần tây – váy, sơ mi trắng)
• Không mang những thứ trang sức quá
• Không mang “trang sức lạ” (đặc biệt là vòng kim loại lớn)
• Nữ nên trang điểm nhẹ và Nam nên cắt tóc gọn gàng, vuốt keo.

2/ Vào ngày Phỏng vấn

Đầu tiên đến ngân hàng, các bạn sẽ được yêu cầu ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Hãy tranh thủ nói chuyện làm quen và xin số điện thoại của các bạn cùng phỏng vấn nhé. Nếu bạn là người phỏng vấn sau, hãy “lén” vào nhà vệ sinh và gọi cho những người đã phỏng vấn để nắm được “tình hình chiến sự” nhé. Cách này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy.

3/ Bước vào phòng phỏng vấn

Trước khi bắt đầu tìm hiểu nội dung thông thường của một cuộc phỏng vấn với vị trí Giao dịch viên (một vị trí đòi hỏi nhiều ở sự nhẹ nhàng và nhẫn nại), theo Admin các bạn hãy quan triệt những nguyên tắc thế này:

• Luôn luôn: dạ, vâng ạ…
• Luôn luôn nhìn thẳng vào người phỏng vấn và gật gù mỗi khi họ nói.
• Luôn luôn mở đầu cầu trả lời : “Dạ, theo em được biết thì/ theo ý kiến của em thì…” và nhớ cảm ơn sau mỗi góp ý của người phỏng vấn.

☘ Câu đầu tiên luôn là em hãy giới thiệu về bản thân mình?
Câu hỏi này Admin đã chia sẻ trong bài các câu hỏi phỏng vấn luôn luôn gặp.

☘ Em hiểu gì về vị trí Giao dịch viên?
Nếu bạn nào còn chưa hiểu về Giao dịch viên làm gì vui lòng đọc lại bài viết Giao dịch viên là gì phía trên của Admin.

Với câu này, bạn hãy làm bật lên 2 ý chính sau đây:

• Vị trí giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng của Ngân hàng. (Sở dĩ như vậy vì người phỏng vấn bạn chắc chắn là một Trưởng/Phó phòng giao dịch. Bạn phải cho họ thấy bạn rất tôn trọng bộ phận của họ)

• Những công việc chính của giao dịch viên. Cái này thì lại khá đơn giản, bạn có thể nêu những công việc chính sau: Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, Hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ, Thực hiện các công việc khác được lãnh đạo yêu cầu…..

☘ Câu thứ ba thường gặp là: Theo em, đức tính gì quan trọng nhất với một Giao dịch viên?
Khi gặp câu hỏi này, hãy trả lời một cách dứt khoát : Dạ, theo em thì đức tính quan trọng nhất của giao dịch viên là “Nhẫn nại”. Bởi lẽ, Giao dịch viên là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Nếu không có sự nhẫn nại, Giao dịch viên không thể giải thích một cách tường tận cho khách hàng hiểu các sản phẩm, nghiệp vụ của Ngân hàng được.

Ngoài ra, theo em được biết thì Giao dịch viên là một công việc đòi hỏi phải đi sớm về muộn. Nếu không nhẫn nại, cần cù, chịu khó thì không thể đảm đương được ạ….

☘ Câu nữa mà bạn hay bị hỏi là: Tại sao tôi lại nên chọn em?
Khi trả lời câu này, hãy nhớ một nguyên tắc sau: Không bao giờ phô trương những thành tích các bạn có. Người phỏng vấn đã cầm hồ sơ của bạn thì đương nhiên họ biết bạn có thành tích gì. Bạn chỉ cần chỉ cho họ thấy rằng: Bạn “phù hợp nhất” với công việc đó. Hãy trả lời thế này: Thưa anh, giao dịch viên là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và chẳm chỉ. Em thấy rằng yêu cầu đó rất phù hợp với tính cách của bản thân mình. Em tin là với sự chỉ dạy của anh chị, em sẽ làm tốt công việc này. Vì vậy em đã không chọn một vị trí khác mà chọn vị trí Giao dịch viên để ứng tuyển ạ.

☘ Câu hỏi tình huống thực tế
Kiến thức vận dụng để trả lời cho các câu hỏi tình huống thực tế liên quan đến nghiệp vụ thì các bạn cần tìm hiểu sâu, học kỹ trước đó (UB có chia sẻ trong chuyên đề Giao dịch viên), hoặc bạn có thể học hỏi từ các anh chị đi trước. Liên quan đến nghiệp vụ thì chính xác, kèm theo đó khôn thể thiếu là thái độ thể hiện và cách thức bạn tư duy vấn đề.

Vì vị trí của các bạn là bộ mặt của NH nên hãy luôn giữ sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn trong cách xử lý nhé. Nếu đó là một tình huống bạn chưa gặp bao giờ, hãy lễ phép xin khách hàng chờ đợi để bạn xin ý kiến cấp trên. Đừng bao giờ xử lý mà không biết chắc đúng hay sai.

Tham khảo một số câu hỏi tình huống thực tế:

1. Giao dịch viên cần có những kỹ năng gì? Kỹ năng nào là quan trọng nhất?
2. Bằng cách nào bạn sẽ lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng mình
3. Bạn sẽ liên hệ với khách hàng để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng qua những kênh nào?
4. Khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của ngân hàng X, nếu bạn tiếp thị khách hàng này mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình thì bạn sẽ làm thế nào?
5. Có 3 người cùng đến rút tiền gấp đó là: 1 người già, 1 trẻ em, 1 người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự như thế nào?
6. Một khách hàng đến quỹ nộp tiền và không theo dõi quá trình kiểm đếm của nhân viên quỹ, sau khi nhân viên quỹ kiểm tiền thì thấy thiếu một tờ và thông báo cho khách hàng biết nhưng khách hàng không chịu nhận tiền của mình thiếu vì đó là bó tiền vừa rút từ ngân hàng khác mang đến ngân hàng nộp, sau khi NV quỹ giải thích mà khách hàng không đồng ý nên đã lập biên bản nhưng khách hàng không ký. Nếu bạn là nhân viên quỹ thì sẽ giải quyết ra sao để rút kinh nghiệm.
7. KH gọi điện đến ngân hàng mắng về lỗi mà giao dịch viên nhầm lẫn gây ra, bạn không hề biết về lỗi của giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
8. Khi có 1 khách VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân hàng khác với mức lãi suất cao hơn, em sẽ làm thế nào để giữ vị khách đó lại?
9. Khi KH đến giao dịch tại quầy giao dịch của em, em có nói chuyện với khách không? Câu đầu tiên em bắt chuyện với họ sẽ là gì?
10. Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng mình bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào nữa không?
11. Nếu có cả 3 ngân hàng cùng gọi điện đến (trong đó có cả NH mình) mời em đi làm việc thì em sẽ chọn ngân hàng nào?
12. Lạm phát là gì? Lạm phát có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
13. Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà bạn biết?
14. Trong hệ thống kế toán ngân hàng tài khoản có mấy loại?
15. Trong báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập) của một ngân hàng, theo bạn chỉ tiêu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
16. Sự khác biệt giữa Doanh thu và Thu nhập là gì?
17. Cổ tức là gì? Có những loại cổ tức nào?
18. Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
19. Séc là gì?
20. Phân biệt giữa séc và hối phiếu?
21. Bạn có biết gì về “Tiền nhựa” hay không?
22. Có 1 khách hàng sau khi lĩnh tiền tại NH về từ sáng, đã ký giấy nhận tiền. Nhưng đến cuối ngày họ quay lại và nói số tiền GDV đưa không đủ. GDV có kiểm quỹ thì thấy không thừa quỹ, GDV giải thíchnhưng khách hàng đã to tiếng và cương quyết là chưa nhận đủ tiền. Vì số tiền này nhỏ nên GDV này đành xử lý bằng cách lấy tiền túi đưa cho khách hàng và để cho họ ra về.

Hỏi:
a/Bạn nhận xét như thế nào về cách xử lý của GDV này?
b/ Cách xử lý này có ảnh hưởng gì đến ngân hàng không?
c/ Em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Hỏi:
a/Bạn nhận xét như thế nào về cách xử lý của GDV này?
b/ Cách xử lý này có ảnh hưởng gì đến ngân hàng không?
c/ Em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Khi khách hàng đang nổi nóng, tâm lý là chúng ta sẽ phải làm xoa dịu cái bực tức của vị khách hàng này, chứ k nên vặn người ta là Bác, Cô, Anh, Chị có nhớ ai làm không? Khi đó chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Nên xử lý nền nã và nhẹ nhàng hơn. Xin lỗi vị khách hàng này là việc đầu tiên chúng ta phải làm. Ghi lại phản hồi của khách hàng. Nếu giải quyết được thì giải quyết luôn. Hoặc sau đó, Khi khách hàng đã nền tính trở lại ta có thể hỏi ai đã tiếp nhận vấn đề của vị khách này trước đó. Sau đó, yêu cầu khách hàng chờ trong giây lát để xử lý. Xác minh lại vấn đề với Tellerđã giải quyết và giải quyết ngay cho KH.

——————————-
1. TH 1 : Khách hàng đến mở tài khoản nhưng họ gặp phải 1 số vấn đề do chứng minh thư có dấu hiệu bị bong hở / vậy bạn sẽ giải quyết thế nào ( bạn của khách hàng làm tại ngân hàng khác và khách hàng đến mở vì địa điểm đó gần nơi làm việc của khách hàng?

=> Cách giải quyết tình huống 1: Nếu không có dấu hiệu nghi ngờ (chỉnh sửa, số bị nhòe….) thì có thể cho KH làm thủ tục mở TK, tạo điều kiện cho KH giao dịch nhanh chóng vì bạn của KH làm ở NH khác, nếu không đồng ý cho KH mở TK thì KH sẽ đến NH bạn mở TK. KH chọn NH mình vì gần nơi làm việc của KH, thuận tiện trong giao dịch là yêu cầu số 1 của KH. Trong trường hợp bạn cảm thấy không yên tâm thì đưa cho quản lý để ra quyết định xem có mở tài khoản cho khách hàng không.

2. TH 2: Một khách hàng đến quỹ nộp tiền và không theo dõi quá trình kiểm đếm của nhân viên quỹ,sau khi nhân viên quỹ kiểm tiền thì thấy thiếu một tờ và thông báo cho khách hàng biết nhưng KH không chịu nhận tiền của mình thiếu vì đó là bó tiền vừa rút từ ngân hàng khác mang đến ngân hàng nộp, sau khi NV quỹ giải thích mà KH không đồng ý nên đã lập biên bản nhưng KH không ký.Nếu bạn là nhân viên quỹ thì sẽ giải quyết ra sao để rút kinh nghiệm.

=> Cách giải quyết tình huống 2: Teller là người chịu trách nhiệm trong trường hợp này ^^

Lý do : khi thu tiền quỹ thì nhân viên phải có trách nhiệm thông báo hướng dẫn khách hàng trong quá trình kiểm đếm thu tiền và trong quá trình kiểm đếm phải có sự chứng kiến của khách hàng .

Trước khi kiểm đếm phải thông báo và nhắc nhở khách hàng phải cùng theo dõi quá trình kiểm đếm để phát hiện sai sót. Bạn có thể nói ” bây giờ chúng cháu thực hiện kiểm đếm thu tiền, anh/chị/bác/cô theo dõi vào máy đếm tiền nhé ! “

Nếu trong quá trình kiểm đếm mà khách hàng ngừng theo dõi hoặc làm gì đó ( nghe đt, cúi đầu xuống ) thì dừng công tác đếm lại, và thông báo với khách hàng ” BÁc làm ơn theo dõi vào máy đếm tiền, nhỡ có sai sót gì “. Khi khách hàng chú ý lại thì tiếp tục.

Tuy nhiên, là nhân viên ngân hàng thì bạn phải làm thế cho dù khách hàng mất tập trung hay ntn đi chăng nữa. Đấy là trách nhiệm và nhiệm vụ công việc của bạn. Thứ hai, khách hàng là thượng đế.

Trong trường hợp cụ thể mà bạn nói, không nêu rõ, teller có nhắc nhở khách không. Nhưng dù nhắc nhở hay không nhắc nhở thì đó cũng là lỗi của Teller.

Khi phát hiện ra rủi ro( thiếu tiền ) nếu đã nói khách chứng kiến thì ok, nếu khách không chứng kiến thì làm ầm –> càng do lỗi của bạn. Tốt nhất, lúc đó, bạn nên nhận trách nhiệm là đã không đảm bảo nguyên tắc kiểm kê khi có sự giám sát của khách hàng, sau đó, mời vào phòng riêng để xử lý, để tránh ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng tại thời điểm đó, xin lỗi khách hàng vì sự phiến phức này và trưởng phòng sẽ trực tiếp giải quyết.

Cuối cùng,Lấy video quay cảnh thu quỹ cho khách xem, và giải thích lý do thiếu có thể là do bên ngân hàng bên kia gói thiếu tiền.

3/ TH 3 : KH gọi điện đến ngân hàng mắng về lỗi mà giao dịch viên nhầm lẫn gây ra,bạn không hề biết về lỗi của giao dịch viên.bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nao?.

=> Cách giải quyết tình huống 3: Nếu tự dưng có người gọi đt chửi mình mà là khách hàng thì cứ ” dạ, vâng , dạ vâng ” thôi. Lắng nghe là phương thuốc chữa dịu sự nổi khùng của bà khách, có nói gì mà mang ý ” không phải như khách nói ..” thì …Bùm !

Sau khi khách nguôi giận thì xin lỗi vì sự cố này và hỏi một số thông tin liên quan tới vấn đề như :” bác có thể cho cháu biết là hôm đó nhân viên nào đã tiếp bác ạh ” Ngày hôm đó bác tới là ngày bao nhiêu ?/ nội dung của sự nhầm lẫn ( cái này phải cụ thể từng trường hợp xem nhầm cái gì để hỏi).

Sau đó, nói :với trường hợp của bác, cháu sẽ liên hệ với nhân viên phục vụ bác và cháu sẽ gọi lại cho bác sau ít phút về vấn đề này .Cháu vô cùng xin lỗi bác về sự cố này ạh, cháu mong bác thông cảm .

Sau khi khách hàng cụp máy thì hỏi han, rồi đúng hay sai thì liên hệ nhân viên, sau đó gọi lại cho khách hàng, đính chính lại thông tin, nếu nhân viên đúng thì giải thích khách hàng hiểu về chính sách của ngân hàng như thế ,còn nếu nhân viên sai thì xin lỗi.

4/ TH 4 : một khách hàng đến rút tiền lãi (TGTK) định kỳ, khi GDV kiểm đếm tiền xong và đưa cho khách hàng, vì là chỗ quen biết và cũng là khách hàng lâu năm của ngân hàngnên vị khách hàng này đã không kiểm lại tiền mà chào nhân viên ngân hàng và ra về. Về đến nhà vị khách này mới mở tiền ra đếm thì phát hiện trong cọc tiền 100k có một tờ 20k. Ngay lập tức, vị khách hàng nổi giận và tức tối đến ngân hàng mắng nhân viên là làm việc không trung thực, ngân hàng không uy tín và từ nay sẽ không thèm tới ngân hàng gửi tiền nữa. theo anh chị thì trong trường hợp này GDV nên xử lý như thế nào ạ?
=> Cách giải quyết tình huống 4: Tình huống trên trước hết các bạn hãy nhận lỗi về phía mình trước vì đã ko kiểm đếm lại bó tiền đó mà đưa luôn cho KH. Như vậy là sai nguyên tắc khi giao tiền cho KH. bạn có thể xl KH như sau ” Chúng em hết sức xin lỗi chị mong chị thông cảm, đây cũng là TH đặc biệt xảy ra lần đầu bên em nên cũng rất thông cảm cho chị, một lần nữa chúng e xin lỗi về sự sai xót này e xin hứa sẽ ko có những chuyện này xảy ra lần nữa làm mất niềm tin KH, chúng e sẽ bồi hoàn lại toàn bộ số tiền đã thiếu cho c và có chút quà tặng chị để c vẫn nhớ đến NH e…” đại khái vậy. Chủ yếu ng ta muốn xem cách nói, xin lỗi thế nào để KH bớt giận thôi!

5/ TH 5 : Khách hàng đến NH nộp tiền, GDV phát hiện ra có 1 tờ tiền giả, theo nguyên tắc phải cắt góc hoặc đục lỗ tờ tiền giả. Tuy nhiên KH là có ý muốn xin lại tờ tiền đó nguyên vẹn, khách hàng này là khách quen, vẫn thường nộp tiền vào TK và hay mở sổ TK, GDVphải xử lý như thế nào?

=> Cách giải quyết tình huống 5: Thưa chị, trong số tiền này có 1 tờ tiền là tiền giả, đã được phát hiện qua máy kiểm đến về nguyên tắc theo quy định của NHNN sẽ phải thu hồi, cắt góc đục lỗ,(nếu KH cứ đòi xin lại) tuy nhiên NH em cũng có những linh hoạt nhất định trong những tình huống đối với KH quen như chị ạ. e xin gửi lại c số tiền này. >>> sau đó có thể tư vấn thêm nếu số tiền còn lại của KH tại đó, để đảm bảo an toàn và thuận tiện c có thể gửi số tiền còn lại này tại NH e luôn ạ, htai chị được hưởng với ls 8%/năm như thế vừa hưởng thêm lãi, vừa an toàn ạ… em cảm ơn c đã sử dụng dịch vụ của NH .

6/ TH 6 : Khách hàng bị nuốt thẻ, đến rút tiền bằng CMND. Tuy nhiên CMND đăng kí trước đây của Tài khoản là CMND cũ, còn cái KH xuất trình là CMND mới làm lại, không khớp với CMND mà NH lưu lại nên không rút được tiền. Khách hàng nổi cáu chửi bới rằng “Tại sao tiền của tôi mà tôi không được lấy??”, GDV xử lý thế nào?

=> Cách giải quyết tình huống 6: Nếu gặp trường hợp đó, mình cần thêm 1 giấy nữa, đó là giấy điều chỉnh thông tin trên CMND do CA cấp. Nếu khách hàng xuất trình được thì làm giấy điều chỉnh thông tin cho khách hàng sau đó cho khách hàng rút tiền bình thường. Nếu khách hàng không xuất trình được, mà mã ID khác với mã ID mới mà khách hàng không nhớ mã ID cũ thì vẫn không thể rút được tiền vì hệ thống sẽ không tìm ra được chủ nhân của chủ thẻ.

Nếu khách hàng vẫn không có gì để chứng minh được số cũ mà vẫn làm gắt, NVGD đã cố gắn thuyết phục không được thì nhờ chuyển vào trưởng phòng giải quyết, thông thường kết quả vẫn không rút được tiền vì không có gì chứng minh mình chủ thẻ. Nhưng Trưởng Phòng hay GĐ trả lời họ sẽ thấy thoả mãn và ra về vui vẻ để xin giấy xác nhận đã điều chỉnh thông tin CMND. Và lần sau chúng ta vẫn vui vẻ để GD với khách hàng.

7/ TH 7. Một khách hàng VIP đột nhiên tới rút tiền để chuyển sang ngân hàng khác có lãi suất cao hơn, GDV sẽ phải làm gì để giữ chân khách hàng này?

=> Cách giải quyết tình huống 7: Đầu tiên là cười.

Thứ 2, mời VIP vào phòng VIP, uống nước, ăn kẹo.

Thứ 3, giảng đạo: đánh vào những khó khăn, bất lợi khi VIP rút. Ví dụ: thủ tục rườm rà, mất thời gian (đánh vào thời gian), số tiền chênh chả là mấy (tính số tiền cụ thể); KH là VIP ở NH mình nhưng chưa chắc đã là VIP khi chuyển sang NH khác, sự hiểu biết, thân quen không thể bằng ngân hàng mình; chỉ có khách VIP mới được tham gia chương trình chăm sóc khách hàng định kỳ, tặng quà… (đánh vào tình + thể diện).
Nếu lãi suất chênh không lớn lắm thì cũng có thể thương lượng với sếp mình để điều chỉnh lãi suất cho khách hàng (với điều kiện phù hợp với các điều khoản của hợp đồng, phù hợp với quy định của ngân hàng và NHNN).

Các bác VIP mà gặp mấy bạn gái tươi xinh, ăn nói nhỏ nhẹ, xuôi xuôi là đổi ý ngay ấy mà.
Nếu VIP cứ khăng khăng rút thì bái bai VIP (tạm thời thất bại) nhưng mà định kỳ phải gọi điện, gửi email thăm hỏi, giới thiệu tiện ích của ngân hàng mình để câu khách trở lại.

 Nguồn https://ub.edu.vn/

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: