Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung công chức thuế 2020 có đáp án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung công chức thuế 2020 có đáp án. Trong series share tài liệu ôn thi kiến thức công chức thuế, tài liệu công chức thuế 2020

Trắc nghiệm kiến thức chung

Câu 1: Một trong những hình thức hoạt động nào dưới đây là hình thức hoạt động của Chính phủ?

  1. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc Hội.
  2. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp.
  3. Phiên họp Chính phủ.
  4. Giáo dục pháp luật trong nhân dân.

 

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của cơ quan Nhà nước?

a.Tính không vụ lợi.

b.Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.

  1. Tính quyền lực Nhà nước.
  2. Tính dân chủ.

 

Câu 3: Loại công văn nào dưới đây quy định không phải vào sổ?

  1. Công văn gửi Đảng uỷ,
  2. Công văn mật.
  3. Thư viết tay trao đổi công việc giữa lãnh đạo hai cơ quan nhà nước cấp huyện.
  4. Công văn của cơ quan chủ quản.

 

Câu 4: Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ta có:

  1. Mặt trận Tổ quốc.
  2. b. Văn phòng Chính phủ.
  3. Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
  4. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

 

Câu 5: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?

  1. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
  2. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
  3. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
  4. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

 

Câu 6: Thường trực HĐND có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?

  1. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
  2. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.
  3. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân, chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
  4. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.

 

Câu 7: Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?

  1. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN cùng cấp.
  2. Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
  3. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
  4. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 8: Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN là:

  1. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
  2. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân.
  3. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với Nhà nước và giữa Nhà nước với công dân.
  4. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Câu 9: Uỷ ban nhân dân ( UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

  1. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
  2. Tổ chức, chỉ đạo công tác xét xử ở địa phương.
  3. Soạn thảo Hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc tế.
  4. Quyết định những chủ trương, biện pháp lớn để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt.

 

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?

  1. Quan điểm nhân văn.
  2. Quan điểm lịch sử
  3. Quan điểm Đảng lãnh đạo.
  4. Quan điểm gắn lý luận với thực tiễn.

 

Câu 11: Theo tính chất pháp lý, quyết định nào dưới đây không phải là quyết định quản lý hành chính nhà nước?

  1. Quyết định chung ( Quyết định hành chính).
  2. Quyết định quy phạm.
  3. Quyết định xét xử của toà án.
  4. Quyết định hành chính cá biệt.

 

Câu 12: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước?

  1. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
  2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng van bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
  3. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng công báo.
  4. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

 

Câu 13: Một trong những yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước ta là:

  1. Nội dung văn bản phải có tính khả thi.
  2. Văn bản phải được đăng trên công báo.
  3. Nội dung văn bản phải được Văn phòng kiểm tra.
  4. Văn bản phải được lưu trữ.

 

Câu 14: Chủ tịch nước được ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

  1. Quyết định, Chỉ thị.
  2. Lệnh, Quyết định.
  3. Lệnh, Nghị quyết.
  4. Nghị quyết, Chỉ thị.

 

Câu 15: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:

  1. Bãi bỏ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh.
  2. Trình dự án Luật, Pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
  3. Bảo đảm trợ cấp xã hội, chỉ đạo xây dựng Hợp tác xã, công tác thanh niên trong cả nước.
  4. d. Xây dựng các dự án pháp luật ( luật, pháp lệnh).

 

Câu 16: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ( UBND) là:

  1. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND cùng cấp.
  2. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp.
  3. Tổ chức kinh doanh ở địa phương.
  4. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương.

 

Câu 17: Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:

  1. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
  2. Ban hành Thông tư.
  3. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
  4. Ban hành Nghị quyết, Quyết định.

 

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò chủ yếu của tài chính công ở nước ta?

  1. Thực hiện công bằng xã hội.
  2. Bảo đảm kỷ luật tài khoá tổng thể.
  3. Tài chính công góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển có hiệu quả và ổn định.
  4. Tài chính công bảo đảm cho Nhà nước thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị của đất nước.

 

Câu 19: Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

  1. Ban hành Nghị quyết và Quyết định.
  2. Ban hành Quyết định.
  3. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
  4. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.

 

Câu 20: Đối với Hội đồng nhân dân ( HĐND) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Chính phủ có quyền:

  1. Đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính để HĐND hoạt động.
  2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch HĐND.
  3. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của các ban, ngành cấp tỉnh.
  4. Phê chuẩn danh sách các ứng cử đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ.

 

Câu 21: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Chính phủ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

  1. Nghị định.
  2. Quyết định, Chỉ thị.
  3. Nghị quyết, Nghị định.
  4. Nghị quyết, Thông tư.

 

Câu 22: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân tỉnh?

  1. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
  2. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
  3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
  4. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.

 

Câu 23: Trong các chức năng sau đây, chức năng nào không phải của Chính phủ?

  1. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
  2. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  3. Lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
  4. Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật.

 

Câu 24: Hội đồng nhân dân có thẩm quyền ban hành văn bản sau:

  1. Nghị quyết, Quyết định.
  2. Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
  3. Nghị quyết, Chỉ thị.
  4. Nghị quyết.

 

Câu 25: Hệ thống chính trị ở Việt Nam có:

  1. Đảng cộng sản Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
  2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
  3. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị.
  4. Nền hành chính nhà nước là chỗ dựa của hệ thống chính trị.

 

Câu 26: Nội dung nào dưới đây là đặc tính ( đặc điểm) của cơ quan nhà nước?

  1. Tính liên tục và thứ bậc trên dưới.
  2. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.
  3. Tính quyền lực của nền hành chính.
  4. Tính nhân đạo.

 

Câu 27: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND)?

  1. Quyết định về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 49 của Luật tổ chức HĐND và UBND.
  2. Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực xã hội khác.
  3. Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.
  4. Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan cán bộ nhà nước.

 

Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc của quản lý tài chính công ở nước ta?

  1. Nguyên tắc hiệu quả.
  2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo.
  3. Nguyên tắc thống nhất.
  4. Nguyên tắc công khai, minh bạch.

 

Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?

  1. Chỉ do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
  2. Có các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
  3. Được áp dụng nhiều lần.
  4. Là văn bản dưới Luật.

Link tải

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KTC – 2020

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: