5 bài tập thuế TNDN có đáp án chính xác. Tổng hợp các BÀI TẬP về thuế thu nhập doanh nghiệp có lời giải ôn thi công chức thuế
5 bài tập thuế TNDN có đáp án chính xác
Bài tập 1
Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN A có phát sinh:
1- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 25.000 triệu đồng
2- Chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ: 23.300 triệu đồng, trong đó:
+ Chi tiền lương trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả: 100 triệu đồng.
+ Chi trả lãi tiền vay Ngân hàng trong năm là: 200 triệu đồng.
3- Các dữ liệu khác:
– Vốn điều lệ Công ty là: 5 tỷ đồng, các thành viên Công ty chỉ góp đến thời điểm cuối năm là: 3 tỷ đồng, số vốn còn thiếu Công ty vay Ngân hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Doanh thu năm 2013 là: 12 tỷ đồng.
Hãy xác định số thuế TNDN phải nộp năm 2014?
Bài tập 2
Doanh nghiệp X trong năm tính thuế có số liệu sau :
– Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 10.000 triệu đồng
– Chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ: 8.000 triệu đồng.
– Thu nhập nhận được từ dự án đầu tư tại nước ngoài: 800 triệu đồng (thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập theo Luật của nước doanh nghiệp X đầu tư là 200 triệu đồng).
– Năm 2013, doanh nghiệp có doanh thu là 15 tỷ đồng. Các khoản chi phí đủ điều kiện được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Các anh (chị) hãy xác định số thuế TNDN doanh nghiệp X phải nộp trong năm 2014.
Bài tập 3
Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN B có phát sinh:
– Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 3.000 triệu đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% và đang được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp).
– Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 triệu đồng.
– Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 triệu đồng.
Kỳ tính thuế năm 2013, DN B bị lỗ là: 2.000 triệu đồng, trong đó lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1.000 triệu đồng, lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm là 1.000 triệu đồng.
1- Hãy xác định số thuế TNDN phải nộp năm 2014? Biết DN B trong năm 2013 có doanh thu trên 20 tỷ đồng.
2- Giả sử kỳ tính thuế năm 2013, DN B có lỗ là 2.000 triệu đồng, doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào. Các số liệu khác vẫn giữ nguyên như các khoản mục nêu trên.
Hãy xác định số thuế TNDN phải nộp năm 2014.
Bài tập 4
Công ty P trong năm 2014 lập báo cáo quyết toán thuế TNDN có số liệu được ghi nhận như sau:
– Tổng doanh thu bán HHDV là: 30.000 triệu đồng.
– Tổng các khoản chi phí theo sổ sách kế toán thực chi là: 28.200 triệu đồng
Trong đó:
+ Giá vốn hàng bán: 23.000 triệu đồng, chia ra:
* Ngành sản xuất: 6.000 triệu đồng
* Ngành kinh doanh thương mại: 17.000 triệu đồng
+ Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp: 2.000 triệu đồng.
+ Chiết khấu thanh toán là: 300 triệu đồng
+ Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội ngoài doanh nghiệp: 200 triệu đồng.
+ Các khoản chi khác có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định: 2.700 triệu đồng.
Các anh (chị) hãy xác định:
1- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị được tính vào chí phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
2- Tổng chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
3- Thuế TNDN phải nộp trong năm 2014 (biết doanh nghiệp năm trước doanh thu dưới 20 tỷ đồng và không được ưu đãi thuế TNDN).
Bài tập 5:
Trong năm 2014, Công ty A có số liệu ghi nhận trên SSKT như sau:
– Tổng DT : 10 tỷ đồng (trong đó DT kinh doanh máy vi tính: 5 tỷ đồng, DT sản xuất phần mềm: 5 tỷ đồng)
– Thu nhập khác phát sinh trong quý 3 năm 2014: 1 tỷ đồng (trong đó có 400 triệu đồng là lợi nhuận được chia sau thuế do góp vốn liên doanh, liên kết trong nước và 600 triệu đồng do chuyển nhượng chứng khoán).
– Tổng CP thực tế phát sinh: 11,5 tỷ đồng (trong đó: CP kinh doanh vi tính: 7,5 tỷ (trong đó không có hoá đơn hợp pháp là: 1,5 tỷ), CP SX phần mềm: 4 tỷ (trong đó không có hoá đơn hợp pháp là: 1 tỷ))
1- Các anh (chị) hãy tính số thuế TNDN phải nộp quý 3/2014.
Biết rằng năm 2014 Cty A là năm hoạt động SX phần mềm được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%, được giảm 50% thuế TNDN, lỗ của các kỳ trước là 500 triệu động (SX phần mềm), các hoạt động khác áp dụng thuế suất 22%.
2- Giả sử tổng CP thực tế phát sinh: 11,5 tỷ đồng (trong đó không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp là: 2,5 tỷ), Công ty không tách riêng được chi phí của hoạt động phần mềm và hoạt động kinh doanh máy vi tính. Các số liệu khác vẫn giữ nguyên như các khoản mục nêu trên.
Anh (chị) hãy tính số thuế TNDN phải nộp quý 3/2014.
Bài tập 6
Công ty cổ phần kinh doanh thương mại – dịch vụ K được thành lập trong tháng 03/2014 tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 05/2014. Khi quyết toán thuế TNDN năm 2014, Công ty có số liệu như sau:
– Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 18.000 triệu đồng
– Chi phí doanh nghiệp kê khai: 16.500 triệu đồng, trong đó:
+ Tiền thù lao của các sáng lập viên doanh nghiệp nhưng không tham gia điều hành doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp: 300 triệu đồng
+ Chi nộp tiền phạt do vi phạm hành chính là 50 triệu đồng
+ Tiền trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật: 150 triệu đồng.
+ Chi tài trợ cho cơ sở y tế theo đúng quy định của pháp luật là: 200 triệu đồng.
+ Các khoản chi phí khác có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp và đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Anh chị hãy xác định số thuế TNDN được hưởng ưu đãi (nếu có) và số thuế TNDN phải nộp năm 2014 của Công ty K theo đúng quy định hiện hành.
Bài tập 7
Trong năm tính thuế TNDN năm 2014, Công ty cổ phần Q khi quyết toán thuế TNDN, Công ty có số liệu như sau:
– Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 18.000 triệu đồng
– Chi phí theo sổ sách kế toán: 20.000 triệu đồng, trong đó:
+ Tiền chậm nộp tiền thuế: 50 triệu đồng
+ Chi ủng hộ người nghèo: 100 triệu đồng
+ Các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp: 150 triệu đồng.
+ Chi tài trợ cho cơ sở y tế theo đúng quy định của pháp luật là: 200 triệu đồng.
+ Các khoản chi phí khác có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp và đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Thu nhập khác: 2.200 triệu đồng, bao gồm:
+ Thanh lý tài sản cố định: 200 triệu đồng.
+ Lãi nhận được do góp vốn liên doanh liên kết (khoản lãi này được chia trước khi tính thuế TNDN): 500 triệu đồng.
+ Thu nhập từ cổ tức nhận được trong năm: 1.500 triệu đồng.
Anh chị hãy xác định số thuế TNDN phải nộp năm 2014 hoặc xác định số lỗ được chuyển trừ vào năm tiếp theo của Công ty Q theo đúng quy định hiện hành.
Bài tập 8:
Công ty cổ phần A được thành lập năm 2004 tại địa bàn tỉnh P (không phải địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn) với ngành nghề kinh doanh: sản xuất sản phẩm điện dân dụng; vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 1.000 tỷ đồng.
Năm 2014, Công ty có các thông tin về tình hình hoạt động SXKD như sau:
1- Doanh thu bán sản phẩm điện dân dụng cho các bên độc lập đã bao gồm thuế GTGT: 110.000 triệu đồng (thuế suất thuế GTGT là: 10%).
2- Thu nhập do thanh lý 2 xe ô tô tải cũ chưa bao gồm thuế GTGT: 700 triệu đồng (thuế suất thuế GTGT là 10%). Giá trị còn lại của 2 xe ô tô này là: 600 triệu đồng, các chi phí khác phát sinh trong quá trình thanh lý là: 60 triệu đồng.
3- Xuất 1000 quạt điện để biếu UBND tỉnh P và các cơ quan, ban ngành của tỉnh P. Tổng giá trị sản phẩm của quạt điện để biếu các đơn vị tính theo giá bán đã có thuế GTGT (thuế suất thuế GTGT là 10%) của sản phẩm cùng loại tại thời điểm xuất là: 1.100 triệu đồng. Do không thu tiền nên Công ty chỉ hạch toán nghiệp vụ này bởi bút toán:
Nợ TK 642: 900 triệu đồng
Có TK 155: 900 triệu đồng
4- Tổng giá vốn của số lượng sản phẩm điện dân dụng nêu tại khoản 1 trên đây là: 79.100 triệu đồng, trong đó:
– Chi tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động là: 3.000 triệu đồng, trong đó:
+ Đã chi trả trong năm 2014: 2.000 triệu đồng
+ Đã chi trả trong tháng 01/2015: 300 triệu đồng
+ Đã chi trả trong tháng 02/2015: 400 triệu đồng
+ Đã chi trả trong tháng 03/2015: 100 triệu đồng (chi trả ngày 01/03/2015)
Công ty không thực hiện trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm 2014.
– Chi trả lãi tiền vay Công ty cổ phần T cho hoạt động SXKD: 1.000 triệu đồng, trong đó lãi tiền vay của khoản vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn: 200 triệu đồng.
– Các chi phí khác ngoài 4 khoản chi phí nêu trên đều là chi phí được trừ, có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, đúng quy định.
5- Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh năm 2014: 12.000 triệu đồng, trong đó:
– Các khoản chi phạt vi phạm hành chính có Giấy nộp tiền vào NSNN: 200 triệu đồng.
– Chi phí đặt may trang phục văn phòng cho 50 người thuộc bộ phận văn phòng: 235 triệu đồng (có hóa đơn chứng từ hợp pháp).
– Giá trị quạt xuất biếu các cơ quan, ban ngành của tỉnh P: 900 triệu đồng (như đã nêu tại khoản mục 3 trên đây).
– Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động SXKD: 10.240 triệu đồng.
– Các chi phí khác đều là chi phí được trừ, có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, đúng quy định.
6- Chi phí bán hàng phát sinh năm 2014: 7.000 triệu đồng là chi phí hợp lý, có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, đúng quy định.
7- Thu nhập từ lãi tiền gửi Ngân hàng: 300 triệu đồng.
8- Số thu về tiền phạt do các đối tác vi phạm Hợp đồng kinh tế: 100 triệu đồng.
9- Năm 2010, Công ty phát sinh lỗ, các năm 2011, 2012, 2013 Công ty kinh doanh có lãi. Đến hết năm 2013, Công ty chưa chuyển hết số lỗ của năm 2010 là: 500 triệu đồng.
10- Trích lập quỹ nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ là: 100 triệu đồng.
Yêu cầu:
Căn cứ các thông tin nêu trên, Anh chị hãy xác định số thuế TNDN được hưởng ưu đãi (nếu có) và số thuế TNDN phải nộp của Công ty A theo đúng quy định hiện hành.
Bài tập 9:
Công ty TNHH K được thành lập tháng 01/2014 tại địa bàn thành phố Hà Nội với ngành nghề kinh doanh: sản xuất sản phẩm phần mềm và kinh doanh các sản phẩm điện dân dụng. Vốn điều lệ trong Giấy kinh doanh là: 8 tỷ đồng.
Năm 2014, Công ty có các thông tin về tình hình hoạt động SXKD như sau:
- Hoạt động SXKD phần mềm
Công ty đã ký và thực hiện các Hợp đồng với các bên có quan hệ độc lập như sau:
Khách hàng |
Tên sản phẩm |
Hợp đồng |
Nghiệm thu, quyết toán, thanh lý Hợp đồng |
||
Ngày tháng ký kết |
Giá trị thanh toán (triệu đồng) |
Ngày tháng |
Giá trị thanh toán thực tế (triệu đồng) |
||
Công ty X |
Phần mềm hỗ trợ bán hàng |
02/01/2014 |
400
|
20/07/2014 |
400 |
Công ty Y |
Phần mềm hỗ trợ bán hàng |
15/02/2014 |
420 |
30/05/2014 |
400 |
Công ty Z |
Phần mềm trò chơi có thưởng |
26/02/2013 |
500 |
30/11/2014 |
500 |
Công ty P |
Phần mềm kế toán, Phần mềm hỗ trợ bán hàng và phần mềm quản lý kho hàng
|
15/03/2014 |
700 |
31/08/2014 |
700 |
Công ty Q |
Phần mềm quản lý kho hàng |
11/12/2014 |
400 |
Chưa thực hiện |
|
|
Tổng cộng |
|
2.420 |
|
2.000 |
- Hoạt động kinh doanh sản phẩm điện dân dụng và hoạt động khác
1- Doanh thu bán máy điều hòa, tủ lạnh và các sản phẩm điện dân dụng khác chưa bao gồm thuế GTGT (thuế suất thuế GTGT là 10%): 5.980 triệu đồng.
2- Xuất 2 máy điều hòa để biếu văn phòng UBND tỉnh M. Tổng trị giá 2 máy điều hòa này tính theo giá bán đã có thuế GTGT (thuế suất thuế GTGT là 10%) của sản phẩm cùng loại tại thời điểm biếu là: 22 triệu đồng. Do không thu tiền nên Công ty chỉ hạch toán nghiệp vụ này bởi bút toán:
Nợ TK 642: 15 triệu đồng
Có TK 155: 15 triệu đồng
(Tháng 01/2014, Công ty đã mua 2 máy điều hòa này với giá 15 triệu đồng).
3- Tổng chi phí (bao gồm cả chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) của hoạt động sản xuất phần mềm và kinh doanh sản phẩm điện dân dụng tính cho số sản phẩm đã bán: 7.885 triệu đồng. Công ty không hạch toán được riêng chi phí cho 2 hoạt động này và Công ty không phát sinh giao dịch liên kết. Trong đó:
– Chi phạt vi phạm hành chính: 5 triệu đồng.
– Chi trang phục bằng tiền cho 30 nhân viên: 50 triệu đồng.
– Lãi phải trả cho Ngân hàng cổ phần T: 100 triệu đồng.
– Giá trị 2 máy điều hòa xuất biếu đã hạch toán vào chi phí quản lý: 15 triệu đồng (như đã nêu tại mục 2 trên đây).
– Các khoản chi phí không có hóa đơn theo quy định: 30 triệu đồng.
– Các chi phí khác đều là chi phí được trừ, có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, đúng quy định.
4- Có thu nhập khác chưa bao gồm thuế GTGT (thuế suất thuế GTGT là 10%): 50 triệu đồng từ việc bán 10 máy tính Công ty đang sử dụng là tài sản cố định dùng cho kinh doanh sản phẩm điện dân dụng; giá trị còn lại của 10 máy tính là: 10 triệu đồng.
5- Thu nhập từ lãi tiền gửi Ngân hàng là: 20 triệu đồng
6- Số thu về tiền phạt do các đối tác vi phạm Hợp đồng kinh tế: 100 triệu đồng.
7- Chi khoản tiền phạt cho Công ty H do vi phạm Hợp đồng kinh tế: 40 triệu đồng.
8- Theo tiến độ góp vốn thì đến ngày 31/12/2014 Công ty sẽ góp đủ số vốn điều lệ đăng ký. Tuy nhiên đến hết ngày 31/12/2014 mới góp được 5,6 tỷ đồng. Số vốn điều lệ thiếu được bổ sung bằng vốn vay Ngân hàng T.
9- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: 20 triệu đồng.
Yêu cầu:
Căn cứ các thông tin nêu trên, Anh chị hãy xác định số thuế TNDN được hưởng ưu đãi (nếu có) và số thuế TNDN phải nộp năm 2014 của Công ty K theo đúng quy định hiện hành.
GIẢI BÀI TẬP
Bài tập 1
– Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
23.300 triệu – 100 triệu – 200 triệu = 23.000 triệu đồng
– Thu nhập chịu thuế TNDN:
25.000 triệu – 23.000 triệu = 2.000 triệu đồng
– Thuế TNDN phải nộp:
2.000 triệu x 20% = 400 triệu đồng
Bài tập 2
– Thuế TNDN phải nộp đối với phần thu nhập nhận được từ dự án đầu tư tại nước ngoài: (800 + 200) triệu x 22% = 220 triệu.
– Thuế TNDN còn phải nộp thêm đối với phần thu nhập nhận được từ dự án đầu tư tại nước ngoài: 220 triệu – 200 triệu = 20 triệu
– Thu nhập chịu thuế TNDN:
10.000 triệu – 8.000 triệu = 2.000 triệu đồng
– Thuế TNDN phải nộp:
(2.000 x 20%) triệu + 20 triệu = 420 triệu đồng
Bài tập 3
1- Thu nhập tính thuế:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
3.000 triệu – 1.000 triệu = 2.000 triệu
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
(2.000 – 1.000) triệu – 1.000 triệu = 0 triệu.
– Thuế TNDN phải nộp:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
2.000 triệu x 10% = 200 triệu đồng
– Thuế TNDN được miễn giảm:
200 triệu x 50% = 100 triệu đồng
– Thuế TNDN còn phải nộp: 200 triệu – 100 triệu = 100 triệu
2- Thu nhập tính thuế:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
3.000 triệu – 2.000 triệu = 1.000 triệu
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
2.000 triệu – 1.000 triệu = 1.000 triệu.
– Thuế TNDN phải nộp:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
1.000 triệu x 10% = 100 triệu đồng
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
1.000 triệu x 22% = 220 triệu đồng
– Thuế TNDN được miễn giảm:
100 triệu x 50% = 50 triệu đồng
– Thuế TNDN còn phải nộp: (100 + 220) triệu – 50 triệu = 270 triệu
Bài tập 4
1-
– Tổng chi phí được trừ để tính mức khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị:
(28.200 – 200) triệu – (17.000 + 2.000) triệu = 9.000 triệu.
– Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị được tính vào chí phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
9.000 triệu x 15% = 1.350 triệu
– Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị không được tính vào chí phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
2.000 triệu – 1.350 triệu = 650 triệu
2- Tổng chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
28.200 triệu – 200 triệu – 650 triệu = 27.350 triệu
3-
– Thu nhập chịu thuế TNDN
30.000 triệu – 27.350 triệu = 2.650 triệu
– Thuế TNDN phải nộp: 2.650 triệu x 20% = 530 triệu
Bài tập 5
1-
– Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
4.000 triệu – 1.000 triệu = 3.000 triệu
+ Hoạt động kinh doanh máy vi tính:
7.500 triệu – 1.500 triệu = 6.000 triệu.
– Thu nhập chịu thuế TNDN:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
5.000 triệu – 3.000 triệu = 2.000 triệu
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
5.000 triệu – 6.000 triệu + 1.000 triệu = 0 đồng.
– Thu nhập tính thuế TNDN:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
2.000 triệu – 500 triệu = 1.500 triệu
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
0 đồng – 400 triệu = – 400 triệu.
– Thuế TNDN phải nộp:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
(1.500 – 400) triệu x 10% = 110 triệu đồng
– Thuế TNDN được miễn giảm:
110 triệu x 50% = 55 triệu đồng
– Thuế TNDN còn phải nộp: 110 triệu – 55 triệu = 55 triệu
2-
– Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
11.500 triệu – 2.500 triệu = 9.000 triệu.
– Thu nhập chịu thuế TNDN:
10.000 triệu – 9.000 triệu + 1.000 triệu = 2.000 triệu
Trong đó:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
2.000 triệu x 5.000 triệu/10.000 triệu = 1.000 triệu
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
2.000 triệu – 1.000 triệu = 1.000 triệu.
– Thu nhập tính thuế TNDN:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
1.000 triệu – 500 triệu = 500 triệu
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
1.000 triệu – 400 triệu = 600 triệu.
– Thuế TNDN phải nộp:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
500 triệu x 10% = 50 triệu đồng
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
600 triệu x 22% = 132 triệu đồng
– Thuế TNDN được miễn giảm:
50 triệu x 50% = 25 triệu đồng
– Thuế TNDN còn phải nộp: (50 + 132) triệu – 25 triệu = 157 triệu
Bài tập 6
– Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
16.500 triệu – (300 + 50 +150) triệu = 16.000 triệu đồng
– Thu nhập chịu thuế TNDN:
18.000 triệu – 16.000 triệu = 2.000 triệu đồng
– Thuế TNDN phải nộp:
2.000 triệu x 22% = 440 triệu đồng
Bài tập 7
– Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
20.000 triệu – (50 + 100 +150) triệu = 19.700 triệu đồng
– Thu nhập chịu thuế TNDN:
18.000 triệu – 19.700 triệu + 2.200 triệu = 500 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế TNDN:
500 triệu – 1.500 triệu = – 1.000 triệu đồng
Số lỗ này Công ty được chuyển lỗ trong thời gian 5 năm tiếp theo.
Bài tập 8
– Doanh thu xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
(110.000 triệu/1+10%) + (1.100 triệu/1+10%) = 101.000 triệu đồng
– Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
+ Giá vốn hàng bán:
(79.100 triệu + 900 triệu) – (3.000 – 2.800) triệu – 200 triệu = 79.600 triệu
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Chi phí quản lý doanh nghiệp (chưa có chi phí quảng cáo tiếp thị…):
12.000 triệu – 200 triệu – 900 triệu – 10.240 triệu = 660 triệu
* Chi phí quảng cáo, tiếp thị… được tính vào chi phí được trừ:
(79.600 + 660 + 7.000) triệu x 15% = 13.089 triệu
* Chi phí quản lý doanh nghiệp (đã có chi phí quảng cáo tiếp thị…):
660 triệu + 10.240 triệu = 10.900 triệu
+ Tổng chi phí được trừ:
79.600 triệu + 10.900 triệu + 7.000 triệu = 97.500 triệu
– Thu nhập khác:
(700 – 600 – 60 ) triệu + 300 triệu + 100 triệu = 440 triệu đồng
– Thu nhập chịu thuế TNDN:
101.000 triệu – 97.500 triệu + 440 triệu = 3.940 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế TNDN:
3.940 triệu – 500 triệu -100 triệu = 3.340 triệu đồng
– Thuế TNDN phải nộp:
3.340 triệu x 22% = 734,8 triệu đồng
Bài tập 9
– Doanh thu xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
+ Doanh thu sản xuất phần mềm: 2.000 triệu
+ Doanh thu kinh doanh sản phẩm điện dân dụng
5.980 triệu + 20 triệu = 6.000 triệu
+ Tổng doanh thu: 2.000 triệu + 6.000 triệu = 8.000 triệu
– Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
(7.885 + 15) triệu – 5 triệu – 100 triệu – 15 triệu – 30 triệu = 7.750 triệu
– Thu nhập khác:
(50 – 10) triệu + 20 triệu + (100 – 40) triệu = 120 triệu đồng
– Thu nhập chịu thuế TNDN:
8.000 triệu – 7.750 triệu + 120 triệu = 370 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế TNDN (đã trừ phần trích lập Quỹ phát triển KH và CN):
370 triệu – 20 triệu = 350 triệu đồng
Trong đó:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
350 triệu x 2.000 triệu/8.000 triệu = 87,5 triệu
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
350 triệu – 87,5 triệu = 262,5 triệu.
– Thuế TNDN phải nộp:
+ Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế:
87,5 triệu x 10% = 8,75 triệu đồng
+ Hoạt động không được ưu đãi thuế:
262,5 triệu x 20% = 52,5 triệu đồng
– Thuế TNDN được miễn giảm:
8,75 triệu x 100% = 8,75 triệu đồng
– Thuế TNDN còn phải nộp:
(8,75 + 52,5) triệu – 8,75 triệu = 52,5 triệu
Bài viết khác cùng mục: