Trắc nghiệm Tin 7-Ứng xử trên mạng (có đáp án)

ng xử trên không gian mạng chính là việc chúng ta giao tiếp, tương tác, bày tỏ thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trước những thông tin, sự việc, sự kiện được đăng tải trên mạng internet.

Ứng xử trên mạng là gì
Ứng xử trên mạng là gì

Kỹ năng ứng xử văn hóa trên mạng xã hội

Xã hội hiện đại, mọi người thường nhắc nhau về kỹ năng ứng xử nơi công cộng, kỹ năng ứng xử ở trường học, công sở hay kỹ năng ứng xử trong gia đình…mà dường như chưa đề cập nhiều đến kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội…
Từ thực tiễn sử dụng mạng xã hội đã hình thành nên văn hóa ứng xử trên mạng. Văn hóa ứng xử trên MXH được hiểu là hệ thống giá trị chi phối nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân khi tham gia MXH, phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng.
Văn hóa ứng xử trên MXH bao hàm cả mối quan hệ giữa con người và môi trường xung quanh, biểu hiện ở chỗ mỗi người biết góp phần tuyên truyền trên MXH về bảo vệ môi trường thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện; biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các loài động vật,… Văn hóa ứng xử trên MXH còn thể hiện trong mối quan hệ với chính bản thân, với các giá trị như sự khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, có chính kiến, lập trường, quan điểm rõ ràng; tinh thần cầu thị, học hỏi, không tự kiêu, tự đại hoặc tâm lý tự ti, thiếu tin vào bản thân,…
Mối quan hệ trên MXH có phạm vi rộng lớn, đa dạng và khó kiểm soát hơn mối quan hệ trong đời thực. Một cư dân mạng có thể có thiết lập quan hệ bạn bè khắp thế giới, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp,… Một cá nhân có thể tham gia nhiều MXH khác nhau với danh tính được công khai, cũng có thể ẩn danh, thậm trí mạo danh người khác. Có trường hợp một người tham gia một MXH với nhiều tài khoản khác nhau.
Do tính tương tác trực tiếp, tính tức thời trong giao tiếp nên việc đánh giá cảm xúc, thái độ, hành vi khó chính xác, kể cả những giao tiếp qua hình ảnh như gọi điện bằng Mesenger, Skype, Zalo,… Các cảm xúc thật có thể bị che dấu, không bộc lộ hoặc bộc lộ không đầy đủ, thậm trí bộc lộ trái ngược. Sự giao tiếp bằng ánh mắt, những điệu bộ, cử chỉ thân thiện, tình cảm chân thật khó có thể biểu hiện và tác động như ngoài đời thực.
Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội chủ yếu là ngôn ngữ viết và ký hiệu. Chẳng hạn, nhận xét, bình luận bằng chữ viết, hoặc tỏ thái độ bằng như ký hiệu và hình ảnh như: like (thích), love (yêu thích), cười (haha), ngạc nhiên, buồn, phẫn nộ… trên trang Facebook; nhắn tin, tỏ thái độ bằng lời hoặc ký hiệu hình ảnh trên Zalo.
Trên mạng xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều nhân vật được coi là “thủ lĩnh tinh thần”, “người dẫn dắt dư luận”. Một số nhân vật nổi tiếng chỉ bằng cách đưa những câu chuyện “sốc, sex, sến” nhưng vô tình đã “tung hỏa mù” làm “bẩn” môi trường mạng xã hội. Có kẻ thì núp dưới chiêu bài từ thiện đánh vào tâm lý thương người của số đông để trục lợi; cá biệt cho kẻ còn lợi dụng những mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân để đưa chuyện không đúng lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ, kích động… Và trong sự “nổi tiếng” của những đối tượng này có một phần trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta khi tham gia mạng xã hội, vô tình hay cố ý, bị cuốn theo những cuộc tranh luận do họ dựng lên có chủ đích xấu. Mạng xã hội có xây dựng được văn hóa ứng xử lành mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào hành vi của mỗi người sử dụng, do đó chúng ta phải có trách nhiệm hơn trong mỗi lời nhận xét, phê bình, hay gắn biểu tượng cảm xúc của mình khi tham gia mạng xã hội.
Chính vì sự đa dạng và phức tạp về nội dung và hình thức khi giao tiếp trên mạng xã hội, vì vậy, con người khi tham gia mạng xã hội phải tạo cho mình một số kỹ năng.
Thứ nhất: Kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội. Khi tham gia mạng xã hội, thế giới mạng có đầy đủ tính chất của một xã hội thu nhỏ. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội là rất quan trọng. Kỹ năng giao tiếp giúp duy trì các mối quan hệ xã hội, mở rộng các mối quan hệ mới và rút ngắn khoảng cách địa lý, tình cảm mà đời thực có thể không làm được
Thứ hai: Kỹ năng đối phó với dư luận xã hội. Khi tham gia mạng xã hội là chúng ta luôn đặt mình trước tình huống có thể chịu tác động của dư luận xã hội. Ví dụ chỉ một bài đăng trên mạng xã hội có thể hàng trăm, nghìn thậm chí hàng triệu người biết đến và bình luận. Vì vậy, khả năng tạo dư luận xã hội là hoàn toàn có thể
Thứ 3: Kỹ năng vượt qua khủng hoảng mạng xã hội
Khi tạo ra dư luận xã hội, có thể có dư luận tốt, và có thể có dư luận xấu. Dư luận tốt có thể mang lại cảm giác vui vẻ, hưng phấn về tâm lý. Ngược lại, dư luận xấu có thể đẩy ta vào khủng hoảng. Vì vậy, để sẵn sàng với mọi tình huống mà mạng xã hội mang lại, ta cũng cần trang bị kỹ năng vượt qua khủng hoảng.
Thành ngữ có câu “năm người mười ý” nhưng cũng có câu “nhiều cái đầu sáng suốt hơn một cái đầu”. Điều đó cho thấy việc tranh luận nào thì cũng có hồi kết, và những ý kiến kết luận thường là ý sáng suốt. Vấn đề là làm sao tập hợp được những “cái đầu sáng” để cùng đưa ra ý kiến lành mạnh, bổ ích. Trước khi ý kiến sáng suốt cuối cùng được đưa ra, mỗi người hãy nên bình tâm suy nghĩ để đưa ra ý kiến một cách chính xác, thấu đáo, có văn hóa. Việc đơn giản vậy nhưng sẽ góp phần làm trong sạch môi trường thông tin trên mạng xã hội.

Trắc nghiệm Tin 7-Ứng xử trên mạng (có đáp án)

Câu 1: Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?

A. Nói lời xúc phạm người đó.

B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.

C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.

D. Đe dọa người bắt nạt mình.

Câu 2: Nghiện chơi game trên mạng là gì?

A. Là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

B. Là tình trạng chơi game liên tục không kiểm soát được, dù biết điều này đang tổn hại đến sức khỏe của chúng

C. Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Mục tiêu của giao tiếp qua mạng là gì?

A. Giúp người khác hiểu em một cách rõ ràng.

B. Hiểu người khác một cách rõ ràng.

C. Giữ mối quan hệ tết để có thể tiếp tục giao tiếp.

 

D. Tất cả những điều trên.

Câu 4: Những việc nào sau đây em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng?

A. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.

B. Tôn trọng người đang trò chuyện với mình.

C. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.

D. Đối xử với người khác theo cách em muốn được đối xử trực tuyến.

Câu 5: Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu?

A. Tiếp tục truy cập trang web đó.

B. Đóng ngay trang web đó.

C. Đề nghị bố mẹ, thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó.

D. Gửi trang web đó cho bạn bè xem.

Câu 6: Một ngày một học sinh cấp Trung học cơ sở nên truy cập Internet trong thời gian bao lâu?

A. Càng dành ít thời gian sử dụng Internet càng tốt

B. 20/24

C. 12/24

D. 7/24

Câu 7: Hãy chọn các phương án đúng.

Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì?

A. Không cung cấp thông tin cá nhân.

B. Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.

C. Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 8: Em nên làm gì khi thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen?

A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết

B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự

C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay

D. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi

Câu 9: Theo em, hai hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?

A. Chơi trò chơi trực tuyến.

B. Đọc tin tức.

C. Sử dụng mạng xã hội.

D. Học tập trực tuyến.

Câu 10: Tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là gì?

A. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu

B. Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an

C. Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng.  

D. Tất cả đáp án trên

Câu 11: Khi trò chuyện trên mạng em nên sử dụng webcam khi nào?

A. Không bao giờ sử dụng webcam

B. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng

C. Khi nói chuyện với bất kì ai

D. Khi nói chuyện với nhũ’ng người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, …

Câu 12: Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?

A. Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.

B. Không nháy chuột vào các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ
kiêm tiên.

C. Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào các thông tin
không liên quan.

D. Tất cả các điều trên.

Câu 13: Khi truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Mở video đó và xem

B. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó

C. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì

D. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạ

Câu 14: Nếu nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và Trả lời tin nhắn ngay

B. Không chấp nhận kết bạn và không Trả lời tin nhắn

C. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn

D. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi

Câu 15: Để phòng tránh bệnh nghiện Internet, em nên làm gì?

A. Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet (ví dụ vào Internet để tìm thông tin về các loại cây phù hợp với thời tiết ở địa phương cho dự án Trường học xanh trong khoảng 25 phút).

B. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.

C. Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thoại thay vì dùng mạng xã hội.

D. Tất cả các việc trên.

Câu 16: Thông tin có nội dung xấu là gì?

A. Thông tin khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.

B. Thông tin kích động bạo lực.

C. Thông tin rủ rê đánh bạc, kiếm tiền.

D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên.

 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: