60 tình huống sư phạm tiểu học và cách giải quyết

60 tình huống sư phạm tiểu học và cách giải quyết. Là một giáo viên thì việc xử lý các tình huống sư phạm là điều thường gặp, làm thế nào để giúp các giáo viên có thể xử lý các tình huống một cách linh hoạt và đảm bảo nguyên tắc giáo dục, đặc biệt là đối với những giáo viên còn ít kinh nghiệm thực tế thì việc tìm hiểu cách xử lý các tình huống là điều cần thiết.

60 tình huống sư phạm tiểu học và cách giải quyết
60 tình huống sư phạm tiểu học và cách giải quyết

60 tình huống sư phạm tiểu học

Các tình huống sư phạm thường gặp khi bạn trở thành giáo viên

Tình Huống sư phạm 1:
 
Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học, trong lớp của bạn chủ nhiệm có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật. Khi bạn đến gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cải thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học. Lý do mà mẹ của em đưa ra là vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên mẹ của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trông nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con.
 
Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?
 
Hướng giải quyết:
 
Bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn đề này, nhẹ nhàng động viên mẹ của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em. Ngoài ra, trong những giờ ra chơi bạn có thể cắt cử các học sinh khác trong lớp thay phiên nhau đến để giúp đỡ gia đình em ấy, để em ấy có thời gian đi học. Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em.
 
Tình huống sư phạm 2:
 
Trong lớp có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Bạn là cán bộ trong lớp thì bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?
 
Hướng giải quyết:
 
Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một sô môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viện bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn,…
 
 
Tình huống sư phạm 3:
 
Trong giờ học, giáo viên có đưa ra một câu hỏi và gọi một học sinh trả lời, nhưng mà cả lớp không ai giơ tay để trả lời. Cô gọi bạn Thiên đứng dậy trả lời câu hỏi mà cô hỏi. Em Thiên đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ đứng im, mắt tròn xoe nhìn cô giáo, miệng mím chặt và tay chân không cử động.
 
Trước tình huống này, bạn là giáo viên đó thì bạn sẽ làm gì và tại sao bạn lại làm như vậy?
 
Hướng giải quyết:
 
Cần nhắc lại câu hỏi cho học sinh và động viên em trả lời câu hỏi đó. Nếu học sinh vẫn không trả lời thì gọi một em khác khá hơn trả lời câu hỏi. Sau đó yêu cầu, khích lệ em nhắc lại câu trả lời của bạn. Khi em nhắc lại được thì cho em ngồi xuống. Sau giờ học, bạn cần tìm ra nguyên nhân vì sao em ấy lại như vậy và cần tìm ra phương án giúp đỡ. Cần chỉ ra rõ cho em rằng nếu em không trả lời và nếu tiếp tục tình trạng này thì kết quả của em sẽ như thế nào?. Để em có thể nhận ra và sửa chữa.
 
Tình huống sư phạm 4:
 
Bạn đang là chủ nhiệm của một lớp. Vào đầu học kỳ II, có một học sinh trong lớp xin được chuyển lớp.
 
Bạn cần phải làm gì trong tình huống này?
 
Hướng giải quyết:
 
Đầu tiên không nên đồng ý cho học sinh đó chuyển lớp vội. Tìm hiểu xem lý do vì sao học sinh đó lại có ý định chuyển lớp. Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xấu thế. Và nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào học tập và hoạt động của lớp.
 
Còn nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong việc chuyển lớp.
 
Tình huống sư phạm 5:
 
Trong trường có một học sinh cá biệt, đã rất nhiều lần vi phạm nội quy của nhà trường. Nhưng lần này là một sai lầm nghiêm trọng. Ban giám hiệu nhà tường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về vấn đề này. Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong thì bố của học sinh đã đứng dậy tát tới tấp vào mặt học sinh và nói vì đã “làm xấu mặt” gia đình. Với địa vị là một người giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
 
Hướng giải quyết:
 
Việc đầu tiên bạn phải làm là can thiệp vào không cho bố của học sinh tiếp tục đánh học sinh nữa, trong khi đó bạn cũng đồng thời dùng những lời lẽ thích hợp để giải thích cho phụ huynh của em biết rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp thậm chí nó còn phản tác dụng khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên xấu đi và điểu đó là không ai trong gia đình mong muốn.
 
Sau khi bạn đã can thiệp vào và vị phụ huynh học sinh có vẻ bình tĩnh hơn, bạn sẽ quay lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, niềm nở và vui vẻ. Bên cạnh đó bạn cần làm cho phụ huynh học sinh hiểu rằng nhà trường luôn luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là khi các em mắc sai lầm. Dù cho đó là học sinh thế nào thì không bao giờ được giáo dục các em bằng bạo lực hay dùng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thậm chí làm ảnh hưởng đến danh dự của học sinh. Ở độ tuổi của các em, các em đã ý thức được cái tôi cá nhân và các em cần được tôn trọng. Chính vì vậy, việc dùng cách giáo dục bằng bạo lực hay dùng lời lẽ không hay chỉ làm ảnh hưởng đến các em thậm chí nó còn có hậu quả tồi tệ hơn. Cuối cùng thì bạn cần yêu cầu gia đình phối hợp với nhà trường để có hướng giáo dục tốt nhất cho em.
 
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: