Trắc nghiệm tiếng Anh có đáp án ôn thuế 2020. Tổng hợp một số bài test trắc nghiệm tiếng Anh mới hiện nay gửi mọi người ôn thuế
Trắc nghiệm tiếng Anh có đáp án ôn thuế 2020
Đáp án: 1D 2A 3D 4C 5B 6B 7B 8C 9B 10D 11B 12C 13C 14A 15B 16C 17C 18D 19A 20B 21D 22A 23C 24B 25C 26A
Nguồn : Nhóm cùng ôn thuế- anh Trịnh Duy Phong
★★ Kinh nghiệm thi Anh văn cực kỳ hiệu quả, vượt qua các kỳ thi công chức, viên chức nhà nước ★★
Tiếng Anh là môn điều kiện, chỉ cần đủ 5 điểm là vượt qua. Với các thí sinh có điểm chuyên môn bằng nhau, thì sẽ xét đến điểm thành phần, vì vậy mọi người đi thi khi thấy kiến thức mình đã 5 điểm thì cũng vẫn cố gắng kiếm thêm điểm dự phòng, càng cao càng tốt mà.
Thi tiếng Anh công chức là tương đương với trình độ B. Và thường là thi viết (ngữ pháp, đọc hiểu, dịch). Cấu trúc đề thi thường gồm các bài:
1-Chọn đáp án đúng A, B, C, D
2-Viết lại câu sao cho nghĩa không thay đổi
3-Viết câu đầy đủ dựa vào từ gợi ý cho sẵn
4-Đọc hiểu trả lời câu hỏi/ Điền từ
5-Dịch xuôi, dịch ngược
Để được 5 điểm thì thực sự không hề khó. Với những bạn khả năng tiếp thu trung bình thì mình nghĩ nên có kế hoạch ôn thi trước khoảng 3-6 tháng. Và nên tập trung vào các mảng: các thì của động từ, các loại mẫu câu, để kiểm điểm từ bài 1,2,3.
Với những bạn đã biết tiếng Anh tương đối, thì tùy thuộc vào trình độ, khả năng tập trung cũng như quyết tâm, mình nghĩ thời gian ôn thi từ khoảng 1-3 tháng. Với những bạn này thì lý thuyết chỉ cần dượt qua, luyện tập là chính, và luyện tập các bài nâng cao để kiếm thêm điểm từ bài 4,5.
Từ vựng thì sao? Hoàn toàn không nên lấy từ điển ra học nhồi nhét . Nếu bạn có nhiều thời gian, có thể học và luyện tập các cuốn Vocabulary phù hợp với trình độ (thường là trình độ Pre-inter, hoặc Inter là vừa với đề thi). Các cuốn này có ưu điểm là có tranh ảnh đi kèm với giải thích dễ hiểu, giúp mình dễ áp dụng và ghi nhớ.
Nhưng nếu bạn chỉ còn ít thời gian thì mình nghĩ bạn sẽ không nhồi nhét được những quyển này đâu. Cách sau sẽ hiệu quả hơn cho những người nước đến cổ mới nhảy: học từ vựng từ chính những bài, những câu, những đoạn văn mà trong quá trình ngữ pháp mình đã làm bài, đã gặp.
Nếu bạn tự học, phải tự kiểm tra lại mình xuôi và ngược, tập viết mỗi từ 2 dòng càng tốt. Nếu học với giáo viên, người dạy nên kiểm tra hằng ngày, ngày hôm sau gối 1 ít kiến thức ngày hôm trước, cứ thế quấn chiếu thì học viên sẽ nhớ tốt hơn. Mình thì thường kiểm tra học viên bằng cách như sau.
Ví dụ: với từ “khoa học”:
-viết tiếng Anh từ “khoa học”. Dễ quá. Science.
-Liệt kê họ hàng nhà nó ra nào. Học viên phải viết được ít nhất: Scientist 👎. Scientific (adj). Scientifically (adj).
-Chọn đáp án đúng:
The…who has just received the prize used to be my classmate.
A. Science B. Scientist C. Scientific D. Scientifically
Đáp án: B.
-Dịch câu sau: Tom luôn sắp xếp mọi thứ 1 cách khoa học.
Đáp án: Tom always arranges everything scientifically.
Với 1 từ các bạn cố gắng học được nghĩa từ, họ hàng nhà nó, cách dùng, để có thể áp dụng khi làm bài Chọn A,B,C,D, bài điền từ vào đoạn văn, và bài dịch.
Bạn đừng sợ mình ít vốn từ. Bài thi trình độ B chỉ xoay quanh 1 số từ nhất định mà thôi. Bạn nào chưa biết gì, 6 tháng sau liệt kê lại, được vốn 1000 từ là có niềm tin đi thi.
Bạn nào biết tiếng Anh rồi thì tuyển thêm càng nhiều từ vào vốn có sẵn càng tốt, tùy thuộc vào thời gian ôn thi, thêm khoảng 300 từ là cũng khá rồi.
Các câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh chủ yếu trắc nghiệm khả năng về ngữ pháp và cách dùng tiếng Anh (English grammar and usage), kể cả phần viết và đọc hiểu.
****Cách chọn câu trả lời****
Giới thiệu hai loại câu hỏi thông dụng và cách trả lời:
1. Hoàn chỉnh câu (Sentence completion): Đề thi đưa ra một câu chưa hoàn chỉnh, trong đó, một hay một vài phần được bỏ trống. Theo sau là đáp án, thường liệt kê 4 từ hay cụm từ hoặc mệnh đề. Thí sinh sẽ chọn trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là chính xác để hoàn tất câu hợp với cú pháp và hợp lý nhất.
Thí dụ: Hãy chọn từ hoặc cụm từ (A, B, C hoặc D) thích hợp nhất cho khoảng trống của câu (Choose the word or phrase (A, B, C, or D) that best fits the blank space in the sentence).
Last week, when John arrived at the airport, the plane __________.
A. took off.
B. had taken off.
C. will take off.
D. takes off.
Đáp án đúng là B. Ta dùng thì past perfect (quá khứ hoàn thành) ở đây để chỉ một hành động xảy ra trước một hành động khác ở trong quá khứ. Tuần trước, khi John đến phi trường thì phi cơ đã cất cánh (hành động xảy ra trước: phi cơ cất cánh – ở thì quá khứ hoàn thành; hành động sau: John đến phi trường – ở thì quá khứ đơn).
Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần chú ý:
– Nếu các đáp án khá ngắn, ta nên liếc nhanh toàn bộ để có khái niệm về những thiếu sót của câu. Cái “liếc” này thường có thể giúp ta phân nhóm câu hỏi thuộc loại parallel structure, verb forms, word order…
– Nếu các đáp án dài và phức tạp, ta hãy bắt đầu bằng việc đọc cả câu. Không nên phân tích từng từ một nhưng khi đọc hãy cố hình thành diện mạo cấu trúc cả câu: Có bao nhiêu mệnh đề trong câu? Mỗi mệnh đề đã có đủ chủ ngữ và động từ hay chưa? Đã có liên từ kết nối các mệnh đề với nhau? Còn phần nào thiếu sót?…
– Nếu chưa tìm được đáp án ngay, cố gắng giải đáp bằng phương pháp loại trừ, tức loại dần những đáp án không hợp lý. Đó là các đáp án:
Còn thiếu những từ hoặc cụm từ thiết yếu khiến cho câu chưa hoàn chỉnh.
Bao gồm những từ hay cụm từ không cần thiết.
Một phần của đáp án sai ngữ pháp khi điền vào toàn câu.
2. Nhận diện sai sót (Error identification): Câu hỏi thường đưa ra 4 từ hay cụm từ được gạch dưới (underline). Thí sinh sẽ nhận diện trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là sai, cần phải viết lại để câu được hoàn chỉnh.
Thí dụ: Hãy chọn từ hoặc cụm từ được gạch dưới, cần phải điều chỉnh lại cho đúng (Choose the underlined word or phrase (A, B, C, or D) that needs correcting).
In North American (cultural), men (do) not kiss men when (meeting) each other. They shake (hands).
Với câu này, ta chọn đáp án A vì cutural là tính từ, trong khi ở vị trí này phải là danh từ: culture.
Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần lưu ý:
– Đừng bao giờ chỉ tập trung đọc những từ hay cụm từ được gạch dưới, bởi vì những từ hay cụm từ đó thường chỉ sai hoặc không hợp lý khi đặt vào ngữ cảnh của toàn câu.
– Không trả lời câu hỏi cho đến khi đã đọc toàn bộ cả câu.
Với câu hỏi tương đối dễ, thí sinh có thể trả lời ngay để tiếp tục qua câu khác. Nếu chưa tìm được điểm sai sót ngay, hãy đọc lại toàn câu và lần này, hãy chú ý đến những từ, cụm từ được gạch dưới. Thông thường, trong cách đọc hằng ngày, chúng ta có thói quen liếc nhanh qua các “tiểu từ” như mạo từ, giới từ vì những từ này không chứa thông tin. Tuy nhiên, trong bài thi trắc nghiệm, đây là những phần có thể chứa sai sót nên ta cần lưu ý.
****Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm****
1. Theo đúng hướng dẫn: đọc kỹ các hướng dẫn về làm bài thi.
2. Đọc hết toàn bộ từng câu hỏi và tất cả các chọn lựa của đáp án trước khi chọn câu trả lời.
3. Trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Với những câu hỏi mà ta không biết câu trả lời chính xác thì các bạn cũng phải nên đoán.
4. Chọn câu trả lời tốt nhất trong các đáp án được câu hỏi đưa ra. Có thể bạn nghĩ rằng câu trả lời đúng không nằm trong số những đáp án đưa ra, nhưng bạn bị giới hạn là chỉ được chọn lựa đáp án tốt nhất trong số đáp án đã cho mà thôi.
mỗi câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh chỉ có một đáp án đúng, do đó, thí sinh chỉ chọn một phương án (A, B, C hoặc D) trên phiếu trả lời. Điều này thuận lợi cho các thí sinh vì trong nhiều kỳ thi quốc tế, một số câu hỏi có 2 đáp án và thí sinh phải chọn 2 phương án đúng trên bản trả lời. Thí sinh không tô 2 ô cho cùng một câu.
5. Không nên phí thời gian cho một câu hỏi nào đó, hoặc chưa hiểu rõ, hoặc quá khó. Nếu chưa trả lời được ngay thì nên bỏ qua để làm những câu kế tiếp. Sau đó, nếu còn thời gian sẽ làm trở lại những câu đã bỏ qua nói trên. Nhớ ghi số thứ tự của câu đã bỏ qua vào giấy nháp để dễ nhận diện. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn câu sai, nên trước khi hết giờ thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời.
6. Đọc câu nào thì trả lời ngay câu ấy. Tránh cách làm bằng việc trả lời trước trên giấy nháp toàn bộ bài thi rồi sau đó mới tô vào bản trả lời, vì đôi lúc sẽ rất cập rập vào giờ chót nên sẽ tô lộn xộn trên phiếu trả lời.
7. Phải đánh dấu câu trả lời theo đúng hướng dẫn và đúng với số thứ tự của câu trên bản trả lời: Dùng bút chì đen tô kín ô tròn tương ứng với chữ cái đã chọn trên phiếu trả lời. Cần lưu ý là phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô (không dùng gạch chéo hay đánh dấu). Chẳng hạn, nếu ta đang làm câu số 9 và chọn C là phương án đúng thì ta tô đen ô C trên dòng số 9 của phiếu trả lời:
Nên nhớ là không tô 2 ô cho cùng một câu vì đề thi năm 2007 chỉ cho một phương án đúng cho một câu. Thí dụ như câu trên, nếu đã chọn và tô đen đáp án C rồi thì không tô thêm ô nào nữa. Trong trường hợp tô nhầm ô hay muốn đổi phương án trả lời, thì phải tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới được chọn.
8. Để tiết kiệm thời gian, các bạn nên tập tô thử các ô trước ở nhà. Thông thường, các thí sinh hay gọt sẵn những cây viết chì loại 2B (theo quy định) nhọn hoắt, nên khi tô vào ô mất nhiều thời gian. Nếu ta tô trước cho đầu nhọn bút chì hơi tà đi thì khi tô trọn ô rất nhanh. Các bạn có thể tiết kiệm được vài ba giây hoặc thậm chí 5 – 7 giây cho một câu, và như thế, cứ 10 câu ta có thể có thêm thời gian làm được 1 hay 2 câu nữa. Nên nhớ khi đi thi, thời gian là tối quan trọng. Việc dùng cục tẩy cũng cần lưu ý. Thí sinh nên dùng cục tẩy rời mà không sử dụng cục tẩy của cây viết chì vì động tác quay cây viết để tẩy cũng làm mất thì giờ. Tốt nhất là một tay cầm viết, một tay cầm cục tẩy. Nếu tay phải viết thì tay trái cầm cục tẩy (và ngược lại) để thấy sai là tẩy ngay, tiết kiệm được nhiều thời gian.
Một trong những châm ngôn khi học tiếng Anh mà chúng ta cần ghi nhớ là phải “Thực hành, thực hành và thực hành” (Practice, practice, and practice). Ở phần luyện thi trắc nghiệm thì các bạn nên tìm cách làm thêm thật nhiều bài thi trắc nghiệm càng tốt.
Đây là những bí quyết giúp đạt điểm cao môn tiếng Anh trong kì thi Đại học đã được rất nhiều các tiền bối đúc kết lại đó ^^
★★★★★★★★★★ TÓM LẠI ★★★★★★★★
– Phần đọc hiểu: Đề thi Tiếng Anh thường có từ 1 đến 2 bài đọc, chiếm tỷ lệ điểm từ 20-30% trên tổng điểm. Nhiều bạn mất điểm oan khi làm bài đọc do một số lỗi sau: cố tìm hiểu chi tiết nội dung của bài viết thay vì cần hiểu ý chính, thông tin câu hỏi có sẵn trong bài hoặc những đáp án lựa chọn cho sẵn; dành quá nhiều thời gian cho tìm hiểu, phán đoán ý nghĩa của từ vựng thay vì hiểu ý chính của câu và của đoạn để tìm ra ngay đáp án phù hợp; làm theo thứ tự câu hỏi thay vì lựa chọn câu hỏi và đáp án phù hợp với nội dung để hoàn thành; chỉ đọc lướt ý của câu hỏi mà không chú trọng vào nghĩa phủ định của các từ, dẫn đến việc hiểu nhầm nội dung câu hỏi. Những dạng câu hỏi này hay xuất hiện phần phủ định ở cuối câu dùng với liên từ như: but, except, excluding… hoặc cụm từ: not true, not correct, not mentioned, do(es)not refer…
– Phần câu hỏi ngữ âm: Phần thi này chỉ có 5 câu nhưng lại chiếm tỷ lệ xấp xỉ 10% tổng điểm bài thi. Khi làm phần này, nếu bạn không đọc thành tiếng các từ vựng thì khó xác định được dấu trọng âm, hoặc tìm ra cách đọc khác nhau giữa các từ cho sẵn.
Chọn phương án sát nghĩa với câu cho sẵn: Phần thi này đòi hỏi kỹ năng viết câu đúng của thí sinh, thường chiếm tỷ lệ từ 8-15% tổng điểm. Muốn làm tốt phần thi này, cần lưu ý: phần lớn các câu cho sẵn được mặc định ở các dạng câu giao tiếp, hội thoại nên khi chuyển ý (sang dạng bị động/chủ động; câu trực tiếp/gián tiếp) thường sử dụng văn viết, do đó về cơ bản thì cấu trúc câu, chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ… cũng thay đổi theo. Câu hỏi có sử dụng các câu trần thuật, mệnh lệnh thức, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán khiến cho ý nghĩa của câu bị thay đổi, các động từ thường được sử dụng để thay thế như: ordered, forced, demanded, requested, suggested, warned, advised… Phần này cần dùng tư duy và suy luận logic để hiểu rõ định dạng câu, phân tích các mệnh đề chính, qua đó tìm ra ý nghĩa của câu, so sánh với các đáp án tương đồng phù hợp.
– Phần 3 tìm lỗi sai:Đừng bao giờ chỉ tập trung đọc những từ hay cụm từ được gạch dưới, bởi vì những từ hay cụm từ đó thường chỉ sai hoặc không hợp lý khi đặt vào ngữ cảnh của toàn câu; hãy đọc toàn bộ cả câu trước khi đưa ra lựa chọn. Với câu hỏi tương đối dễ, bạn có thể trả lời ngay để tiếp tục qua câu khác. Nếu chưa tìm được điểm sai sót ngay, hãy đọc lại toàn câu và lần này, hãy chú ý đến những từ, cụm từ được gạch dưới. Thông thường, trong cách đọc hằng ngày, chúng ta có thói quen liếc nhanh qua các “tiểu từ” như mạo từ, giới từ vì những từ này không chứa thông tin. Tuy nhiên, trong bài thi trắc nghiệm, đây là những phần có thể chứa sai sót nên ta cần lưu ý.
– Phần hoàn chỉnh câu: Trong phần này, đề thi đưa ra một câu chưa hoàn chỉnh, trong đó, một hay một vài phần được bỏ trống. Theo sau là đáp án, thường liệt kê 4 từ hay cụm từ hoặc mệnh đề. Để làm tốt, cần lưu ý những điều sau:
– Nếu các đáp án khá ngắn, ta nên liếc nhanh toàn bộ để có khái niệm về những thiếu sót của câu. Cái “liếc” này thường có thể giúp ta phân nhóm câu hỏi thuộc loại parallel structure, verb forms, word order…
– Nếu các đáp án dài và phức tạp, ta hãy bắt đầu bằng việc đọc cả câu. Không nên phân tích từng từ một nhưng khi đọc hãy cố hình thành diện mạo cấu trúc cả câu: Có bao nhiêu mệnh đề trong câu? Mỗi mệnh đề đã có đủ chủ ngữ và động từ hay chưa? Đã có liên từ kết nối các mệnh đề với nhau? Còn phần nào thiếu sót?…
– Nếu chưa tìm được đáp án ngay, cố gắng giải đáp bằng phương pháp loại trừ, tức loại dần những đáp án không hợp lý. Đó là các đáp án: Còn thiếu những từ hoặc cụm từ thiết yếu khiến cho câu chưa hoàn chỉnh, hoặc có những từ hay cụm từ không cần thiết, hoặc một phần của đáp án sai ngữ pháp khi điền vào toàn câu.
Bài viết khác cùng mục: