Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 33 SGK Ngữ văn 10

Đây là bài viết số [part not set] trong 8 bài viết của loạt series Ngữ Văn 10
Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 33 SGK Ngữ văn 10
Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 33 SGK Ngữ văn 10

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.
 
Lời giải chi tiết:
 
Ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài:
 
– Giữ nguyên về nghĩa, chỉ khác cách đọc: tâm, đức, tài, độc lập, hạnh phúc…
 
– Rút gọn: thừa trần -> trần; lạc hoa sinh -> củ lạc.
 
– Đảo vị trí các yếu tố: nhiệt náo -> náo nhiệt; thích phóng -> phóng thích.
 
– Đổi khác nghĩa: phương phi (hoa cỏ thơm tho) -> béo tốt; bồi hồi (đi đi lại lại) -> bồn chồn, xúc động; đinh ninh (dặn dò) -> yên chí, tin chắc là.
 
– Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: đan tâm -> lòng son; cửu trùng -> chín lần.

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.
 
Lời giải chi tiết:
 
Những ưu điểm của chữ quốc ngữ:
 
– Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.
 
– Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.
 
– Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt.

Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.
 
Lời giải chi tiết:
 
Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:
 
– Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base --> ba zơ (ba-dơ);
 
– Vay mượn thuật ngữ khoa học, kỹ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn
 
– Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài (thay cho chủng loại), âm kép, âm rung, máy tính, cà vạt, cà phê…

Luyện tập – Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Bài tập 1
 
Các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán trong tiếng Việt:
 
– Vay mượn trọn vẹn chỉ Việt hóa mặt âm đọc: cách mạng, chính phủ…
 
– Rút gọn: thừa trần → trần…
 
– Đảo vị trí các yếu tố: nhiệt náo → náo nhiệt; thích phóng → phóng thích…
 
– Đổi nghĩa hoặc mở rộng, thu hẹp nghĩa: phương phi → béo tốt, bồi hồi → bồn chồn, đinh ninh → yên chí, tin chắc…
 
– Dịch nghĩa: không phận → vùng trời, thiết giáp → bọc thép…
 
Bài tập 2
 
Ưu điểm nổi bật của chữ Quốc ngữ:
 
– Số lượng kí hiệu chữ viết không quá lớn.
 
– Số lượng chữ cái để ghi âm vị rất ít (khoảng 26 chữ cái). Muốn ghi âm tiết thì ghép chữ cái lại.
 
– Dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ.
 
– Có thể ghi tất cả âm thanh mới lạ.
 
Bài tập 3
 
Ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:
 
– Phiên âm thuật ngữ phương Tây: sin, cô-sin, véc-tơ…
 
– Vay mượn thuật ngữ Trung Quốc: ngôn ngữ, văn học, chính trị, chủ ngữ, vị ngữ…
 
– Đặt thuật ngữ thuần Việt: góc nhọn, góc tù, góc bẹt…
Bài viết cùng series:
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: