Đề cương bản word đánh tay chuyên đề 16- ôn thi công chức thuế vòng 2. Do một bạn trong group của chúng ta chia sẻ. Link download google driver cuối bài.
Tóm tắt mở đầu
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1.1 Kinh tế thị trường
1.1.1.1. Đặc trưng của kinh tế thị trường
a- Khái niệm kinh tế thị trường.
– Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó thị trường quyết định về sản xuất và phân phối.
– Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế, mà trong đó, cá nhân người tiêu dùng và nhà sản xuất-kinh doanh tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?
b- Đặc trưng của kinh tế thị trường. (6 ý)
– Một là, quá trình lưu thông những sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sản xuất đến tiêu dùng được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua-bán.
– Hai là,Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao đổi trên thị trường
– Ba là, Hoạt động mua bán được thực hiện thường xuyên rộng khắp.
– Bốn là, Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế.
– Năm là, Tự do cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường,
– Sáu là, Sự vận động của các quy luật khách quan của thị trường dẫn dắt hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể kinh tế.
1.1.1.2. Các loại kinh tế thị trường:
a, Theo trình độ phát triển, có:
+ Nền kinh tế hàng hoá giản đơn, kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp
+ Nền kinh tế thị trường hiện đại
b, Theo hình thức hàng hóa, có:
+ Nền kinh tế thị trường với hàng hoá truyền thống: Thị trường lương thực, sắt thép, xăng dầu…
+ Nền kinh tế thị trường với hàng hoá hiện đại: Thị trường vốn, thị trường sức lao
động, thị trường công nghệ…
c, Theo mức độ tự do, có:
+ Nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
+ Nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước
+ Nền kinh tế thị trường hỗn hợp: Kết hợp sự điều tiết của Nhà nước với điều tiết của “Bàn tay vô hình” là cơ chế thị trường
d, Theo mức độ nhân văn, nhân đạo của nền kinh tế
+ Nền kinh tế thị trường thuần tuý kinh tế
+ Nền kinh tế thị trường xã hội
1.1.1.3. Điều kiện ra đời của nền kinh tế thị trường
– Phân công lao động xã hội. (là sự chuyên môn hoá các hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ theo ngành hoặc theolãnh thổ=> tình trạng vừa thiếu vừa thừa sản phẩm nên cần có sự trao đổi để cân bằng.)
– Sự xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất.
1.1.1.4. Những ưu thế và khuyết tật cơ bản của nền kinh tế thị trường
a- Những ưu thế:
– Tự động đáp ứng nhu cầu; huy động tối đa mọi tiềm năng của xã hội; thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp; phản ứng nhanh, nhạy trước các thay đổi của nhu cầu xã hội; (4 ý)
– Các doanh nghiệp thường xuyên học hỏi lẫn nhau, hạn chế các sai lầm trong kinh doanh; tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ-kỹ thuật, nền kinh tế năng động và đạt hiệu quả cao. (2 ý)
b- Những khuyết tật:
– Động lực lợi nhuận dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật, thương mại hoá các giá trị đạo đức và đời sống tinh thần; sự cạnh tranh không tổ chức dẫn đến mất cân đối vĩ mô, lạm phát, thất nghiệp; cạnh tranh dẫn đến độc quyền; tạo ra sự bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo; (4 ý)
– Lợi ích chung dài hạn của xã hội ít được chăm lo; các tệ nạn buôn gian bán lậu, tham nhũng phát triển; tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị tàn phá; (4 ý)
Tóm tắt mở đầu
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1.1 Kinh tế thị trường
1.1.1.1. Đặc trưng của kinh tế thị trường
a- Khái niệm kinh tế thị trường.
– Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó thị trường quyết định về sản xuất và phân phối.
– Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế, mà trong đó, cá nhân người tiêu dùng và nhà sản xuất-kinh doanh tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?
b- Đặc trưng của kinh tế thị trường. (6 ý)
– Một là, quá trình lưu thông những sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sản xuất đến tiêu dùng được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua-bán.
– Hai là,Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao đổi trên thị trường
– Ba là, Hoạt động mua bán được thực hiện thường xuyên rộng khắp.
– Bốn là, Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế.
– Năm là, Tự do cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường,
– Sáu là, Sự vận động của các quy luật khách quan của thị trường dẫn dắt hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể kinh tế.
1.1.1.2. Các loại kinh tế thị trường:
a, Theo trình độ phát triển, có:
+ Nền kinh tế hàng hoá giản đơn, kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp
+ Nền kinh tế thị trường hiện đại
b, Theo hình thức hàng hóa, có:
+ Nền kinh tế thị trường với hàng hoá truyền thống: Thị trường lương thực, sắt thép, xăng dầu…
+ Nền kinh tế thị trường với hàng hoá hiện đại: Thị trường vốn, thị trường sức lao
động, thị trường công nghệ…
c, Theo mức độ tự do, có:
+ Nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
+ Nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước
+ Nền kinh tế thị trường hỗn hợp: Kết hợp sự điều tiết của Nhà nước với điều tiết của “Bàn tay vô hình” là cơ chế thị trường
d, Theo mức độ nhân văn, nhân đạo của nền kinh tế
+ Nền kinh tế thị trường thuần tuý kinh tế
+ Nền kinh tế thị trường xã hội
1.1.1.3. Điều kiện ra đời của nền kinh tế thị trường
– Phân công lao động xã hội. (là sự chuyên môn hoá các hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ theo ngành hoặc theolãnh thổ=> tình trạng vừa thiếu vừa thừa sản phẩm nên cần có sự trao đổi để cân bằng.)
– Sự xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất.
1.1.1.4. Những ưu thế và khuyết tật cơ bản của nền kinh tế thị trường
a- Những ưu thế:
– Tự động đáp ứng nhu cầu; huy động tối đa mọi tiềm năng của xã hội; thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp; phản ứng nhanh, nhạy trước các thay đổi của nhu cầu xã hội; (4 ý)
– Các doanh nghiệp thường xuyên học hỏi lẫn nhau, hạn chế các sai lầm trong kinh doanh; tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ-kỹ thuật, nền kinh tế năng động và đạt hiệu quả cao. (2 ý)
b- Những khuyết tật:
– Động lực lợi nhuận dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật, thương mại hoá các giá trị đạo đức và đời sống tinh thần; sự cạnh tranh không tổ chức dẫn đến mất cân đối vĩ mô, lạm phát, thất nghiệp; cạnh tranh dẫn đến độc quyền; tạo ra sự bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo; (4 ý)
– Lợi ích chung dài hạn của xã hội ít được chăm lo; các tệ nạn buôn gian bán lậu, tham nhũng phát triển; tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị tàn phá; (4 ý)
Link download Google driver
Bài viết khác cùng mục: