Giáo án bồi dưỡng HSG văn 9 năm 2022 – 2023

Giáo án bồi dưỡng HSG văn 9 năm 2022 – 2023. Kế hoạch bài dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 tổng hợp các chủ đề ôn thi học sinh giỏi giúp cho quý thầy cô giáo và các em học sinh ôn luyện, củng cố kiến thức nhằm chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Giáo án bồi dưỡng HSG văn 9
Giáo án bồi dưỡng HSG văn 9

Giáo án bồi dưỡng HSG văn 9 năm 2022 – 2023

Luyện đề

Đề 1: Cảm nhận  Nhân vật Vũ Nương:

  1. Vẻ đẹp phẩm chất:

– Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.

– Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau.

* Trước hết Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng:

– Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa

– Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xaxôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng nhữnglời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha…..

– Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưahề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầyvườn,mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời


Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

(Chinh phụ ngâm_Đoàn Thị Điểm)

=> Thể hiện tâmtrạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa cangợi tấmlòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

– Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn.  

– Rồi những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sung sướng nàng vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng con.

*  Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, một người mẹ  hiền đầy tình yêu thươngcon.

– Trong banămchồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ  để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.

– Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ  bái thần phật và lấy những lời khôn khéođể  khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớthương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọnghệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, độngviên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giốngdòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đãchẳng phụ mẹ”.

– Con thơ nànghết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ : để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tìnhcảm của người cha.

=>Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

  1. Số phận oan nghiệt, bất hạnh:

* Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.

– Cái thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của V.Nương là thua thiệt về vị thế. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần khôngbình đẳng. Vũ Nương “vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là “nhà giàu” đến độ khi muốn Sinh có thể xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách bức giàu nghèo ấy khiến Vũ Nương sinh mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinh có thể đối xử thô bạo, gia trưởng với nàng.

* Là nạn nhân củachiến tranh phi nghĩa:

– Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm không chỉ là nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến , của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. …

– Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầmtrở thành nguyên nhân gây bất hạnh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đa nghi của Trương Sinh nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của VũNương.

* Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.

  • Là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan và đối xử bất công, tàn nhẫn.
  • Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinh đã nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.
  • Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị, bôi bẩn bởi chính người chồng mà mình yêu thương.
  • Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.

* Cái kết thúc tưởng là có hậu hoá ra cũng chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch trong thân phậnVũ Nương.

+ Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơước của tác giả về một kết thúc tốt lành cho người lương thiện, niềm khát khao một cuộc sống công bằng nới cái thiện cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.

+ Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tính chất bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương hiện về uy nghi, rực rỡ nhưng đó chỉ là sự hiển linh trong thoáng chốc, là ảo ảnh ngắn ngủi và xa xôi. Sau giây phút đó nàng vẫn phải về chốn làng mây cung nước, vợ chồng con cái vẫn âm dương đôi ngả. Hạnh phúc lớn nhất đời người đàn bà ấy là được sum họp bên chồng bên con cuối cùng vẫn không đạt được. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau này không có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lại chốn nhân gian được nữa”

-> Tuy có nhữngphẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng,oan nghiệt. Nghịch lí ấy tự nó đã là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bấtcông phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người.

=> Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý củangười phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chàđạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ. Có lẽ chưa cần nhiều, chỉ cần khai thác chân dung Vũ Nương đã đủ thấy chiều sâu hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Dữ.

Đề 2:

 

 Tác phẩm  “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) đã phản ánh bi kịch và khát vọng muôn thuở của con người. Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để làm sáng tỏ điều đó.

– HS thực hiện

 

  1. Giải thích khái quát nhận định:

–  Bi kịch và khát vọng luôn có mối quan hệ với nhau. Càng đau khổ, con người càng có khát vọng vươn lên trên đau khổ. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã phản ánh được bi kịch và khát vọng muôn thưở của con người trong cuộc sống gia đình.

  1. Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định.

* Cuộc đời, số phận của Vũ Nương là một bi kịch

– Cuộc sống gia đình của Vũ Nương ngay từ đầu đã ẩn chứa mầm mống bi kịch (dẫn chứng và phân tích).

– Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương phải một mình chịu gánh nặng gia đình và sống trong cảnh cô đơn, buồn nhớ chồng (dẫn chứng và phân tích).

– Ngày Trương Sinh trở về, Vũ Nương bị vu oan và chịu sự đối xử tệ bạc (dẫn chứng và phân tích).

– Cuối cùng Vũ Nương chịu cái chết oan ngiệt.

+ Nguyên nhân trực tiếp:

(+) Do sự hiểu lầm từ nhiều cái ngẫu nhiên: chiến tranh, cha con xa cách nên ngày trở về con không nhận cha, còn nói những lời thơ ngây về một người cha khác khiến Trương Sinh hiểu lầm.

+ Nguyên nhân sâu xa:

(+) Do Trương Sinh gia trưởng, thất học, đa nghi, độc đoán, vũ phu, ghen tuông mù quáng.

(+) Do chế phong kiến phụ quyền bất bình đẳng đã tạo cho Trương Sinh cái thế của kẻ giàu có bên cạnh cái thế của người đàn ông gia trưởng.

(+) Do chiến tranh phong kiến.

->Vũ Nương phải chọn cái chết để chứng minh cho tiết hạnh, thủy chung chính là bi kịch đau đớn của số phận  cuộc đời nàng. Kết thúc truyện , nàng dù có được trở về dương thế nhưng cũng chỉ trong khoảnh khắc. Nàng không bao giờ có được hạnh phúc gia đình trọn vẹn ở cõi người.

* Dù sống trong bi kịch Vũ Nương vẫn ủ ấp khát vọng về hạnh phúc gia đình- một khát vọng bình dị cần có và nên có.

– Vũ Nương theo đuổi và tạo dựng khát vọng ấy trong cõi sống. Nàng chỉ mong được cùng chồng vun đắp hạnh phúc gia đình bình yên, khao khát cảnh vợ chồng, cha con được đoàn tụ khi chiến tranh gây xa cách.

+ Nêu dẫn chứng và phân tích xoay quanh những hành động, lời nói của nàng lúc chia tay chồng đi lính “chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”, những lúc “ ngày thường ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha Đản”, khi khẳng định với Trương Sinh “ thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì cái thú vui nghi gia nghi thất…”)

– Vũ Nương vẫn không nguôi quên và tha thiết với gia đình cả khi ở dưới thủy cung (Dẫn chứng và phân  tích cụ thể lời của Vũ Nương nói với Phan Lang “ Vả chăng ngựa hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy , tôi tất tìm về có ngày”, ở hành động trở về dương thế, nói lời chia biệt với Trương Sinh “ Đa tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa’…).

– Kết thúc truyện , Vũ Nương và chồng con vẫn âm dương cách trở, hạnh phúc gia đình không thể hàn gắn nhưng khát vọng hạnh phúc gia đình vẫn tha thiết không nguôi.

* Trong bi kịch, Vũ Nương khao khát được minh oan, được bảo toàn danh dự, được lẽ công bằng soi tỏ (Dẫn chứng và phân tích lời cầu xin chồng “Dám xin bày tỏ để cởi bỏ mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”, ở lời than với thần sông trước khi chết “ …thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng, vào nước làm xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu mĩ…”, ở sự lựa chọn cái chết.)

  1. Đánh giá chung

– Nhân vật Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam  trong xã hội phong kiến xưa. Ở họ hội tụ đáng quý nhưng cuộc đời , số phận của họ đầy bi kịch. Nguyễn Dữ đã thể hiện sự thấu hiểu , đồng cảm với người phụ nữ và bộc lộ thái độ bênh vực họ khi phản ảnh cái hiện thực bất công đó.

– Khát vọng của Vũ Nương không chỉ là của người phụ nữ xưa mà còn là khát vọng của người phụ nữ ở mọi thời đại. Qua đó Nguyễn Dữ đã lên tiếng đấu tranh đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc xứng đáng cho họ.

 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: