[3 mẫu mới nhất] Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí

Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí – Tình đồng chí – Hoàn cảnh gặp gỡ. Đồng chí là một tác phẩm nổi tiếng khắc họa nên sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội trong những năm tháng kháng chiến khó khăn, khắc nghiệt. Mời các bạn đọc cùng tham khảo bài đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng chí dưới đây để nắm rõ nội dung của tác phẩm tại đây!
Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí
Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí

Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

     Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đã chấm dứt khoảng thời gian yên bình ít ỏi của dân tộc ta sau chiến thắng 1945. Lúc bấy giờ, chính phủ đã phát hành lệnh tổng động viên và tôi – một người nông dân mang lòng yêu nước nồng nàn – đã quyết định tạm biệt quê hương lên đường kháng chiến. Mỗi một người tham gia chiến đấu lần này đều mang theo quyết tâm không để đất nước rơi vào tay bất kỳ bọn tàn bạo thêm một lần nào nữa.
 
     Trước nay tôi chỉ quen với việc cầm cuốc lo việc đồng áng, nay phải cầm súng và vũ khí khiến tôi cảm thấy có chút không quen, cũng có chút hồi hộp. Nhưng với tinh thần yêu nước cùng ý chí quyết tâm đến cùng, tôi tin rằng không có gì là không thể. Chúng tôi cứ thế hành quân khắp các nẻo đường trận mạc, không sợ đêm tối, không sợ bom đạn. Bởi vì hơn ai hết, tôi cùng anh em đồng đội nơi đây đều là những người mong muốn đất nước được độc lập tự do. Vậy nên dù khó khăn hơn nữa, thậm chí hy sinh bản thân mình chúng tôi cũng cam lòng.
 
     Năm 1947, chúng tôi tham gia vào chiến dịch Việt Bắc cùng nhiều quân đoàn khác. Vốn mỗi người đều đến từ những nơi khác nhau, chẳng hẹn mà quen rồi trở thành những người đồng chí, anh em một nhà, cùng chia sẻ mọi ngọt bùi, đắng cay trong cuộc sống nơi sa trường. Sợi dây vô hình gắn kết chúng tôi chính là tình yêu nước mãnh liệt. Và không biết tự bao giờ, chúng tôi trở thành tri kỉ, cùng nhau đỡ đần nhau vượt qua những khó khăn trong sinh hoạt, chiến đấu.
 
     Khi đó, chúng tôi phải sống trong cảnh vô cùng thiếu thốn, thậm chí cả quân trang, quân dụng cũng chẳng đủ mà dùng. Hai anh em trong đoàn sẽ cùng chia nhau một tấm chăn đơn đắp tạm qua những đêm giá rét. Ngày ấy, rừng Trường Sơn là nơi nguy hiểm vô cùng. Có lần, cả đơn vị tôi đều bị bệnh sốt rét rừng. Anh em nào cũng vì thế mà vàng cả da, rụng cả tóc, cả người xanh xao như tàu lá chuối. Khó khăn vất vả là thế, nhưng chúng tôi cũng không quên cho nhau những lời động viên, cho nhau những tiếng cười vui vẻ xua tan đi khó khăn.
 
     Nhớ nhất là những ngày đông đến, cái lạnh bao phủ khắp nơi, nhưng anh em trong đoàn nào có đầy đủ quần áo ấm mà mặc, chỉ có thể dựa vào nhau, truyền nhau hơi ấm, tiếp thêm sức mạnh chiến đấu để vượt qua bệnh tật. Nhiều đêm nằm tâm sự mới biết, cũng có nhiều đồng chí phải bỏ ruộng nương ở nhà nhờ bạn thân cày cấy, bỏ cả căn nhà liêu xiêu có mẹ già con thơ để cầm súng chiến đấu.
 

Đóng vai người lính trong bài thơ đồng chí kể về tình đồng chí, đồng đội

Trải qua bao nhiêu năm tháng khổ đau, vất vả, cuối cùng chiến tranh đã đi qua. Hôm nay, ngồi trong căn nhà nhỏ, trong cái sự bình yên của đất nước, tôi đã có thể ngước nhìn lên ánh trăng sáng rực trong bầu trời đêm. Ánh trăng gợi nhớ cho tôi về những kỉ niệm ngày còn cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến khu Việt Bắc. Đó là những đêm trăng dài cùng người đồng chí thân thương trải qua mà tôi vẫn nhớ mãi đến tận bây giờ.
 
Anh và tôi, gặp nhau trong chiến khu. Cả hai chúng tôi lúc ấy còn là những người trẻ, vô tư và tràn đầy nhiệt huyết. Quê hương anh nước mặn đồng chua, làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Chúng tôi đều có xuất thân từ những vùng đất khó khăn, cảnh ngộ nghèo khó như nhau cả. Mang theo vẻ hồn nhiên chân thật của người lao động, anh và tôi đã sớm thân quen với nhau.
 
Chúng tôi vốn dĩ là hai con người hoàn toàn xa lạ, bằng một cách nào đó đã gặp nhau và trở nên thân thiết. Có lẽ tình cảm giữa tôi với anh ngày một nảy nở qua những lần cùng làm chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau lúc chiến đấu. Súng bên súng, đầu kề sát đầu cùng ra vào nơi chiến trường đầy hiểm nguy. Lại nhớ những đêm cùng đắp chung chăn dưới nền trời lạnh cóng. Đó là mối tình tri kỉ giữa anh và tôi-tình đồng chí giản dị mà thanh cao.
 
Anh và tôi là hai người có cùng chung chí hướng, là hai con người rời khỏi quê hương để tham gia chiến đấu. Chúng tôi dù có xuất thân khác nhau nhưng có lẽ cùng một giấc mơ-giấc mơ về ngày đất nước độc lập. Những đêm cạnh nhau, anh kể tôi nghe chuyện về quê hương anh. Ruộng nương anh gửi cả cho bạn thân mình cày hộ, còn căn nhà đành phải bỏ mặc cho gió to tàn phá. Anh lại kể, kể những câu chuyện riêng tư, anh chia sẻ cho tôi mọi nỗi lòng của mình, những suy nghĩ thầm kín ấy được anh nói ra một cách chân thật và đầy đủ. Mỗi ngày trôi đi, tôi lại càng hiểu về anh nhiều hơn, mối quan hệ của chúng tôi vì thế ngày một thắm thiết.
 
Chúng tôi cùng nhau trải qua bao gian khó của chiến tranh.Lúc ấy ở rừng có đại dịch sốt rét. Anh em chiến hữu của tôi chết rất nhiều, bởi vì lúc ấy vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hiệu quả nào để chữa trị cả. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, rét run cả người, toàn thân thể ướt ngập mồ hôi. Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá. Trải qua đại dịch như vậy nhưng chúng tôi luôn bên nhau, tương trợ cho nhau vượt qua khó khăn. Mệt mỏi là vậy nhưng miệng vẫn cười?, lạnh cóng là thế nhưng vẫn luôn cười, phần vì không thể để anh lo lắng, mặt khác, nụ cười là động lực giúp tôi cố gắng từng ngày. Anh nắm tay tôi thật chặt, động viên tôi, tiếp thêm sức mạnh vượt qua bệnh tật.
 
Rồi khỏe bệnh, anh và tôi tiếp tục nhận nhiệm vụ. Những đêm rừng hoang sương muối, anh và tôi đứng canh gác cạnh bên nhau chờ giặc tới. Có lẽ tình đồng chí của chúng tôi đã sưởi ấm lòng giữa cảnh rừng hoang lạnh giá. Trong cảnh phục kích giặc giữa rừng, chúng tôi còn một người bạn nữa, đó là vầng trăng. Súng và trăng tuy gần mà xa, nhưng lại bổ sung và hài hòa vào nhau, giống như tình đồng chí của tôi và anh. Trong cái buốt giá luồn vào da thịt, đầu súng của người chiến sĩ và vầng trăng đứng cạnh bên nhau, đầu súng có trách nhiệm bảo vệ vầng trăng hòa bình.
 
Đất nước bây giờ đã độc lập, bình yên. Tôi bây giờ đã có thể sống một cách thoải mái không lo sợ chiến tranh. Tuy nhiên, đôi lúc tôi lại nhớ về khoảng thời gian còn chiến đấu, nhớ về anh-người bạn tri kỉ của mình. Tất cả những gian khổ của đời lính tôi đã có thể vượt qua được, nhờ vào sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội. Đó là khoảng thời gian mà tôi sẽ luôn nhớ mãi.

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ đồng chí

      Chiến tranh luôn là nỗi đau đau đáu trong lòng mỗi người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.
 
      Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt.  Chân dung bá là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác.
 
      Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi  nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ tôi thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng em. 
 
      Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi may mắn là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu.
 
      Hòa bình đất nước được lặp lại, bác là người may mắn trong số những người lính được trở về quê hương, sau những ngày kháng chiến gian lao, đứng giữa sự sống và cái chết. Đến bây giờ được sống trong hòa bình, độc lập, trong lòng bác vẫn luôn khao khát được một lần về thăm quê của bạn, quê người đồng chí năm xưa.
 
      Bác là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, cha mẹ bác là những người nông dân vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống trên một vùng quê khó khăn “đất cày lên sỏi đá”, bác luôn mong muốn quê mình giàu có, đẹp hơn nữa. Cuộc kháng chiến vừa bắt đầu, bác đã xin nhập ngũ. Rời quê hương lên đường, bác thấy thật hạnh phúc và cần cố gắng biết bao.
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: