Phân tích nhân vật Phương Định – Dàn ý – Sơ đồ tư duy 2022

Phân tích nhân vật Phương Định – Dàn ý – Sơ đồ tư duy 2022. Phương Định là một trong ba thành viên của tổ “trinh sát mặt đường” cùng thực hiện một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo thông suốt mạch đường máu giao thông.
Sơ đồ tư duy Phân tích nhân vật Phương Định
Sơ đồ tư duy Phân tích nhân vật Phương Định

Dàn ý Phân tích nhân vật Phương Định

I. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Phương Định

Lê Minh Khuê là một nhà thơ nổi tiếng về các tác phẩm ngắn, các tác phẩm của bà luôn mang một vẻ tươi sáng, một niềm mong ước tươi đẹp. các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh khuê như: Cao điểm mùa hạ, Đoạn kết, Một chiều xa thành phố , Tôi đã không quên , Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo may , Màu xanh man trá, Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa , Một mình qua đường, Những ngôi sao, Trái đất, dòng, Nhiệt đới gió mùa,…. Trong những tác phẩm của bà, có một tác phẩm tôi rất thích đó là Những ngôi sao xa xôi, và nhân vật Trương Định là một hình tượng của cả truyện.

II. Thân bài: Phân tích về nhân vật Trương Định

1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:
 
Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong
 
Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kỳ chống Mỹ
 
Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời
 
Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước
 
2. Nhân vật Phương Định trong truyện:
 
a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:
 
Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất
 
Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát
 
Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ
 
b. Khi vào quân ngũ:
 
Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày
 
Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách
 
Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn
 
Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không
 
c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:
 
Cô yêu thương Nho
 
Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao
 
Còn chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo
 
Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa
 
Một người sống tình cảm

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định

Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước
 
Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên.

Phân tích nhân vật Phương Định

       “Đeo sách bên mình núi nhỏ núi to
        Em là cô thông tin hay là cô y tá
        Dốc cao quá anh chỉ lo em ngã
        Em cười dài khiến dốc bớt chênh vênh”
 
Đúng vậy, lần đầu tiên đội quân tóc dài được xuất hiện trong kháng chiến và đi vào thơ ca rất đẹp mà cao quý. Đó là những con người có tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm lạc quan trong chiến đấu. Mà có lẽ khi nói đến họ ta không thể nào quên được cây bút truyện ngắn Lê Minh Khuê. Nhà văn chuyên viết về tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn và công cuộc đổi mới sau này. Trong đó tiêu biểu nhất là bài “Những ngôi sao xa xôi”, và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc đó là nhân vật Phương Định.
 
Phương Định là một trong ba thành viên của tổ “trinh sát mặt đường” cùng thực hiện một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo thông suốt mạch đường máu giao thông:
 
          “Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
            Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
            Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
            Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
            Đánh lạc hướng thù hứng lấy làn bom”
 
Phương Định là cô gái Hà Nội nhạy cảm, hồn nhiên và thích mơ mộng, cô thường sống với những kỉ niệm nơi thành phố quê hương mình. Phương Định từng có những tháng ngày học sinh hồn nhiên đẹp và đáng yêu, cô sống vô tư với mẹ. Phương Định có một căn phòng nhỏ gác hai ở một ngõ nhỏ yên tĩnh và thanh bình tại Hà Nội. Và giờ đây trong những ngày tháng căng thẳng ở chiến trường cuộc sống đó đã trở thành kỉ niệm của cô. Những kỉ niệm đó vừa thể hiện khát vọng cuộc sống nơi quê hương vừa là liều thuốc động viên tinh thần Phương Định nơi tuyến lửa khốc liệt. Sống nơi chiến trường đã ba năm, luôn kề bên cái chết nhưng cô vẫn thể hiện sự hồn nhiên thơ mộng. Ở chiến trường Phương Định nổi bật giữa các cô gái với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt của Phương Định được các anh lái xe bảo “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Đúng là một cô gái đẹp đã làm bao chàng trai đắm đuối say mê. Có nhiều pháo thủ và lái xe “hỏi thăm” và viết “những bức thư dài gửi đường dây” cho Phương Định. Cô có vẻ kiêu kì là “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính trẻ chú ý và có thiện cảm, nhưng cô không biểu lộ tình cảm của mình và tỏ ra rất kín đáo vì vậy mà trông cô đáng yêu và duyên dáng hơn.
 
Phương Định là cô gái rất hồn nhiên yêu đời giàu cá tính, và đặc biệt rất thích hát. Hồi ở nhà cô hát say mê có lúc cô hát ầm ĩ làm ông bác sĩ hàng xóm mất ngủ…Và rồi cô mang cả lòng yêu mến ca hát vào chiến trường Trường Sơn ác liệt. Định thích hát “những bài hành khúc bộ đội, những điệu dân ca quan họ mềm mại dịu dàng, thích ca chiu sa của Hồng quân Liên Xô, thích dân ca Ý trữ tình giàu có” Phương Định còn bịa ra cả những lời hát, thế mà chị Thao vẫn “say mê” chép vào sổ tay. Phương Định hát trong khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát “rè rè” cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm Định hát để động viên chị Thao, động viên mình và Nho. Hát khi khi “máy bay rít bom nổ, nổ trên cao điểm, cách cái hàng này khoảng 300m”. Hát trong không khí ngột ngạt “khói lên và cửa hang bị che lấp”. Đúng là “tiếng hát át tiếng bom” của cô gái trong tổ trinh sát mặt đường, của những con người “khao khát làm nên những sự tích anh hùng”. Tiếng hát đã át đi những cái gì dữ dội của bom đạn khốc liệt nơi chiến trường để nhường chỗ cho một cái gì đó yên ả, thơ mộng và lãng mạn hơn. Qua đó ta thấy được Phương Định hiện ra trước mắt ta là một cô gái trẻ trung thông minh tinh nghịch nhiều mơ mộng. Thật đáng yêu.
 
Không chỉ hồn nhiên yêu đời mà Phương Định còn có một tâm hồn rất nhạy cảm. Chỉ qua cơn mưa đá vụt qua ở cuối truyện đã làm những kỉ niệm về thành phố quê hương, về gia đình, tuổi thơ… mở tung trong cô. Nhưng tâm lý của Phương Định thể hiện rõ nhất tinh tế nhất khi cô phá bom “tôi một quả bom trên đồi Nho hai quả dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân hầm barie cũ”. Trước khung cảnh, cảnh vật bị hủy diệt: cây cỏ xơ xác đất nóng khói đen vật vờ từng cụm trong không trung Phương Định đã dũng cảm và bình tĩnh đến gần quả bom “đàng hoàng mà bước tới” “tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”. Hai mươi phút đã trôi qua, khi tiếng còi của chị Thao nổi lên là lúc “tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi dây mìn cài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi lại chỗ ẩn nấp của mình”. Tiếng còi lần thứ hai của chị Thao nổ lên cũng là lúc quả bom nổ.
 
Thế là đã xong bốn quả bom đã nổ. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười “răng trắng đôi mắt mở to”. Nhưng công việc phá bom lần này Nho đã bị thương vì hầm sập. Phương Định moi đất bế Nho lên máu túa ra ngấm vào đất, chị Thao nghẹn ngào. Phương Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc pha sữa cho Nho. Dù Nho bị thương nhưng cô đã được đồng đội của mình chăm sóc lo lắng và chữa trị vết thương. Từ đó, ta thấy được trong công việc phá bom Định rất bình tĩnh dũng cảm hăng say, không hề sợ nguy hiểm. Và đặc biệt trong cô luôn chứa một tình yêu thương ấm áp dành cho đồng đội của mình.
 
Phá bom là công việc rất nguy hiểm nhưng ta thấy được Phương Định, Thao, Nho rất dũng cảm trong khói lửa, bom đạn mà vẫn ngời sáng như những ngôi sao. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân sẽ không bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn.
 
Như vậy, Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn giàu tình yêu thương đồng đội cũng thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ tràn đầy lòng nhiệt huyết sẵn sàng hi sinh cho đất nước cho dân tộc:
 
        “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
         Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
 
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: