Các văn bằng chứng chỉ Tin học– chứng chỉ Anh Văn dùng để thi công chức hiện nay. Chứng chỉ Ngoại Ngữ nào đạt tiêu chuẩn chi công chức hiện nay? Chứng chỉ tin học nào dùng để thi công chức hiện nay?
Chứng chỉ Ngoại Ngữ nào đạt tiêu chuẩn chi công chức hiện nay?
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức và viên chức được quy định trong các thông tư liên tịch (số 20/2015/TTLT-BGĐT-BNV; số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT công lập là căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014).
Trong khi chờ xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để tổ chức, triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu 10 đơn vị: Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm SEAMEO RETRAC (Thông báo số 826/TB-BGDĐT ngày 5/8/2011); Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ (Thông báo số 896/TB-BGDĐT ngày 24/8/2011); Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh (Thông báo số 42/TB-BGDĐT ngày 11/1/2013) được tổ chức rà soát, thi, cấp giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh tương đương 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Ngoài ra, các Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có thể xem xét các chứng chỉ khác như TOEFL, IELTS hoặc TOEIC… để đánh giá năng lực tiếng Anh của cán bộ, công chức và viên chức.
Ngày 29/9/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Theo quy định tại Điều 24 về quản lý cấp phát chứng chỉ thì Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi quy định tại Điều 4 của Quy chế này cấp chứng chỉ cho thí sinh đủ điều kiện, trong đó có ghi rõ bậc năng lực ngoại ngữ của thí sinh đạt được qua kỳ thi.
Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương uỷ quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc (Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX ngày 3/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo).
Chứng chỉ tin học nào dùng để thi công chức hiện nay?
Chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin là gì?
Ứng dụng Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế- xã hội, giáo dục, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm xác nhận trình độ, năng lực sử dụng CNTT theo Chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đây được xem là một Chứng chỉ rất quan trọng hiện nay, có sức ảnh hưởng đến mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên đến cán bộ, nhân viên. Sở hữu Chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ thông tin không chỉ để cập nhật những kiến thức Tin học mới hiện nay mà còn nhằm đáp ứng những yêu cầu từ Nhà trường như xét tốt nghiệp, đầu ra THVP hoặc từ cơ quan như thi tuyển, nâng ngạch…
Ngày 21/6/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành thông tư liên tịch xác định rõ Chứng chỉ Ứng dụng CNTT sẽ là Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT mới trong hệ thống giáo dục quốc dân, thay thế cho chứng chỉ A/B/C trước đây cần được cải tiến để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Có 2 cấp độ chứng chỉ ứng dụng CNTT đang được BGDĐT ban hành là:
- Chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản
- Chứng chỉ Ứng dụng CNTT nâng cao
- Chứng chỉ ứng dụng CNTT có giá trị vô thời hạn.
a. Chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản.
Chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản có chương trình đào tạo gần như tương đương với chứng chỉ A trước đây nhưng được bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về máy tính và thao tác nền tảng trong Tin học. Chứng chỉ này rất cần thiết đối với sinh viên (cần hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc làm), hoặc công chức, viên chức, cán bộ đang công tác tại các Cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hồ sơ kỹ năng sử dụng CNTT theo đúng các tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước ban hành. Bạn hãy xem chi tiết nội dung khóa học Ứng dụng CNTT cơ bản tại đây.
b. Chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao
Bạn sẽ được cấp Chứng chỉ Ứng dụng CNTT nâng cao nếu bạn đã có chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản và hoàn thành 3 trong 9 mô đun nâng cao. Chứng chỉ Ứng dụng CNTT nâng cao đòi hỏi phải nắm vững kiến thức Tin học chuyên sâu. Vì vậy, các khóa học tin học văn phòng được khai giảng với mục đích bồi dưỡng và hoàn chỉnh kĩ năng tin học văn phòng nâng cao (Word, Excel, Power Point), giúp học viên tự tin ứng dụng CNTT trong học tập, công việc và cuộc sống. Bạn hãy tham khảo thêm nội dung của chứng chỉ tại đây.
MOS là gì?
MOS (Microsoft Office Specialist) là bài thi đánh giá kỹ năng tin học văn phòng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với hơn 1 triệu bài thi được tổ chức hàng năm. Bài thi MOS được sáng tạo bởi Microsoft và triển khai bởi Certiport (Hoa Kỳ).
Bài thi được thực hiện hiện trực tuyến, với hơn 25 ngôn ngữ được xây dựng và đã được Việt hóa bài thi, giáo trình đã được Trung tâm Tin học Học viện Nông nghiệp Việt Nam biên soạn dựa trên thực tế tại Việt Nam. MOS là chứng chỉ duy nhất xác nhận kỹ năng sử dụng phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office và do Microsoft trực tiếp cấp chứng chỉ.
Chứng chỉ Tin học văn phòng chuẩn Quốc tế MOS là vô thời hạn.
IC3 là gì?
IC3 (Digital Literacy Certification) là chứng nhận Quốc tế về sử dụng máy tính và Internet do Tổ chức Tin học thế giới Certiport (Hoa Kỳ) cấp.
IC3 phản ánh đầy đủ kỹ năng nền tảng cần thiết giúp thành công trong hầu hết các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi sử dụng máy tính và các ứng dụng Internet. IC3 có hai phiên bản: IC3 GS3 và IC3 GS4. GS4 là phiên bản bài thi ra đời sau, cập nhật hơn nhưng không phải phiên bản nâng cấp.
Chứng chỉ tin học Quốc tế IC3 là vô thời hạn.
IC3 không chỉ là chứng chỉ tin học dành cho những người chuyên về CNTT, mà còn được sử dụng rộng rãi đối với những người có nhu cầu tiếp xúc và sử dụng Internet. Đó có thể là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, giáo viên, kế toán văn phòng, công chức viên chức, người đang đi làm hay trong quá trình tìm việc làm,… Tại Việt Nam IC3 đang trở thành xu hướng rõ nét khi các khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp hay tổ chức làm tiêu chuẩn đánh giá nhân viên và xem xét đề bạt.
Xem thêm:
Điều kiện hồ sơ bằng cấp thi công chức hiện nay
Các chứng chỉ tin học nào dùng để thi công chức? MOS có được không?
Bài viết khác cùng mục: