Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tuyển dụng công chức năm 2020

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo Kế hoạch xét tuyển công chức vào làm việc tại các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với các nội dung cụ thể sau:

I. TỔNG CHỈ TIÊU XÉT TUYỂN: 25.

TT

Đơn vị

Vị trí bổ sung

Ngạch công chức

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1

Vụ Tổ chức cán bộ

Quản lý nhân sự và đội ngũ công chức viên chức

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Luật, Hành chính

2

Vụ Hợp tác quốc tế

Phụ trách hợp tác song phương

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Tiếng Anh hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến Quan hệ quốc tế, Kinh tế đối ngoại và có trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt mức tương đương IELTS 7.0; có khả năng phiên dịch, biên dịch Anh-Việt và Việt-Anh

3

Vụ Kế hoạch – Tài chính

Quản lý thống kê

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Thống kê

Quản lý tài chính kế toán

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc Kế toán hoặc Kiểm toán

4

Vụ Pháp chế

Chuyên viên pháp chế

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Luật; có chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5

5

Văn phòng Bộ

Tổng hợp

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên

Văn thư (Phòng Hành chính)

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Văn thư, lưu trữ

Lưu trữ (Phòng Hành chính)

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Văn thư, lưu trữ

Quản trị công sở (Phòng Quản trị)

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Quản trị văn phòng, Kỹ thuật, Kế toán, Tài chính

Công nghệ thông tin

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điều khiển tự động, Điện tử số

6

Thanh tra Bộ

Tiếp dân, thanh tra hành chính và xử lý sau thanh tra

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong những chuyên ngành Luật, Kinh tế, Xây dựng; Tự động hóa, Cơ khí, Chế tạo máy, Điện, Điện tử thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội

7

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Quy hoạch – Kế hoạch (Vụ Kế hoạch – Tài chính)

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Thống kê, Quy hoạch, Kinh tế

Kế toán (Văn phòng)

06.031

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên  chuyên ngành Kế toán hoặc Tài chính – Kế toán

Theo dõi cải cách hành chính (Văn phòng)

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành Luật, Kinh tế, Kỹ thuật, Quản lý giáo dục, Sư phạm kỹ thuật

8

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương

Quản lý quan hệ lao động

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên  một trong các chuyên ngành Kinh tế lao động, Quản lý nhân lực, Quan hệ lao động, Luật Kinh tế

Hành chính, tổng hợp

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên  một trong các chuyên ngành Hành chính, Quản trị văn phòng, Luật, Kinh tế lao động

9

Cục Quản lý lao động ngoài nước

Quản lý người lao động Việt Nam ở thị trường Nhật Bản – Đông Nam Á

01.003

1

Tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học trở lên các ngành Ngoại ngữ, Kinh tế, Luật; sử dụng thành thạo tiếng Nhật hoặc tiếng Anh ở trình độ cử nhân

10

Cục Người có công

Thông tin liệt sĩ

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Công tác xã hội, Luật

Tuyên truyền – Thi đua khen thưởng

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành Luật, Công tác xã hội, Báo chí, Xã hội học

11

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội

Chuyên quản công tác phòng, chống mại dâm

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành về Luật, Xã hội học, Kinh tế, Quản trị nhân lực, Công tác xã hội

12

Cục Bảo trợ xã hội

Quản lý hoạt động y tế phục hồi chức năng

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành bác sĩ Y khoa, Phục hồi chức năng, Luật, Quản lý y tế hoặc chuyên ngành khác có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng

Quản lý chính sách bảo trợ xã hội

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên một trong các chuyên ngành Luật, Kinh tế, Quản lý kinh tế, Công tác xã hội, Chính sách công

Thống kê, tổng hợp

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật

13

Cục An toàn lao động

Hành chính, tổng hợp

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành  Văn thư lưu trữ

14

Cục Việc làm

Hành chính, tổng hợp

01.003

1

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Kinh tế, Tài chính.

TỔNG CỘNG:

   

25

 

II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, ĐỐI TƯỢNG XÉT TUYỂN VÀ YÊU CẦU HỒ SƠ

1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung

Người đủ các điều kiện sau không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký xét tuyển công chức:

a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

b) Đủ 18 tuổi trở lên;

c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

d) Trình độ đào tạo:

– Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển (theo Biểu chi tiết kèm theo);

– Chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trừ trường hợp dự tuyển vào:

+ Vị trí Chuyên viên pháp chế thuộc Vụ Pháp chế yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc tương đương trở lên còn thời hạn 02 năm đến thời điểm nộp hồ sơ;

+ Đối với các trường hợp dự tuyển vào Vụ Hợp tác quốc tế và Cục Quản lý lao động ngoài nước còn phải thêm điều kiện:

Trường hợp dự tuyển vào Vụ Hợp tác quốc tế tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành liên quan đến quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại phải có trình độ Tiếng Anh tối thiểu đạt mức tương đương IELTS 7.0; các vị trí quản lý lao động ở nước ngoài tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, sử dụng thành thạo ngoại ngữ theo yêu cầu vị trí dự tuyển với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trình độ cử nhân.

– Chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học văn phòng, chứng chỉ tin học ứng dụng trình độ A trở lên được cấp trước ngày Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông có hiệu lực thi hành (ngày 10/8/2016).

đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

e) Có ngoại hình phù hợp yêu cầu công việc, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (theo Biểu kèm theo).

2. Đối tượng xét tuyển

Các trường hợp đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 nêu trên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển, gồm:

a) Sinh viên tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi từ 30 trở xuống (Điều 1 Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005) tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

– Đạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học) và khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;

– Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học;

– Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi Ô-lim-pích thuộc một trong các môn toán, vật lý, hóa học, cơ học, tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

b) Người có trình độ Thạc sĩ trong độ tuổi từ 30 trở xuống (Điều 1 Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005) tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

– Tốt nghiệp Đại học loại khá trở lên và có chuyên ngành đào tạo sau Đại học cùng ngành đào tạo ở bậc Đại học đồng thời đạt 01 trong 03 tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 2 Mục này.

c) Người có trình độ Tiến sĩ trong độ tuổi dưới 35 (Điều 23 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ) tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

– Tốt nghiệp Đại học loại khá trở lên và có chuyên ngành đào tạo sau Đại học cùng ngành đào tạo ở bậc Đại học đồng thời đạt 01 trong 03 tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 2 Mục này.

3. Các trường hợp sau không được đăng ký dự tuyển công chức

a) Không cư trú tại Việt Nam;

b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

4. Yêu cầu hồ sơ dự tuyển

– Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu kèm theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ) yêu cầu người dự tuyển viết tay và ký tên trên từng trang của Phiếu và có dán ảnh chụp trong 3 tháng gần nhất.

– Bản sao các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu vị trí dự tuyển được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Các văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ bằng tiếng nước ngoài yêu cầu nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trong trường hợp trên bằng tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nước ngoài không ghi rõ loại khá, giỏi, xuất sắc thì bổ sung các tài liệu chứng minh kết quả học tập của người dự tuyển đạt loại khá, giỏi, xuất sắc theo xếp loại của trường (ví dụ bảng đánh giá xếp loại của trường; thư xác nhận của trường là đạt loại khá, giỏi, xuất sắc…). Đối với bằng đại học trở lên do cơ sở giáo dục đào tạo của nước ngoài cấp, yêu cầu người dự tuyển phải có văn bản xác nhận của Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp theo quy định.

– Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) và chứng chỉ tin học trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản do đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo cấp và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo yêu cầu tại điểm d khoản 1 Mục này.

– Bằng khen, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực chứng minh đạt giải cá nhân trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học đáp ứng quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ.

– Bản sao công chứng Giấy khai sinh.

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

– 03 phong bì thư có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận.

Túi đựng hồ sơ ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ và danh mục những thành phần tài liệu trên. Hồ sơ dự tuyển nộp trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có thông báo tuyển dụng.

5. Yêu cầu hồ sơ đối với người trúng tuyển

Sau khi thông báo trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ:

– Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.

– Bản chứng thực sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp để xem xét xếp lương.

III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ

1. Thời gian nhận hồ sơ: từ 15/02/2020 đến hết 14/3/2020, thời gian từ 14h00 đến 16h30 vào các ngày Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm hàng tuần.

2. Địa điểm nhận hồ sơ, số điện thoại liên hệ: Thí sinh trực tiếp nộp hồ sơ tại Vụ Tổ chức cán bộ (P216, nhà A trụ sở cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số 2 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội; công chức nhận hồ sơ: Cao Việt Anh; điện thoại 0243.9363337).

3. Phí xét tuyển: Thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn công chức từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không thu lệ phí đối với thí sinh dự tuyển.

Lưu ý: Chỉ tiếp nhận các hồ sơ đủ thành phần theo quy định nêu tại Thông báo. Không trả lại hồ sơ đối với tất cả các trường hợp đăng ký xét tuyển./.

*****Chi tiết cụ thể như sau:

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: