Tình huống thi giáo viên chủ nhiệm giỏi và cách giải quyết, những kinh nghiệm thực tế trong đời sống. Các tình huống sau đây có kèm theo đáp án cho từng tình huống giúp các thầy cô có thêm kinh nghiệm ứng xử, giải quyết các tình huống trong các kỳ thi giáo viên giỏi giỏi các cấp. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về.
Tình huống thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
Tình huống 1: GVCN và gia đình học sinh
Tình huống: Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học và trong lớp thì có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học liên tục nói chuyện riêng, lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật. Khi bạn đến gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cái thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học với lý do vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên mẹ của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trong nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con.
Câu hỏi được đặt ra: Trong tình huống này thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?
Hướng giải quyết:
Đầu tiên, bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn đề này, nhẹ nhàng động viên mẹ của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em.
Trao đổi với lớp thông qua phong trào vòng tay bè bạn phát động trong lớp để giúp đỡ, hỗ trợ cho em học sinh này.
Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em.
Về phía học sinh: Cần giải thích khuyên răng em vì gia đình khó khăn nên cần phải nghiêm túc học thật tốt, xứng đáng với những gì mà mẹ, thầy cô đã mong đợi, học được cái chữ thì tương lai của em mới được mở rộng, đỡ đần cho mẹ được nhiều hơn về thời gian sau này, hỏi về ước mơ của em rồi giúp em định hướng.
Tình huống 2: Học sinh xin được chuyển lớp
Tình huống: Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp. Ngay đầu học kỳ 2 thì có một học sinh xin chuyển lớp.
Câu hỏi đặt ra: Bạn cần làm gì trong tình huống này?
Hướng giải quyết:
Điều đầu tiên cần được thực hiện khi gặp phải tình huống này đó chính là tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh đó lại có ý định chuyển lớp và không nên đồng ý vội, có 2 trường hợp sẽ xả ra.
TH1: Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xâu thế. Và nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào học tập và hoạt động của lớp.
TH2: Nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong việc chuyển lớp.
Tình huống 3: GVCN và phụ huynh học sinh
Tình huống: Có PHHS đến nhờ GVCN xin Nhà trường cho con lên lớp (do thi lại không đủ điểm).
Câu hỏi đặt ra: Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp đó thì sẽ xử lý trường hợp này ra sao?
Hướng giải quyết:
Phân tích cho phụ huynh hiểu tác hại của việc ngồi nhầm lớp
Chỉ ra những nhược điểm trong học tập của em học sinh đó so với các bạn trong lớp và các bạn thi lại nhưng đủ điều kiện lên lớp
Đề nghị phụ huynh không đến xin nhà trường về việc nói trên vì quan điểm của Nhà trường cũng thống nhất như vậy để đảm bảo chất lượng bền vững
Tình huống 4: GVCN và học sinh mới
Tình huống: Lớp bạn đang chủ nhiệm có 1 học sinh từ trường khác chuyển đến. Học sinh trong lớp không thích chơi với học sinh này mặc dù em cũng rất hiền và hòa đồng (đặc biệt học giỏi hơn các học sinh khác trong lớp). Bạn đã tổ chức sinh hoạt lớp và nhắc nhở cách ứng xử của học sinh trong lớp để giảm sự ganh tị nhưng chưa có hiệu quả.
Câu hỏi được đặt ra: Bạn sẽ làm gì, xử lý như thế nào để tất cả các em trong lớp hòa đồng cùng bạn học sinh mới này?
Hướng giải quyết:
Không nên nóng vội. Nếu thực sự học sinh mới đó hiền và hoà đồng thì bạn bè trong lớp sẽ gần gủi và mất dần thành kiến rất nhanh. Giáo viên cũng không nên quán triệt học sinh không được thành kiến với bạn điều này dễ gây cho học sinh có suy nghĩ là học sinh mới đó được cô giáo bênh vực và càng thành kiến hơn.
Giáo viên nên gặp riêng học sinh mới để hướng dẫn em tiếp cận với các bạn trong lớp, luôn luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp với thái độ tích cực không được kiêu ngạo…, như thế thì thành kiến sẽ nhanh chóng mất đi.
Tình huống 5: GVCN và học sinh trong lớp
Tình huống: trong lớp bạn chủ nhiệm có một em học sinh trước đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi xuống. Sau khi tìm hiểu thì biết rằng bố mẹ em đó mới li hôn và em đã bỏ tiết đi chơi game. Khi bạn gọi riêng em đó để nhắc nhở thì em đó trả lời: “Bố mẹ có thương em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì muộn em cũng phải bỏ học thôi”.
Câu hỏi đặt ra: Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
Hướng giải quyết:
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình mà em hãy xem lại những hành động trong thời gian vừa qua. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em thì còn có thầy cô, các bạn luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế mà phụ lòng mọi người. Đồng thời GVCN cũng nên về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em. GVCN cần có thái độ ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp với các thầy cô trong trường nếu em đó chưa tiến bộ.
Bài viết khác cùng mục: