8 Biểu hiện của trẻ có EQ thấp – Cách phát triển EQ cho trẻ cụ thể từng tình huống. Trẻ có chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) thấp thường thiếu tự tin, không thích giao tiếp, khó kiềm chế bản thân và hay đổ lỗi cho người khác. Trí tuệ cảm xúc của trẻ có thể nhìn thấy từ hoạt động hàng ngày. Các chuyên gia về nuôi dạy con đã tóm tắt 8 biểu hiện của EQ thấp ở trẻ em. Dưới đây là các biện pháp cụ thể cha mẹ có thể làm hằng ngày để phát triển EQ cho con tốt nhất.
8 Biểu hiện của trẻ có EQ thấp
1. Mất bình tĩnh vì nhu cầu không được đáp ứng – Trẻ khó kiểm soát được cảm xúc
Trẻ muốn có một cái gì đó nhưng không được đáp ứng, thường ăn vạ hay khóc lớn tạo sự chú ý. Thua trò chơi hay làm một việc gì đó không suôn sẻ cũng khiến trẻ tức giận và mất bình tĩnh với người xung quanh. La hét, cáu gắt hay đập đồ thường xuyên là dấu hiệu con bạn có thể có chỉ số EQ thấp. Điều này cho thấy trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình và dễ bị tác động bởi ngoại cảnh.
4 sai lầm cần tránh khi xử lý trẻ mất bình tĩnh
– Bố mẹ tránh nói lý lẽ : Việc bố mẹ nói lý lẽ, giải thích, dạy dỗ khi trẻ làm sai là điều nên làm nhưng khi chúng mất bình tĩnh, việc làm này là vô ích. Khi tâm trạng trẻ không tốt, chúng sẽ không nghe thấy gì và không tiếp thu được gì vào đầu.
– Bố mẹ tránh lạnh nhạt, phớt lờ: Khi trẻ đang buồn và tức giận, nếu bố mẹ phớt lờ, mặc kệ, chúng sẽ nghĩ rằng bố mẹ không quan tâm tới mình nữa. Một khi trẻ cho rằng bố mẹ vô tâm, không yêu thương mình nữa, trẻ sẽ càng không chấp nhận bất cứ điều gì bố mẹ nói. Thậm chí việc phớt lờ này còn để lại bóng đen tâm lý, khiến trẻ ngày càng không muốn nói chuyện với bố mẹ hơn.
– Bố mẹ tránh thỏa hiệp: Việc thỏa hiệp với con cái lúc này không mang tính giáo dục. Nếu bố mẹ đồng ý với những yêu cầu của trẻ, chúng sẽ được đà lấn tới, lần sau sẽ tiếp tục áp dụng cách này để đe dọa bố mẹ.
– Bố mẹ tránh mất bình tĩnh: Trong trường hợp này, khi thấy bố mẹ mất bình tĩnh, nóng giận hơn cả mình, trẻ sẽ sợ hãi và không dám làm lớn chuyện nữa. Sự mất bình tĩnh của bố mẹ có thể dẫn tới tình huống dùng đòn roi để dạy dỗ trẻ. Khi áp dụng cách dạy dỗ con cái kiểu này, về cơ bản tưởng như vấn đề đã được giải quyết nhưng nó để lại rất nhiều hệ lụy xấu sau này. Đặc biệt khi trẻ đến tuổi dậy thì, tính tình càng lúc càng khó dạy dỗ.
4 điều nên làm khi xử lý trẻ mất bình tĩnh
– Bố mẹ nên kiên nhẫn đợi trẻ bình tĩnh trở lại: Khi trẻ nóng nảy, bố mẹ càng cần bình tĩnh hơn và tự nhủ đây là cơ hội tốt để dạy dỗ con mình. Chỉ khi trẻ bình thường trở lại, những lời nói của bố mẹ mới được chúng tiếp nhận.
– Bố mẹ nên chấp nhận cảm xúc của trẻ: Việc bố mẹ thừa nhận cảm xúc của con cái là điều cần thiết, dù trẻ có khóc ồn ào hay cáu giận thì dần dần chúng sẽ nguôi ngoai. Đặc biệt, bố mẹ cần tránh việc ra lệnh như “con nín khóc ngay không”. Câu nói này càng khiến trẻ ức chế và khóc to hơn nữa.
– Bố mẹ nên ôm trẻ: Sau khi trẻ từ từ bình tĩnh trở lại, bố mẹ nhẹ nhàng hỏi “con đã đỡ hơn chưa”, tốt hơn là nên ôm trẻ lúc này. Có thể trẻ sẽ không chấp nhận việc bố mẹ ôm mình lúc này nhưng sự chân thành sẽ khiến trẻ nguôi ngoai nhanh chóng. Tình yêu thương xuất phát từ trái tim, dù trẻ có khó chịu, cáu giận như thế nào, bố mẹ vẫn yêu thương và quan tâm.
– Bố mẹ nên đợi con bình tĩnh mới nói về vấn đề: Khi cảm xúc của trẻ đã lắng dịu, đó mới là thời điểm để bố mẹ nói những điều đúng đắn cho trẻ hiểu. Chỉ có lúc này, những điều bố mẹ nói mới được trẻ tiếp thu vào đầu. Về nguyên tắc, bố mẹ cần cho trẻ biết rằng, chúng được quyền trút bỏ cảm xúc của mình nhưng vẫn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc.
2. Chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình
Có món gì ngon, trẻ sẽ đòi ăn trước. Trò gì hay, trẻ cũng làm mọi cách được chơi trước mà không quan tâm đến thái độ cũng như mong muốn của người bên cạnh.
Việc cha mẹ cần làm:
– Giao cho trẻ làm việc nhà.
– Dạy trẻ tự dọn đồ chơi khi chơi xong, không để người khác làm thay.
– Nếu trẻ giành đồ chơi hoặc đồ ăn của bạn: cần bình tĩnh, đặt các câu hỏi như ” Nếu bạn lấy mất đồ chơi của con con sẽ thấy thế nào? Tức giận đúng không?” Dần dần hướng dẫn, tạo các trò chơi tập thể để trẻ thấy chơi chung rất vui.
– Giao cho trẻ làm việc nhà.
– Dạy trẻ tự dọn đồ chơi khi chơi xong, không để người khác làm thay.
– Nếu trẻ giành đồ chơi hoặc đồ ăn của bạn: cần bình tĩnh, đặt các câu hỏi như ” Nếu bạn lấy mất đồ chơi của con con sẽ thấy thế nào? Tức giận đúng không?” Dần dần hướng dẫn, tạo các trò chơi tập thể để trẻ thấy chơi chung rất vui.
3. Thích phàn nàn, hay đổ lỗi cho người khác
Trẻ rất hay phàn nàn chê bai, chẳng ai, chẳng điều gì khiến trẻ hài lòng. Tính cách này dẫn đến việc trẻ không biết tự nhìn nhận chính mình, luôn thấy điểm xấu của người khác và bắt đầu nói xấu sau lưng họ. Những trẻ có EQ thấp thường tìm mọi cách đổ lỗi, không chịu trách nhiệm về sai lầm, thất bại của mình. Chúng không có đủ dũng cảm để tự nhận lỗi. Lúc này, thay vì mắng mỏ, cha mẹ nên trò chuyện, phân tích đúng sai và giúp con tìm cách sửa chữa sai lầm.
– Khi trẻ còn nhỏ, mỗi khi trẻ ngã người lớn thường có hành động đánh chừa cái bàn, đánh chừa cái này cái kia… Hành động này sẽ giúp trẻ nín khóc tuy nhiên lâu dần sẽ hình thành thói quen đổ lỗi, không chịu trách nhiệm. Rõ ràng cái bàn chẳng có lỗi gì, do con không để ý đụng phải, lại không chịu nhận, đổ lỗi cho cái bàn???
4. Chỉ thích khen, Nhạy cảm, khó chấp nhận chỉ trích
Trẻ nhỏ thường rất thích được khen nhưng nếu trẻ phản ứng mạnh khi bị phàn nàn, chê trách bằng cách: tức tối, la hét, ngỗ nghịch thì chứng tỏ đứa trẻ đó có chỉ số EQ thấp. Một số trẻ em rất nhạy cảm. Chúng không sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích sau khi phạm sai lầm, luôn khóc lóc và gây ồn ào. Nếu như vậy, một khi gặp khó khăn, trẻ sẽ thu mình lại, sợ hãi và không dám đối mặt.
Nghệ thuật khen trẻ
– Khen cần cụ thể: Mô tả chính xác, cụ thể những gì trẻ làm được. Thay vì “Con giỏi quá!” “Con ngoan quá!” thì hãy nói “Con đã làm được cái này, cái kia.. con thật giỏi!”; “Con đã biết giúp bà…, con thật ngoan!”
– Khen ngợi về những điều trẻ thường bỏ qua: Nếu trẻ thường bất cẩn, khi có tiến bộ cha mẹ nên khen: “Lần này, con đã làm bài cẩn thận hơn”, trẻ nhận ra rằng chỉ cần mình cẩn thận hơn là có thể đạt điểm cao.
– Khen ngợi thái độ của trẻ: Nhiều đứa trẻ thất bại không phải vì chúng không đủ chăm chỉ hoặc không đủ tài năng, mà là do chúng quá kiêu căng, ngạo mạn và không bao giờ để mắt đến ai. Vì vậy, khi trẻ làm được việc tốt, cha mẹ nên tập trung khen thái độ của chúng nhiều hơn.
– Khen quá trình thay vì kết quả: “Con đã cố gắng làm nó thật cẩn thận”; “Con đã chăm chỉ mỗi ngày để có được kết quả này…”; “Mẹ biết con đã nỗ lực rất nhiều”
– Khen chân thành: Cha mẹ hay có câu khen ” Con giỏi thật đấy, đạt điểm 10, Nhưng mà cần …” vì sợ rằng khen quá con sẽ chủ quan. Vừa đưa con lên đỉnh núi thì lại nén véo xuống. Những câu khen như vậy thà đừng khen!
– Khen kịp thời ngay khi trẻ làm được gì đó tốt.
– Khen kịp thời ngay khi trẻ làm được gì đó tốt.
– Khen ngợi đứa trẻ kiên trì: Thành công chắc chắn đòi hỏi sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực cố gắng không ngừng. Vậy nên, khi trẻ đạt được thành tích cao trong học tập, cha mẹ dành thời gian quan sát xem thử con mình có kiên trì không. Việc khen ngợi trẻ biết kiên trì sẽ giúp chúng cảm thấy rất vui và cố gắng hơn nữa.
– Khuyến khích so sánh với quá khứ của bản thân: Không đứa trẻ nào lại vui vẻ khi cha mẹ so sánh mình với những người khác, nhưng nếu được so sánh với chính bản thân trong quá khứ, chúng sẽ nhận ra mình đã khác xưa nhiều.
Phê bình, phạt thế nào?
– Cho phép giải thích
– Không phê bình khi có mặt người ngoài
– Dùng thái độ ôn hòa khi phê bình.
– Không quát nạt gay gắt: Quát sẽ khiến trẻ sợ hãi từ đó phản ứng mạnh hơn để tự bảo vệ.
– Chỉ ra cụ thể lỗi sai: tránh những câu chung chung nhưng sát thương cực mạnh như như “Con hư thế!”
– Dạy con sửa sai: Con vô tình đá bóng vào em, em khóc. Lúc này trẻ đang rất sợ hãi. Thay vì mắng con sao nghịch thế. Hãy gọi con đến cùng dỗ em nín và bày thêm trò chơi khác để chơi chung.
– Kiên quyết phạt mỗi khi phạm lỗi và trẻ phải được biết vì sao nó bị phạt.
– Không phê bình khi có mặt người ngoài
– Dùng thái độ ôn hòa khi phê bình.
– Không quát nạt gay gắt: Quát sẽ khiến trẻ sợ hãi từ đó phản ứng mạnh hơn để tự bảo vệ.
– Chỉ ra cụ thể lỗi sai: tránh những câu chung chung nhưng sát thương cực mạnh như như “Con hư thế!”
– Dạy con sửa sai: Con vô tình đá bóng vào em, em khóc. Lúc này trẻ đang rất sợ hãi. Thay vì mắng con sao nghịch thế. Hãy gọi con đến cùng dỗ em nín và bày thêm trò chơi khác để chơi chung.
– Kiên quyết phạt mỗi khi phạm lỗi và trẻ phải được biết vì sao nó bị phạt.
5. Hay nói chen, ngắt lời người khác
Trẻ thích nói chuyện, giao tiếp là điều bình thường và cần thiết. Tuy nhiên, việc ngắt lời người khác để chứng tỏ bản thân lại không tốt. Điều này cho thấy trẻ đang thiếu tôn trọng người xung quanh. Thái độ này chính là thể hiện chỉ số cảm xúc của con rất thấp.
Việc cần làm
– Lập tức dừng trẻ lại: “Mẹ nói chuyện xong với cô rồi sẽ nói với con nhé”, nếu trẻ còn tiếp tục, hãy dẫn bé ra ngoài.
– Giải thích với trẻ đó là việc không lịch sự.
– Thiết lập quy tắc. Đôi khi trẻ quên, hãy dùng tay hoặc mắt để nhắc nhở.
6. Thích chọc tức người khác
Đặt cho người khác biệt danh theo nhược điểm của họ, cố tình chọc tức người khác để thỏa mãn tính hiếu thắng… Cha mẹ nghĩ rằng đây là sự thiếu hiểu biết của trẻ, thực chất đây là sự thiếu hiểu biết trong giao tiếp.
7. Không chấp hành mệnh lệnh, không nghe theo lời khuyên của người khác
Những đứa trẻ như vậy thường thiếu tự chủ và dễ gặp vấn đề trong việc tuân thủ trật tự xã hội và giao tiếp giữa các cá nhân. Nếu trẻ gặp phải những tình trạng này thì ở một khía cạnh nào đó, đó là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp, cha mẹ không được bỏ qua. Những đứa trẻ như vậy thường thiếu tự chủ, dễ gặp vấn đề trong việc ứng xử và giao tiếp với người khác. Nếu trẻ thường xuyên xuất hiện tình trạng này ở gần như mọi khía cạnh, đó là biểu hiện của chỉ số EQ thấp, cha mẹ không được phớt lờ.
Những việc cần làm
– Lời nói cần rõ ràng, gắn với thực tế: Thay vì nói “Con dọn đồ chơi đi” thì hãy nói “Cái ô tô này để ở đâu nhỉ?”. Thay vì nói “Cất gọn đồ đạc vào” thì hãy nói ” Con cất đôi giày này vào tủ nhé”… Dần dần bé sẽ quen với các nhiệm vụ, việc làm, sau này mẹ sẽ dễ dàng nhắc nhở hơn.
– Hãy nói ít đi nếu muốn con nghe lời: Việc nói quá nhiều và quá lâu sẽ khiến trẻ bơ bạn đi, hoặc vào tai nọ ra tai kia. Hãy yêu cầu ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu. Nếu con chưa làm theo ngay hãy kiên trì chờ đợi và nhìn trẻ, nhắc lại yêu cầu lần nữa nếu bé vẫn chưa chịu làm. Bạn yên tâm là không có đứa trẻ nào để bạn phải đứng 1 chỗ nhìn nó cả ngày đâu, chỉ 1 lúc mẹ đứng nhìn là bé sẽ đứng lên làm việc ngay thôi.
– Hạn chế nói “Không”: Ví dụ thay vì nói “Không được chơi ném bóng trong nhà” thì hãy nói “Con chơi ném bóng ở ngoài sân nhé”
– Khen ngợi và động viên con khi con làm tốt yêu cầu của bạn. Nói cảm ơn khi bé vừa giúp bạn làm gì đó.
– Hãy nói ít đi nếu muốn con nghe lời: Việc nói quá nhiều và quá lâu sẽ khiến trẻ bơ bạn đi, hoặc vào tai nọ ra tai kia. Hãy yêu cầu ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu. Nếu con chưa làm theo ngay hãy kiên trì chờ đợi và nhìn trẻ, nhắc lại yêu cầu lần nữa nếu bé vẫn chưa chịu làm. Bạn yên tâm là không có đứa trẻ nào để bạn phải đứng 1 chỗ nhìn nó cả ngày đâu, chỉ 1 lúc mẹ đứng nhìn là bé sẽ đứng lên làm việc ngay thôi.
– Hạn chế nói “Không”: Ví dụ thay vì nói “Không được chơi ném bóng trong nhà” thì hãy nói “Con chơi ném bóng ở ngoài sân nhé”
– Khen ngợi và động viên con khi con làm tốt yêu cầu của bạn. Nói cảm ơn khi bé vừa giúp bạn làm gì đó.
8. Nói xấu người khác
Tâm lý muốn được chú ý, hơn người và không tôn trọng người khác cũng có thể là dấu hiệu con bạn có chỉ số EQ không cao. Những trẻ này rất hay phàn nàn chê bai, không hài lòng với mọi việc và bất kỳ ai. Tính cách đó dẫn đến việc trẻ không biết tự nhìn nhận chính mình, luôn thấy điểm xấu của người khác và thường nói xấu sau lưng họ.
Những việc cần làm
– Làm gương: Hãy nói tốt đẹp về mọi người xung quanh, trở thành tấm gương tốt cho con.
– Cho trẻ thấy những người bị nói xấu đó họ cũng có những mặt tốt và điểm mạnh.
– Cho trẻ thấy những người bị nói xấu đó họ cũng có những mặt tốt và điểm mạnh.
Những việc cha mẹ cần làm để phát triển EQ cho trẻ
Làm thế nào để bồi dưỡng và phát triển EQ cho trẻ?
EQ thấp thực sự sẽ mang lại nhiều rắc rối cho sự phát triển của trẻ và nó sẽ trở thành một tổn thương không thể chữa lành sau khi trưởng thành. Ở giai đoạn còn nhỏ, hành vi, tính cách của trẻ chưa được định hình hoàn toàn, chỉ cần ba mẹ nắm vững phương pháp và thực hiện thường xuyên, liên tục, EQ có thể được trau dồi.
1. Dạy trẻ đối phó với cảm xúc
Nhà tâm lý học người Mỹ, tiến sĩ John Gottman cho rằng có 3 hành vi không có lợi cho việc phát triển EQ: Bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của trẻ; không hài lòng với những cảm xúc tiêu cực, thậm chí buộc tội hoặc trừng phạt cảm xúc đó và cuối cùng là chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, nhưng không hướng dẫn trẻ đối phó với cảm xúc đó.
Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc đó và hướng dẫn trẻ cách xử lý. Ví dụ, khi trẻ đang khóc, hãy đồng cảm với cảm xúc buồn bã của chúng: “Bố mẹ biết con buồn, bố mẹ có thể giúp gì cho con?” Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Nên sử dụng “Ừ”, “Ồ” và “xin lỗi” khi giao tiếp để xoa dịu trái tim và giải phóng cảm xúc tiêu cực của trẻ.
2. Trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ
Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Nguyên do là chỉ có lạc quan trẻ mới có thể đối mặt với mọi vấn đề chủ động hơn, có khả năng chống thất vọng tốt hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.
Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ em bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng. Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: “Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó”; “Các khối lego này đều đang buồn ngủ, đã đến giờ về nhà ngủ rồi”; “Bút và nắp bút là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào”… Ngoài ra bố mẹ có thể cùng con đọc “câu thần chú”: “Không sao đâu” để con đủ tự tin đối mặt với khó khăn.
3. Tạo cơ hội để trẻ giao tiếp với nhau
Nhiều cha mẹ lo lắng con mình nhỏ, dễ bị tổn thương nên luôn giữ con ở nhà và bao bọc quá mức. Tuy nhiên, “Bách khoa toàn thư về nuôi dạy con cái” của Mỹ đã chỉ ra: “Cách tốt nhất để một đứa trẻ học cách hòa đồng với mọi người là có được nhiều cơ hội học tập. Cha mẹ nên chủ động tạo cơ hội cho trẻ chơi với những đứa trẻ khác.”
Trẻ em có thể ồn ào, nhưng chúng cũng có thể học khả năng giải quyết xung đột, đoàn kết và hợp tác, giao tiếp và phối hợp trong “thực chiến”. Tất nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý quan sát biểu hiện của con và hướng dẫn trẻ sau đó, chẳng hạn như: Dạy con phép lịch sự, dạy trẻ chia sẻ, dạy trẻ xếp hàng…
Bài viết khác cùng mục: