Các câu hỏi mở ôn thi công chức thuế 2020

 

Trong phần share tài liệu công chức thuế 2020 mới nhất  này.  Gửi tới các bạn tổng hợp các câu hỏi mở ôn thi công chức thuế 2020!

1/ Mục đích của việc phân loại hồ sơ hoàn thuế:

– Đối với người nộp thuế:

+ Tự xác định được hồ sơ hoàn thuế của mình thuộc diện “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” hay “hoàn thuế sau, kiểm tra trước”

+ Được tạo thuận lợi hoàn thuế nhanh hơn, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính;

+ Việc đưa ra cụ thể các trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” cũng nhằm khuyến cáo người nộp thuế và tăng tính tự giác tuân thủ khi thực hiện các thủ tục hành chính về thuế.

– Đối với cơ quan quản lý thuế:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế trong việc phân loại hồ sơ và giải quyết từng loại hồ sơ phù hợp với nghiệp vụ thực tế.

+ Đảm bảo công bằng, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế đối với việc giải quyết từng loại hồ sơ.

+ Thực hiện chiến lược đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính đối với những hồ sơ hoàn thuế có mực độ rủi ro thấp.

+ Đảm bảo đủ thời gian thực thi nhiệm vụ quản lý thuế đối với những hồ sơ hoàn thuế có mực độ rủi ro cao.

2/ Cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT có được khấu trừ và hoàn thuế đầu vào không?

Trường hợp 1: Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT quy định tại điều 5 luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và các luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT, sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam thì cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.

Trường hợp 2: Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT quy định tại điều 5 luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và các luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT khi xuất khẩu thì cơ sở , sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam thì cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ được khấu trừ và hoàn thuế đầu vào; trừ các trường hợp sau:

– Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;

– Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;

– Dịch vụ cấp tín dụng;

– Chuyển nhượng vốn;

– Dịch vụ tài chính phái sinh;

– Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

– Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này.

 

3/ Ý nghĩa của hoàn thuế GTGT?

– Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN. ?

– Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

– Khuyến khích đầu tư.

– Trả lại cho DN phần vốn DN đã ứng ra trả thuế GTGT thay cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa nhưng chưa thu lại được hết qua bán hàng.

– Hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên để thực hiện thông lệ quốc tế.

 

4/ Ý nghĩa của thuế suất 0%

+ Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ:  Thuế suất 0% để làm cho hàng hóa dịch vụ không còn thuế giá trị gia tăng, đồng thời khấu trừ thuế và hoàn thuế đầu vào từ đó giảm giá thành hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

+ Thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển thông qua phát triển ngành trực tiếp xuất khẩu và sản xuất ngành phụ trợ

+ Thực hiện mức thuế suất 0% để làm cho hàng hóa dịch vụ không còn thuế, nhường quyền đánh thuế cho nước nhập khẩu để thực hiện nguyên tắc điểm đến.

 

5/ Nêu ý nghĩa giảm trừ đối với từ thiện nhân đạo, khuyến học?

–  Đối với người nộp thuế:

+ Khuyến khích người nộp thuế tham gia vào hoạt động từ thiện nhân đạo, giúp đỡ người neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn

–  Đối với cơ quan thuế:

+ Thực hiện được mục tiêu xã hội của mình: giúp giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích lá lành đùm lá rách

6/ Ý nghĩa không chịu thuế?

– Khuyến khích nhữ

ng ngành nghề nông nghiệp là ngành mũi nhọn, xuất khẩu chính của Việt Nam.

– Mang tính ưu đãi cho mục tiêu xã hội, nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.

– Không tận thu những hàng hóa dịch vụ thực chất không phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

– Không đánh thuế GTGT những hàng hóa, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất cộng đồng, ko đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như: dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo; bảo hiểm nhân tho; vận chuyển hành khách công cộng bằng bus…

– Giảm thiểu thời gian và chi phí theo dõi những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ hoặc không kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình; phân bổ nguồn lực cho các khâu còn thiếu.

7/ Ý nghĩa gia hạn nộp thuế?

Đối với người nộp thuế:

+ Giảm bớt gánh nặng cho NNT trong thời gian khó khăn.
+ Giúp doanh nghiệp tập trung cho việc hoàn thiện trước rồi mới nộp bù phần còn thiếu

Đối với cơ quan thuế:

+ Mang tính nhân văn do ko tính phạt vi phạm trong time dc gia hạn.
+ Giảm time theo dõi doanh nghiệp cũng như tránh tạo rủi ro gián tiếp đẩy doanh nghiệp đến phá sản.

+ Đảm bảo được khoản tiền thuế tương ứng phần không bị thiệt hại.

 

8/ Ý nghĩa giảm trừ gia cảnh?

~Đối với người nộp thuế:

– Việc giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc giúp góp phần tái tạo sức lao động của người nộp thuế và tạo điều kiện để người nôp thuế có thể tiếp tục sức lao động, giảm bớt gánh nặng của người nộp thuế khi đang trực tiếp nuôi dưỡng người phụ thuộc.

– Khuyến khích tương thân tương ái, đùm bọc, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, định hướng việc học để định hướng nghề nghiệp của con của người phụ thuộc sau khi học xong bậc phổ thông.

~ Đối với cơ quan thuế:

– Tạo sự công bằng trong việc giảm trừ vì người nộp thuế và người phụ thuộc đều có mức cố định, không phân biệt thành phần xã hội.

– Thực hiện được mục tiêu  xã hội của mình: giúp giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích lá lành đùm lá rách

 

9/ Ý nghĩa miễn thuế TNCN?

– Khuyến khích những ngành nghề kinh doanh theo chủ trương của Đảng và nhà nước.

– Khuyến khích những khoản thu nhập từ nước ngoài chuyển về.

– Khuyến khích các khoản thu nhập mang tính từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

– Bảo đảm được khoản thu nhập mang tính tiết kiệm, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế.

– Bảo đảm những khoản thu nhập mang tính khuyến khích của nhà nước.

 

10/ Nêu căn cứ tính thuế giá trị gia tăng đói với hàng hóa tiêu dùng nội bộ? Giải thích vì sao quy định như vậy?

Quy định như vậy bởi vì 3 lý do sau đây:

– Thứ nhất, Thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Do đó hàng tiêu dùng nội bộ cũng thuộc khâu sản xuất do đó sẽ bị tính thuế giá trị gia tăng.

– Thứ hai, đảm bảo nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, đảm bảo nguồn thu của Nhà nước, để chắc chắn rằng DN sẽ phải kê khai khoản tiêu dung nội bộ tránh thất thoát nguồn thu ngân sách

– Thứ ba, Hàng hóa tiêu dùng nội bộ người bán và người mua đều chủ thể là doanh nghiệp nên không có căn cứ để xác minh cụ thể giá tính thuế là bao nhiêu; giữa người bán và người mua không có thỏa thuận trao đổi giá cả nên lấy giá giao dịch tương đương trên thị trường là giá khách quan nhất và phù hợp nhất

 

11/ Nêu căn cứ tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu? Tại sao lại có thuế nhập khẩu trong giá tính thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu?

          Trong giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu vì: Nhà nước muốn hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nước, đảm bảo công bằng với hàng hóa trong nước

 

12/ Ý nghĩa của miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

*Đối với cơ quan quản lý thuế

– Thực hiện được mục tiêu của nhà nước trong từng thời kỳ: đầu tư vào địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, ngành nghề khó khăn phát triển toàn diện kinh tế đất nước, nâng cao thu nhập đời sống của nông dân ngư nghiệp

– Thể hiện chính sách xã hội của nhà nước: quan tâm chú trọng đến y tế, giáo dục của  đất nước

– Hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách theo chính sách ưu tiên của Nhà nước

 

*Đối với người nộp thuế:

-Hỗ trợ 1 phần vốn cho doanh nghiệp khi họ đầu tư vào ngành nghề truyền thống của của nước ta, vào vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn

– Giảm bớt gánh nặng về thuế, có thêm nguồn vốn để tái sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, giảm các chi phí liên quan, giảm giá thành sp, tạo được sức cạnh tranh lớn

– Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

 

13/ Qua nghiên cứu luật thuế TNDN, anh/chị hãy cho biết điều kiện xác định chi phí được trừ của doanh nghiệp? Tại sao lại quy định như vậy?

 

Các điều kiện xác định chi phí được trừ được quy định như vậy vì:

+ Thực hiện việc tính thuế phải nộp vào ngân sách là đầy đủ và hợp lệ, thực hiện theo nguyên tắc doanh thu phải có chi phí đầu vào tương ứng

+ Góp phần khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật

+ Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng, kiểm soát giao dịch thanh toán dễ dàng hơn, tránh các rủi ro về mua bán khống, giá trị không thực tế, các bên thông đồng với nhau lập hóa đơn giả

+ Thể hiện sự ưu tiên đối với những lĩnh vực ưu tiên chủ chốt, quan trọng của đất nước như quốc phòng, an ninh, giáo dục nghề nghiệp

 

14/ Mục tiêu cải cách hành chính thuế:

– Đối với ngành thuế, hiện nay, mục tiêu quan trọng nhất đươc đặt ra khi xây dựng chương trình cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế của cơ quan thuế là “Hoàn thành công cuộc cải cách hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù  hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

– Mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế (NNT) tăng tích tụ, tăng khả năng cạnh tranh, thực sự là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước;

– Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả;

– Công tác quản lý thuế và phí, lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học theo thông lệ quốc tế;

– Nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao”.

 

15/ Phân tích ý nghĩa của phân loại thuế.

– Thông qua phân loại thuế thì thấy được ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng loại thuế

– Xây dựng chính sách thuế hợp lý: Nhà nước phối hợp các loại thuế để chúng bổ sung lẫn nhau

– Giúp tổ chức quản lý thu thuế hợp lý

 

16/ Vai trò của quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế:

– Nắm chính xác tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT, thúc dẩy NNT nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN, đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống thất thu thuế hiệu quả

– Đóng vai trò cảnh báo, nhằm thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT

– Đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế

 

17/ Tại sao phải cưỡng chế nợ thuế:

– Bản chất của thuế là tính bắt buộc, tính cưỡng chế nộp thuế. Vì thế NNT bị nợ thuế thì phải cưỡng chế để bắt buộc nộp thuế. Như vậy cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống thất thu thuế hiệu quả

– Về luật pháp quy định thuế là nghĩa vụ của mỗi tổ chức và công dân.

Về nguyên tắc: NNT có thể tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế đúng thời gian quy định. Trường hợp NNT không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế sẽ ban hành các quyết định hành chính thuế yêu cầu NNT thực hiện nghĩa vụ thuế. Nếu NNT không tuân thủ thì bắt buộc phải tổ chức cưỡng chế nợ thuế, buộc NNT phải thi hành các quyết định hành chính thuế theo quy định pháp luật

Như vậy, cưỡng chế nợ thuế có tác dụng cảnh báo, thúc đẩu tuân thủ tự nguyện của NNT

Thuế là công cụ phân phối đảm bảo công bằng xã hội. Việc nộp thuế đầy đủ vừa là nghĩa vụ, vừa thể hiện sự công bằng. Việc nợ thuế là vi phạm nguyên tắc công bằng. Vì vậy cưỡng chế nợ thuế đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế.

 

18/ Phân biệt miễn, giảm, hoàn thuế.

– Miễn thuế: các đối tượng nộp thuế không phải nộp thuế

– Giảm thuế: cơ quan thuế giảm số thuế phải nộp cho người nộp thuế dưới các hình thứcL giảm thuế suất, giảm thuế theo mục tiêu, hoặc chính sách cho Nhà nước quy định

– Hoàn thuế: cơ quan thuế trả lại, hoàn trả số thuế mà NNT đã nộp

– Gia hạn thời hạn nộp thuế: lùi thời gian nộp thuế

 

19/ Ý nghĩa miễn, giảm, hoàn thuế:

– Nhằm xác định số thuế hợp lý, phù hợp với thực tế phát sinh của các đối tượng nộp thuế

– Chiếu cố hoàn cành cụ thể của đối tượng nộp thuế gặp khố khăn do nguyên nhân khách quan

– Đảm bảo công bằng hợp lý trong phân phối thu nhập

 

20/ Mục tiêu quản lý sử dụng hóa đơn:

– Dưới góc độ Nhà nước: nhằm đảm bảo hoạt động điều phối, giám sát, kiểm tra của CQT và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các quan hệ phát sinh của các chủ thể liên quan trong quá trình tạo, lập, sử dụng hóa đơn

– Từ đây cơ quan thuế có thể xác định chính xác số thuế mà người nộp thuế phải nộp

 

21/ Ý nghĩa xây dựng các thủ tục về thuế:

– Là những tiêu chuẩn về hoạt động và điều chỉnh hành vi của công dân và công chức ngành thuế cần thực hiện căn cứ quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của cơ quan thuế

– Đảm bảo các thể chế, luật pháp về thuế được dưa vào thực tế của đời sống xã hội

– Đảm bảo các chính sach, pháp luật thuế được thi hành thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thuế thông qua thủ tục thuế

– Là công cụ điều hành cần thiết của CQT

– Là sự biểu hiện trình độ văn hóa, mức độ văn minh của nền hành chính thuế

 

22/ Tuyên truyền pháp luật thuế

A/ Cơ sở của truyên truyền phổ biến pháp luật về thuế

Nhiệm vụ tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế được quy định xuất phát từ việc thực hiện mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế

Để thực hiện được cơ chế tự khai, tự tính tự nộp, cơ quan thuế phải thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật để NNT hiểu biết pháp luật, nhận thức được nghĩa vụ trách nhiệm trước luật thuế để nâng cao tính tuân thủ.

 

B/ Mục đích tuyên truyền:

– Nâng cao nhân thức pháp luật về thuế, làm tăng tính tuân thủ, tự nguyện của NNT trong thực hiện chính sách và pháp luật thuế

+Nhận thức, hiểu biết về chính sách thuế, để NNT hiểu và có thể tự khai tự tính

+ Nhận thức về nghĩa vụ thuế của công dân để tăng tính tuân thủ với pháp luật thuế

– Làm giảm gánh nặng cho NNT khi thực hiện các luật thuế

+Gánh nặng không chỉ là số thuế phải nộp mà còn là chi phí NNT bỏ ra trong quá trình nộp thuế

+ Việc tuyên truyền sẽ giúp NNT biết rõ chính sách, trình tự thủ tục thực hiện sẽ giúp giảm chi phí hành chính

– Làm tăng sự tin tưởng của NNT vào chính sách và pháp luật thuế

+Tuyên truyền để NNT hiểu rõ tính chính xác, công bằng và khách quan của chính sách và pháp luật thuế

+ Trên cơ sở đó, NNT tự hiểu và tự giác tin tưởng vào hệ thống chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước

C/ Nội dung tuyên truyền:

– Sự cần thiết, mục đích, bản chất, vai trò của thuế; các lợi ích xã hội có đc do sử dụng tiền thuế

– Nội dung chính sách, pháp luật về thuế: đối tượng chịu thuế, nộp thuế, mức nộp thuế, cách tính, phương pháp tính thuế

– Tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụ, trách nhiệm của NNT và CQT và các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thu nộp thuế

– Phổ biến các thủ tục về thuế, những quy định xử phạt VPPL thuế

– Tuyên dương, khen thưởng NNT chấp hành tốt PL thuế

 

23/ Ấn định thuế

A/ Khái niệm ấn định: là việc CQT xác định số thuế phải nộp và yêu cầu NNT chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của CQT trong trường hợp NNT không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ trung thực

 

B/ Cơ sở ấn định thuế:

– Về bản chất và đặc điểm thuế là tính bắt buộc: Nhà nước có thể sử dụng quyền lực để cưỡng chế hoặc ấn định số thuế phải nộp cho Nhà nước

– Về luật pháp quy định nộp thuế là nghĩa vụ: Nếu NNT có tình không thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế sẽ bị cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp

 

24/ Việc quy đinh nhiều mức thuế suất có thể thấy một số ưu nhược điểm sau

Đối  với cơ quan thuế:

Ưu: phân ra được các nhóm hàng hóa, dịch vụ để theo sát quá trình quản lý thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT (quan tâm được tới từng nhóm hàng theo từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế)

          Nhược: khó khăn trong công tác quản lý thuế, tính thuế, thu thuế, gây nhiều trở ngại trong việc rà soát, kiềm tra, tạo kẽ hở cho việc việc trốn thuế, gian lận thuế; khó khăn trong công tác ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế về các mức thuế đó bởi việc phân định các nhóm hàng hóa, dịch vụ là rất nhiều và đòi hỏi sự cẩn thận do thuế GTGT là 1 sắc thuế có tầm quan trọng và gây sự nhạy cảm cho…. tự chém tiếp

 

          Đối với NNT:

Ưu: thực hiện công bằng chho NNT, khuyến khích phát triển những hh, dv do người nông dân sản xuất ra, các mặt hàng thiết yếu; (khuyến khích cái cần phát triển thì cũng sẽ có hạn chế những cái không muốn phát triển – VD: NL sx thuốc trừ sâu 10%)

Nhược: trước mắt nêu ra khó khăn: nhiều thuế suất gây ra trở ngại trong việc tìm hiểu, tiếp cận và áp dụng chính sách thuế; đòi hỏi NNT cần có chuyên môn nghiệp vụ tốt, hiểu và nắm rõ quy định PL đối với công tác kế toán, hóa đơn chứng từ, các hình thức thanh toán.

 

25/ Lý do chọn ngưỡng DT 1tỷ:

– Quy đinh này làm cho hệ thống thuế GTGT của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời đơn giản hoá cách tính thuế GTGT trực tiếp (quy định tỷ lệ rắc rối làm nhiều đơn vị không biết để áp dụng), giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản lý thuế, hoàn thiện hóa chính sách thuế

– Việc đặt ra ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT đối với các đối tượng kinh doanh nhỏ sẽ giúp tập trung quản lý vào các đối tượng nộp thuế lớn nhiều hơn là tập trung vào những đối tượng chỉ đóng góp rất ít cho tổng thu thuế.

– Việc xác định ngưỡng đăng ký thuế dựa vào doanh thu là phương pháp dễ dàng nhất để phân tách DN nào có năng lực tuân thủ, DN nào không. Ngoài ra, doanh thu là chỉ tiêu phản ánh quy mô đáng tin cậy nhất. Do đó, doanh thu là thước đo tốt nhất để xác định ngưỡng chịu thuế GTGT, vì nó là chỉ tiêu tính toán đơn giản nhất đối với các DN.

Ý nghĩa của áp dụng ngưỡng DT:

– Việc áp dụng ngưỡng đăng ký thuế GTGT là để đơn giản hóa cho công tác quản lý của cơ quan thuế: nhằm làm giảm đối tượng phải kê khai thuế GTGT, đơn giản hoá cách thức quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm chi phí quản lý và áp lực công việc cho cán bộ thuế => nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hoàn thiện hóa chính sách thuế, tránh thất thu NSNN

 – Bên cạnh đó, việc quy định ngưỡng đăng ký thuế GTGT làm giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, đơn giản hóa thủ tục để tiếp cận những ưu điểm của PP khấu trừ: được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế với những lĩnh vực ưu tiên như DN xuất khẩu, …

– Khuyến khích các cơ sở kinh doanh tự nguyện thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra, đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt

– Giúp cải thiện tính tuân thủ về thuế bởi hoá đơn chứng từ khi áp dụng phương pháp khấu trừ sẽ được lưu giữ trong mọi trường hợp để có thể kiểm tra đối chiếu về sau.

– Đồng thời, khuyến khích nhóm DN nhỏ và vừa phát triển, đóng góp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, tạo thêm nhu cầu việc làm, thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trong nước, khuyến khích xuất khẩu

Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong

việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế

– Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, cùng bán giá bán trên thị trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp được giá thảnh sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh, và ngược lại thì dễ dẫn tới bị phá sản.

– Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó.

– Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế.

– Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất hợp lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn được sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và của các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức độ khác nhau.

 

25/ Ưu nhược điểm của PP KT, trực tiếp

 

Phương pháp khấu trừ

Phương pháp trực tiếp

Ưu điểm

– DN được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế

– DN có thể cân đối thuế GTGT phải đóng khi sử dụng phương pháp này bằng cách mua hàng tồn kho để trữ, để xuất dùng,… Do đó doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn hoặc linh hoạt cho việc sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

 – Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế làm giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của DN

– DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.

– Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).

Nhược điểm

– DN phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ

– Nhiều quy định liên quan đến hóa đơn, cách tính thuế GTGT, đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, áp dụng thuế suất cho các loại mặt hàng khác nhau,… mang đến cho phương pháp này nhiều sự phức tạp => Yêu cầu trình độ chuyên môn về kế toán, thuế cao

– Thủ tục hoàn thuế còn khó khăn, mang tính thủ tục rườm rà

– Không được khấu trừ, hoàn thuế  GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ, gây áp lực về vốn

 

– Tỉ lệ trên DT đối với các nhóm ngành nhiều, khó áp dụng chính xác

 

 Với CQT – Nhà nước

 

Phương pháp khấu trừ

Phương pháp trực tiếp

Ưu điểm

– Căn cứ tính thuế, nộp thuế, kiểm tra thuế rõ ràng, chính xác hơn nhờ hệ thống hóa đơn, chứng từ, thanh toán được thực hiện tốt

– Đẩy mạnh được việc thực hiện công tác hóa đơn chứng từ,… ngày càng hoàn thiện chính sách thuế nói riêng và các chính sách về kinh tế nói chung

– Khuyến khích, đẩy mạnh được các nhóm ngành,  lĩnh vực cần đầu tư, phát triển: xuất khẩu,…

 

– Thực hiện đơn giản hơn

 

Nhược điểm

– Nhiều quy định liên quan đến hóa đơn, cách tính thuế GTGT, đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, áp dụng thuế suất cho các loại mặt hàng khác nhau,… mang đến cho phương pháp này nhiều sự phức tạp => Yêu cầu trình độ chuyên môn của công chức thuế về kế toán, nghiệp vụ thuế phải cao

 

– Tỉ lệ trên DT đối với các nhóm ngành nhiều, khó áp dụng chính xác

– Việc xác định DT khó khăn bởi không có nhiều căn cứ xác định bởi không thực hiện theo hệ thống hóa đơn, ctừ,…

– Số lượng đối tượng phải theo dõi nhiều, tăng công việc và áp lực cho CQT

 

Người soạn: Anh Trịnh Duy Phong

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: