1. Phương trình kế toán
Tài sản = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu
2. Có 9 loại tài khoản kế toán (dựa trên hệ thống tài khoản kế toán):
+ Loại 1 + 2: Là Tài sản,Phát sinh tăng ghi Nợ, Phát sinh giảm ghi có, số dư nằm bên NỢ.
+ Loại 3 + 4: Là Nguồn vốn, PS tăng ghi Có, PS giảm ghi Nợ, số dư nằm bên CÓ. (Ngược lại loại 1 + 2).
+ Loại 5 + 7: Là doanh thu, PS tăng ghi Có, và ghi bên Nợ khi kết chuyển qua 911. KO có số dư.
+ Loại 6 + 8: Là chi phí, PS tăng ghi Nợ, và ghi bên có khi kết chuyển qua 911 (Ngựơc lại loại 5 + 7). KHÔNG có số dư.
+ Loại 9: Xác định KQKD, Bên nợ 911 là kết chuyển chi phí (Nợ 9../Có 6…,8…) và kết chuyển lãi ( Có 421 ), Bên Có 911 là kết chuyển doanh thu (Nợ 5…, 7…/Có 911) và Kết chuyển lỗ (Nợ 421).
** Ngoại lệ:
– 229, 214: ghi nhận ngược lại với loại 1 + 2.
– 331, 333,334, 338: Tài khoản lưỡng tính, Có thể có số dư bên Nợ HOẶC bên Có.
– 421: có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có, vì có thễ lỗ hoặc lãi.
3. Phương pháp theo dõi hàng tồn kho:
+ Kê khai thường xuyên: Theo dõi đầu kỳ, nhập, xuất => để xác định cuối kỳ trong kho còn bao nhiêu?
Tồn cuối = Tồn đầu + Nhập – Xuất
+ Kiểm kê định kỳ: Không theo dõi lượng hàng xuất ra. Chỉ theo dõi đầu kỳ, nhập và cuối kỳ kiểm kho xác định tồn cuối kỳ là bao nhiêu ? => quy ra Xuất bao nhiêu?
Xuất = Tồn đầu + Nhập – Tồn cuối
4.Các phương pháp tính giá xuất kho, tự học lại 3 phương pháp sau:
+ FIFO ?
+Thực tế đích danh ?
+Bình quân: bình quân cuối kỳ, bình quân thời điểm (mỗi lần xuất) ?
5. Nhóm tài khoản cần nhớ:
– Nhóm tiền: 111, 112, 113
– Nhóm hàng tồn kho: 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157
– Nhóm TSCD: 211, 212, 213, 214 (khấu hao TSCĐ), 241 (xây dựng cơ bản)
– Ký quỹ, ký cược: 244, 344
– Công nợ: 131, 331, 138, 338
– Thuế: 1331, 333 (33311, 33312, 3333, 3334, 3335)
– Lương: 334
– Vay: 341
– Chi phí trả trước: 242
– Vốn: 411
– Quỹ: 353, 414, 441
– Chi phí sản xuất: 621, 622, 627
– Giá thành, giá vốn: 631, 632
– Doanh thu: 511, 515, 711
– Chi phí công ty: 635, 641, 642, 811……
Bài viết khác cùng mục: