Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính mới nhất

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính mới nhất. Phạm Tiến Duật là gương mặt tiêu biểu của các nhà thơ trẻ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Với bài thơ này, nhà thơ đã khắc họa hình tượng những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.
Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính mới nhất
Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính mới nhất

Soạn bài tiểu đội xe không kính chi tiết

I. Tác giả

Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
 
– Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
 
– Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
 
– Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh các người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
 
– Giọng thơ của Phạm Tiến Duật trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
 
– Phạm Tiến Duật được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
 
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
 
Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970)
Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
Nhóm lửa (thơ, 1996)
Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày ngày 17 tháng 11 năm 2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng).
Vừa làm vừa ghi (tập tiểu luận, 2003)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác
 
– Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969.
 
– Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969, được đưa vào tập “Vầng trăng và quầng lửa” (1970).
 
2. Bố cục
 
Gồm 4 phần:
 
Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe.
Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.
Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Tình động đội của những người lính.
Phần 4. Còn lại. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

   – Nhan đề bài thơ quá dài, vừa gợi lên hình ảnh những chiếc xe, vừa cho ta thấy được phong thái ngang tàng của người lái xe.
 
   – Chiếc xe không kính là một hình ảnh độc đáo, đó là chứng tích chiến tranh, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng qua đó mà nhìn thấy những người lính dũng cảm, ung dung trước khó khăn gian khổ.

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn :
 
   – Tư thế ung dung, hiên ngang, sảng khoái đến bất tận Ung dung buồng lái ta ngồi … ùa vào buồng lái.
 
   – Thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm Không có kính ừ thì có bụi…ừ thì ướt áo… mặc kệ gió vào mắt, mặc kệ mưa bom, xe vẫn cứ đi.
 
   – Tình đồng đội thắm thiết : bắt tay qua cửa kính vỡ, chia sẻ khó khăn.
 
   – Ý chí chiến đấu vì miền Nam : một trái tim căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu.
 

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, đầy tính ngang tàng pha chút nghịch ngợm. Điều đó góp phần thể hiện hình ảnh người lính ung dung, hóm hỉnh, trẻ trung.

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

   – Hình ảnh người lính cho ta thấy sự gan dạ, bất chấp khó khăn, luôn tiến lên phía trước vì lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Họ cũng là những người thật hóm hỉnh, trẻ trung và yêu đời.
 
   – So với người lính trong bài Đồng chí, những người lính với chiếc xe không kính đều mang lòng yêu nước, lòng căm thù giặc với tình đồng đội thắm thiết. Chỉ có điều, người lính ở bài này trẻ trung hơn, hóm hỉnh hơn.
 

Luyện tập

(trang 133 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Những cảm giác, ấn tượng …
 
Phân tích khổ thơ thứ hai :
 
Khổ thơ thứ hai tràn ngập những hình ảnh gió, con đường, sao trời, cánh chim. Đó là những khó khăn phía trước, nhưng mọi thứ đều thật nhỏ bé trước lòng quyết tâm không lùi của những chiến sĩ trẻ. Lại thêm hình ảnh lãng mạn Thấy sao trời và đột ngột cánh chim – Như sa như ùa vào buồng lái làm cho chặng đường trở nên vui tươi, nhẹ nhàng hơn.

Đọc hiểu văn bản – Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe

– Câu thơ mở đầu: “Không có kính không phải vì xe không có kính” – điệp ngữ “không có… không… không có…” như muốn nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe không kính.
 
– Các động từ mạnh “giật”, “rung” kết hợp với hình ảnh “bom” khắc họa sự khốc liệt nơi chiến trường.
 
=> Giải thích nguồn gốc của những chiếc xe không kính. Vốn là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, nhưng lại bị bom đạn của kẻ thù bắn phá nên kính xe vỡ đi trở thành những chiếc xe không kính.
 
– Trước hoàn cảnh đó, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.
 
– Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:
 
Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt – từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.
Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.
Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

2. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn

– Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.
 
– Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.
 
– Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

3. Tình động đội của những người lính

– Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng.
 
– Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.
 
– “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.
 
– “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ đầy hồn nhiên, vui vẻ.
 
– Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên.
 
– Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.
 
– Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.

4. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc

– Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…
 
– Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.
 
– Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.
 
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: