11 câu hỏi ngắn – Mạch cảm xúc trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

11 câu hỏi ngắn – Mạch cảm xúc trong bài thơ’đoàn thuyền đánh cá’. Nổi tiếng từ phong trào Thơ mới, Huy Cận đến với nền thơ với lời thơ thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình. Nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời.

Mạch cảm xúc trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Mạch cảm xúc trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

1. Mạch cảm xúc của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được triển khai theo trình tự nào?

Trả lời:
 
– Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới.

2. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết về vùng biển nào?

Trả lời:
 
– Bài thơ viết về vùng biển Quảng Ninh.

3. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có những nguồn cảm hứng nào?

Trả lời:
 
– Nguồn cảm hứng: Từ chuyến đi thực tế, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới.

4. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một khúc ca, em hiểu khúc ca đó như thế nào?

Trả lời:
 
– Đây là khúc ca về lao động hào hùng, tràn đây sức sống mà tác giả đã thay lời cho những người lao động cất lên tiếng hát.

5. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác vào năm nào?

Trả lời:
 
Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.

6. Toàn bộ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” xuất hiện bao nhiêu từ “hát”? Nêu ý nghĩa của các từ đó.

Trả lời:
 
Bài thơ có bốn từ “Hát”:
 
– Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 
– Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.
 
– Hát rằng: các bạc biển Đông….
 
– Câu hát căng buồm với gió khơi.
 
 • Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.
 
 • Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

7. Vì sao nói “Đoàn thuyền đánh cá” là một khúc tráng ca?

Trả lời:
 
●   Vì đó là một bài thơ- một khúc ca khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.
 
●   Không chỉ là một bài thơ mà “Đoàn thuyền đánh cá” còn là một khúc tráng ca của tác giả ngợi ca những con người yêu lao động, yêu những con người làm chủ cuộc sống của họ và niềm vui sướng trước cuộc sống mới.

8. Trình bày bố cục của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

Trả lời:
 
Bố cục: 3 phần
 
– Phần 1 (2 khổ đầu): Cảnh đoàn đánh cá ra khơi
 
– Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Cảnh đoàn thuyền đánh trên biển
 
– Phần 3 (khổ cuối): Hình ảnh đoàn thuyền trở về.

9. Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Đề bài: Nhan đề của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa như thế nào?
 
Trả lời:
 
Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
 
– Bài thơ ngợi ca công việc lao động xây dựng quê hương
 
– Đoàn thuyền chỉ sự đồng lòng chung sức của mọi người, thể hiện sự đoàn kết dân tộc
 
– Bài thơ phản ánh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc, khí thế lao động hứng khởi, hăng say của người dân chài trên biển quê hương.

10, Âm hưởng, giọng điệu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Đề bài: Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?
 
Trả lời:
 
– Âm hưởng của bài thơ tươi vui, khỏe khoắn, khẩn trương khiến cho khung cảnh lao động trở nên nhộn nhịp, náo nức tới kì lạ.
 
– Cách gieo vần, nhịp kết hợp với thể thơ bảy chữ tạo tiết tấu, âm hưởng rộn rã.
 
– Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt.
 
– Vần trắc xen lẫn vẫn bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Tạo nên sự bay bổng làm nên âm hưởng sôi nổi, phơi phới, giàu sức sống.

11. Sự lặp lại và biến đổi về những hình ảnh giữa khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Đề bài: Nhận xét sự lặp lại và biến đổi về những hình ảnh giữa khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
 
Trả lời:
 
– Hình ảnh được lặp lại và những chi tiết có trong có thay đổi trong ai khổ thơ. Việc lặp lại và thay đổi đã tạo nên sự đối ứng đầu cuối, thể hiện trọn vẹn hành trình ra khơi và trở về.
 
– Sự khác biệt là ở hướng của đoàn thuyền (ra khơi và trở về); ở thời gian (hoàng hôn và bình minh); hình ảnh bao trùm (mặt trời lặn và mặt trời mọc); ở khí thế con người (hăng hái khi ra đi, phấn chấn trước thành quả lao động khi trở về).
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: