Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 – Đáp án 51 câu hỏi trắc nghiệm vào ngân hàng

Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 – Đáp án 51 câu hỏi trắc nghiệm vào ngân hàng

Link phần bài tập : https://ngolongnd.net/2020/07/on-thi-ngan-hang-nha-nuoc-2020-51-cau-hoi-trac-nghiem-vao-ngan-hang.html

Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 - Đáp án 51 câu hỏi trắc nghiệm vào ngân hàng
Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 – Đáp án 51 câu hỏi trắc nghiệm vào ngân hàng

1. c << Dòng tiền của dự án không thay đổi.

Dòng tiền dự án = Dòng tiền thu – Dòng tiền chi. Trong đó:
Dòng tiền hoạt động thuần (NCF): NCF = ∆OEAT + ∆Dep – ∆NWC
OEAT: Lợi nhuận sau thuế
∆Dep: Khấu hao TSCĐ
NWC: Tài sản luân chuyển ròng

Khấu hao tính trong Tổng vốn đầu tư ban đầu, sau đó sẽ được phân chia đều trong từng kỳ của dự án. Do vậy không tác động đến sự thay đổi của Dòng tiền cả dự án

2. c << Tổng dòng thu bằng tiền trừ đi tổng dòng chi bằng tiền nhưng bao gồm trả nợ gốc và lãi ngân hàng

3. c << Dự án có khả năng trả nợ ngân hàng và IR của chủ đầu tư cao hơn lãi suất cho vay

4. a << Tỷ lệ chiết khấu dòng tiền các năm về hiện tại mà tại đó NPV = 0

5. e << Kỳ phiếu kho bạc ngắn hạn

6. b << Luồng vốn ra nước ngoài tăng lên

7. a << Vì LS danh nghĩa + Tỷ lệ lạm phát = LS thực

8. c << Bảng Tổng kết tài sản là một “bản báo cáo về khả năng tài chính” của một công ty, nêu ra những gì mà công ty này có và “từ nguồn vốn nào” vào ngày giờ sau chót của năm kế toán và đây là một ngày xác định

9. a << Dùng để bổ sung Vốn lưu động

10. Đáp án là b. Vì: Nguồn trả nợ của khoản vay trung dài hạn đó là:

– Lợi nhuận sau thuế tạo ra từ việc thực hiện dự án
– Khấu hao bằng tài sản hình thành từ vốn của ngân hàng
– Nguồn trả nợ khác.

11. b << Phát hành kỳ phiếu

12. c << Cơ cấu lại nợ

13. a << Thời han cho vay được tính là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm khách hàng hoàn trả hết nợ gốc và lãi vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

14. d << Tất cả các ý trên

15. e << Tất cả các điều kiện trên

16. a << Khi ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

17. d << Tất cả các ý trên

Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở. Theo Điều 81 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, vận đơn B/L có 3 chức năng sau:

– Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tầu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”. Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Tuy nhiên, B/L không phải là một hợp đồng vận tải vì chúng chỉ có một bên (người vận chuyển) ký .

– Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ( Document of title) ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.

– Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.

B/L được lập thành một số bản gốc, thường là ba (03), gọi là “Bộ vận đơn gốc” và giao cho người gửi hàng. Trên các bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ “Original”. Chỉ có bản gốc (original) B/L, loại vận đơn đã xếp hàng lên phương tiện vận chuyển (shipped), mới có chức năng nhận hàng tại cảng đến. Nếu một bản chính đã được người nhập khẩu dùng để nhận hàng, các bản chính khác tự động hết giá trị.

Ngoài “Bộ vận đơn gốc”, người vận chuyển có thể phát hành một số bản sao theo yêu cầu của người gửi hàng, trên đó ghi chữ “Copy” và “Non-Negotiable”. Các bản “Copy” này là “Bản chính” (khác với bản gốc), không có giá trị pháp lý như bản gốc, không chuyển nhượng được, chúng chỉ dùng trong các trường hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan .v.v . .

18. b << CIF (Cost/ Insurance / Freight)

Bên bán hàng theo các điều kiện giá CIF cần phải có bảo hiểm đơn có thể chuyển nhượng được để bảo chứng (tiền đảm bảo) cho các rủi ro trong quá trình vận chuyển từ các nhà bảo hiểm

19. c << Vận đơn hàng không ko thể chuyển nhượng được

1) Phương thức thuê tầu chợ (liner charter)

Tầu chợ là tầu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước.

Tầu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tầu định tuyến. Lịch chạy tầu thường được các hãng tầu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.

Ðặc điểm tầu chợ

Căn cứ vào hoạt động của tầu chợ, chúng ta có thể rít ra những đặc điểm cơ bản của tầu chợ như sau:

* Tầu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ.
* Cấu tạo của tầu chợ phức tạp hơn các loại tầu khác
* Ðiều kiện chuyên chở do các hãng tầu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.

Phương thức thuê tầu chợ

Thuê tầu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tầu chợ (liner booking note).

Thuê tầu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chuyển tầu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tầu để chuyên chở háng hoá từ cảng này đến cảng khác.

Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tầu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển.

=> Hợp đồng thuê tàu chợ có thể mua bán, chuyển nhượng được

2) Phương thức thuê tầu chuyến (voyage charter)

Hợp đồng thuê tầu chuyến là một dạng của hợp đồng thuê tầu, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng thuê tầu chuyến như sau:

Hợp đồng thuê tầu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tầu cam kết sẽ thanh toán cuớc phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng.
Người chuyên chở (carrier) trong hợp đồng thuê tầu chuyến có thể là chủ tầu (ship-owner) nhưng cũng có thể không phải là chủ tầu mà chỉ là người thuê tầu của người khác để kinh doanh lấy cước.

Còn người thuê tầu để chuyên chở hàng hoá có thể là người xuất khẩu và cũng có thể là người nhập khẩu theo điều kiện và cơ sở giao hàng được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

Song trên thực tế người thuê tầu và người cho thuê tầu rất ít khi trực tiếp ký hợp đồng với nhau.

=> Hợp đồng thuê tàu chuyến có chể chuyển nhượng được.

3) Vận đơn hàng không (Airway bill)

AIRWAY BILL is a bill of lading and contract between the shipper and the airline for delivery of goods to a specified location, and sometimes with specified delivery date/time. Non-negotiable, but serves as receipt from the airline to prove that goods were received.

VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG Là vận đơn đồng thời là hợp đồng giữa bên gửi hàng và hãng hàng không về việc gửi hàng đến một địa điểm quy định, đôi khi có quy định cả ngày/giờ giao hàng. Tuy không thể dùng để giao dịch, vận đơn hàng không được coi là biên lai của hãng hàng không xác nhận việc đã nhận hàng hàng hoá để vận chuyển.

Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:

+ Là bằng chức của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng
+ Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
+ Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không
+ Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá
+ Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá

Không giống chư vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược (như Airway bill này nè !), hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường.

Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu.

Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá.

Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành.

=> Vận đơn hành không (Airway bill) không ghi đich danh chủ sở hữu hàng hóa => Ko thể chuyển nhượng được

THÔNG TIN THÊM VỀ VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:

– Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill):
Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification).

– Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill):
Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.

Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:
– Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB)
Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.

– Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB)
Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.

Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không như sau:

Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi.

Nội dung của vận đơn hàng không

Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ.

Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”.

Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.

20. e << Cả Bảo lãnh NH & Thư TD dự phòng

Câu này, bạn Vespa có chọn là c. Nhưng mình nghĩ khác, cả 3 hình thức: L/C, L/C dự phòng & Bảo lãnh ngân hàng đều là những cam kết bảo đảm khả năng hợp đồng cho người phát hành L/C (bên mua hàng – bên nhập khẩu).

Nếu đáp án là c thì vẫn chưa là điều kiện đảm bảo tốt nhất ở đây. Nếu tớ là Bên bán hàng (Bên xuất khẩu) sẽ chọn e – Là bên mua hàng có sự đảm bảo tốt nhất, vừa có bảo lãnh vừa có Cam kết thực hiện của NH => Gần như hợp đồng đó hoàn toàn không có rủi ro.

1) Thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư.

2) Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ mà các nhà kinh doanh thường sử dụng để tăng cường sự bảo đảm đối với nghĩa vụ trong các hợp đồng kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh có rủi ro cao như hiện nay.

Người yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh phải ký hợp đồng với ngân hàng, trong đó nêu quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu và của ngân hàng đối với khả năng buộc phải thanh toán một kim ngạch nào đó theo thư bảo lãnh. Trong trường hợp người được bảo lãnh không trả được nợ hay thậm chí không muốn trả nợ thì ngân hàng buộc phải thanh toán số tiền đã bảo lãnh.

3) Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit): Là cam kết của một ngân hàng với Bên thụ hưởng Thư tín dụng dự phòng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng của ngân hàng đó trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

21. a << Tăng xuất khẩu

Phá giá đồng nội tệ là việc làm giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. (Phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR… )

Sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái. Điều này kích thích các DN trong nước tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài để thu về ngoại tệ.

22. a << FOB

Free On Board (FOB) hay còn có nghĩa là miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi. (Bên bán hàng chỉ chịu rủi ro và chi phí đem hàng đến cảng, trước khi hàng hóa xếp lên tàu)

=> Bên mua hàng phải chịu toàn bộ các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.
23. c << Thời gian ân hạn

Thời gian ân hạn là thời gian mà bên cho vay hỗ trợ bên đi vay bằng hình thức: Không phải trả nợ gốc, không phải trả lãi … Thời gian này cụ thể do 02 bên đàm phán với nhau, và căn cứ vào tình hình thực tế của dự án.

– Đối với cho vay 1 dự án, thời gian ân hạn thông thường ít nhất phải bằng thời gian đầu tư xây dựng, lúc đó DN mới ra được sản phẩm bán hàng và có tiền trả nợ cho Ngân hàng.

Vấn đề vốn gốc và lãi phải trả trong thời gian ân hạn có phải trả hay không đôi khi tùy thuộc vào cam kết trong “Hợp đồng tín dụng”. Có các trường hợp sau:

+ Vấn đề vốn gốc thì bạn không phải trả trong thời hạn ân hạn,nhưng vốn gốc sẽ được chia đều cho những kỳ hạn còn lại.Tiền lãi tùy theo có được ân hạn hay không.

+ Nếu gốc và lãi đều được ân hạn thì số tiền lãi phát sinh trong các kỳ hạn được ân hạn sẽ được cộng dồn để trả 01 lần vào kỳ hạn trả nợ đầu tiên.

+ Nếu tiền lãi không được ân hạn thì bạn phải trả lãi theo các kỳ đã được tính và xác định trong hợp đồng tín dụng.

THÔNG TIN THÊM:

Thời gian ân hạn theo nghĩa từ điển tài chính kinh tế là: khoảng thời gian bổ sung mà bên cho vay cho phép bên vay trả nợ mà không bị phạt (Nếu vượt quá thời gian này sẽ bị phạt)

Grace period : The additional period of time a lender or insurance policy issuer provides for a borrower to make payment on a debt without penalty.

24. d << Sổ tiết kiệm do chính NH cho vay phát hành

Trong câu này, mình chọn đáp án d vì: Ngân hàng luôn ưa thích Tài sản đảm bảo là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, dễ kiểm soát tình hình dư nợ

25. f << a và d

Ngân hàng sẽ quyết định cho vay 1 khách hàng dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có 2 yếu tố chính:

Tính khả thi và hiệu quả của khoản vay
Tình hình tài chính lành mạnh

26. c << Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có

27. b << 15% vốn tự có của của tổ chức tín dụng cho vay (Mục I Điều 128 của Dự thảo Luật Các TCTD)

28. c << NPV>0

29. a << Giảm độ rủi ro của tập hợp các tài sản đầu tư

30. g << a & d.

Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank) có 2 chức năng là thông báo mở L/C & kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ (The correctness of document)

31. a << Nguồn vốn của ngân hàng.

32. ( Ko thuộc chuyên ngành kế toán ngân hàng, trả lời mấy câu này khó quá trời)

33. c << Không đổi

34.

35. d << Tất cả các phương án trên

36.

37. b << Ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản

Séc chuyển khoản là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh tiền mặt được.

38. d << Tài sản có và vốn chủ sở hữu giảm

39. a << Giá trị hiện tại

40. c << Lãi suất danh nghĩa < tỷ lệ lạm phát

Điển hình là vào tháng 2 năm 2008, khi lãi suất trần cho vay chỉ là 11% thì tỷ lệ lạm phát là 15%. Như vậy lãi suất thực âm 4%/năm

41. d << Hiệu suất, hiệu quả và trình độ quản lý tài sản có của doanh nghiệp

42. d << Tất cả các nội dung trên đều đúng

43. a << tăng – giảm.

Lãi suất và chi phí huy đồng vốn tăng >< Giảm thu nhập từ các tài sản tài chính của NH

44. a << Tăng cung tiền cho hệ thống ngân hàng thương mại

45. b << Là số vốn của chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ

Trong bảng Cân đối kế toán, bên TS Nợ gồm: I – Nợ & Các khoản phải trả ; II – Nguồn vốn chủ sở hữu => nó ko là các khoản nợ

46. b << Mua DEM, bán USD trên thị trường

47. d << Các câu trên đều đúng

48. b << Giảm giá so với USD

49. a << Một lần

50. d << Chưa xác định được

Điều 23 UCP 600: “Ngày phát hành Airway bill là ngày giao hàng trừ khi chứng từ vận tải hàng không có ghi ngày giao hàng thực tế. trong trường hợp này ngày ghi trong ghi chú đó được coi là ngày giao hàng thực tế.”

51. a << Cam kết của người mua và trả cho người bán khi nhận được hàng hoá đúng trên hợp đồng đã ký

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: