Soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 1 – SGK văn 10

Đây là bài viết số [part not set] trong 8 bài viết của loạt series Ngữ Văn 10
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – phần 1 – SGK văn 10
Soạn bài Đại cáo bình Ngô
Soạn bài Đại cáo bình Ngô

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 2) – Soạn bài Đại cáo bình Ngô

Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?
 
Lời giải chi tiết:
 
– Nguyễn Trãi sống trong thời đại có nhiều biến động dữ dội: Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên thay, quân Minh xâm lược nước ta, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng cha con Hồ Quý Ly và các triều thần. Nguyễn Trãi muốn theo cha làm tròn đạo hiếu nghe lời cha dặn quay về “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”. Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một “trai thời loạn”. Sự biến động dữ đội của lịch sử dẫn tới bi kịch mất nước nhưng từ trong bi kịch ấy, lòng yêu nước, chí căm thù, tinh thần quả cảm dám xẻ thân vì giang sơn xã tắc đã hun đúc những phẩm chất của một trang anh hùng.
 
– Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Lê Lợi Bình Ngô sách và trở thành quân sư bên cạnh Lê Lợi, đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kỳ bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao… ở Nguyễn Trãi.
 
– Bước sang thời kỳ hoà bình, Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị thì cuộc đời ông chuyển sang giai đoạn khó khăn, bi thảm: bị bọn lộng thần ghen ghét, bị vua nghi ngờ, bị bắt rồi không được trọng dụng, phải tìm về cuộc sống ẩn dật. Nguyễn Trãi tìm đến thiên nhiên nhưng tấm lòng trung quân, ái quốc vẫn “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
 
– Vụ án Lệ Chi viên khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Đây là vụ án lớn nhất, oan khốc nhất lịch sử Việt Nam. Hơn 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, những tác phẩm trước của ông tuy bị cấm, bị đốt song vẫn tìm thấy gần như nguyên vẹn trong lòng dân.

Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Anh (chị) đã đọc những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi? Hãy giới thiệu sơ lược một vài tác phẩm tiêu biểu.
 
Lời giải chi tiết:
 
a. Những tác phẩm tiêu biểu
 
    Nguyễn Trãi có những đóng góp lớn cho nền văn hoá dân tộc. Sáng tác của ông thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lý, quân sự… các thể loại gồm: văn chính luận, văn khoa học (chữ Hán), thơ (chữ Hán và chữ Nôm)… Loại sáng tác nào của ông cũng có ý nghĩa khai mở cho đời sau. Về lịch sử, Nguyễn Trãi có Lam Sơn thực lục, về địa lý có Dư địa chí. Văn chính luận (chính trị, quân sự) có Quân trung từ mệnh tập; thơ chữ Hán có Ức Trai thi tập, tập chữ Nôm có Quốc Âm thi tập… Thơ văn của Nguyễn Trãi mang tính mẫu mực cổ điển.
 
– Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn chương to lớn, được đánh giá như một bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc, một “thiên cổ hùng văn”. Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán điêu luyện, tình tứ, tao nhã của Nguyễn Trãi mà mỗi bài là một mảnh hồn của Ức Trai tiên sinh.
 
– Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ chữ Nôm sớm nhất còn lại đến ngày nay, tập thơ thể hiện ý thức về tiếng nói dân tộc cũng là ý thức tự tôn dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, văn học. Đặc biệt, Nguyễn Trãi đã sáng tạo những bài thơ thất ngôn xen lục ngôn rất tài tình…
 
b. Đặc điểm thơ văn Nguyễn Trãi
 
– Luôn xuất phát từ quan điểm tư tưởng “lấy dân làm gốc” (dân vi bản), tư tưởng đó hoà quyện với tinh thần yêu dân, yêu nước.
 
– Có ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp (hiếu học, trọng đức, trọng tài đem tài, đức cống hiến cho dân cho nước, cho đời).
 
– Triết lý giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm về cuộc đời, thể hiện nhân cách cứng cỏi, trong sáng, thích làm điều thiện, không tham danh lợi.
 
– Tình yêu thiên nhiên, coi thiên nhiên là bầu bạn
 
– Tâm hồn tình tứ, phong lưu, lãng mạn
 
– Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt, vì những tác phẩm thơ ca bằng chữ Nôm của ông có vị trí khai mở cho nền thơ ca nước nhà. Thơ Nguyễn Trãi dùng nhiều hình ảnh đẹp mang tính dân tộc (bên cạnh những hình ảnh có tính ước lệ trong văn học Hán). Nguyễn Trãi đưa nhiều từ thuần Việt vào thơ, đặc biệt là ca dao, tục ngữ, từ láy… Nguyễn Trãi sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn chưa từng có trước đó, coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt, phổ biến trong thế kỷ XV, XVI.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh (chị) cảm nhận sâu sắc nhất.
 
Lời giải chi tiết:
 
– Hai câu cuối bài Cảnh ngày hè:
 
       Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
 
       Dân giàu đủ khắp đòi phương
 
=> Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông vẫn lắng tai nghe âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước. Ấy là một giấc mơ, và cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ bật ra thành lời.
 
– Hai câu thơ đầu bài Côn Sơn ca:
 
           Côn Sơn suối chảy rì rầm
 
       Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
 
=> Khung cảnh thiên nhiên mở ra hết sức nên thơ, nhẹ nhàng cho ta cảm thấy sự tĩnh tại trong từng câu từng chữ. Nơi Côn Sơn vắng vẻ mà yên tĩnh, để cho tiếng suối chảy róc rách cũng vang vọng, êm dịu đi vào lời thơ trong trẻo như tiếng đàn cầm. Tâm hồn thi nhân thật tinh tế, để tiếng suối trong kia khẽ khàng chạm vào sợi dây rung cảm. Nguyễn Trãi có lẽ không chỉ yêu mến thiên nhiên mà còn coi thiên nhiên như một người bạn tâm tình, hòa mình vào thiên nhiên cảm nhận từng hơi thở của cành cây hoa lá, của âm thanh.

Câu 4 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.
 
Lời giải chi tiết:
 
1. Giá trị nội dung:
 
– Luôn xuất phát từ quan điểm tư tưởng “lấy dân làm gốc”, tư tưởng đó hoà quyện với tinh thần yêu dân, yêu nước, lý tưởng nhân nghĩa đã trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong thơ văn Nguyễn Trãi. Cũng xuất phát từ tư tưởng này mà thơ văn Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì dân, vì nước, vì chính nghĩa.
 
– Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện rõ ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp (hiếu học, trọng đức, trọng tài, đem tài đức cống hiến cho dân, cho nước, cho đời), đồng thời mang những triết lý giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm. Tinh yêu thiên nhiên, tâm hồn tình tứ, phong lưu, lãng mạn cũng là một trong những nội dung đặc sắc của thơ văn Nguyễn Trãi.
 
2. Giá trị nghệ thuật:
 
– “Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê Trí Viễn). Ông là người đặt nền móng cho thơ ca Tiếng Việt. Thơ Nguyễn Trãi dùng từ ngữ, hình ảnh mang tính dân tộc. Nguyễn Trãi đã sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn và được coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt phổ biến trong thế kỷ XV, XVI.
 
Bài viết cùng series:
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: