Chương 1 . TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Câu 1 Hãy cho biết trên thế giới hiện nay đang tồn tại những nền kinh tế nào? Những nét đặc trưng về nội dung, mô hình của mỗi nền kinh tế được thể hiện ở những điểm gì? Theo xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam sẽ đi theo nền kinh tế nào?
– Khi con người xuất hiện, cuộc sống cộng đồng đã hình thành, lúc đầu chỉ diễn ra trên quy mô hẹp (bầy, đàn) rồi phát triển thành quy mô cộng đồng lớn hơn, do đó con người tất yếu nảy sinh va vấp, xung đột…..Vì vậy đòi hỏi phải có một cơ chế và tổ chức để xử lý.
– Xã hội cộng đồng nguyên thuỷ, khi lực lượng sản xuất còn kém phát triển, xã hội chưa có của cải dư thừa, chưa có tư hữu, chưa có phân chia giai cấp… thì quy tắc xử sự chung toàn xã hội là quy tắc lễ nghi tôn giáo được thực hiện bằng sự tự giác của mọi người và uy tín của các thủ lĩnh.
– Sau khi xã hội nguyên thuỷ phân rã, xã hội loài người phân chia thành giai cấp, bắt đầu xuất hiện sự đối lập về lợi ích chính trị kinh tế, sự đấu tranh giữa họ với nhau ngày càng trở nên gay gắt. Để giữ cho xã hội trong vòng kỷ cương nhất định, giai cấp thống trị nắm trong tay Tư liệu sản xuất, những của cải chủ yếu và công cụ bạo lực lớn (các tiềm năng quân sự) đó là các yếu tố chủ yếu tạo ra quyền lực xã hội, tìm cách tổ chức một thiết chế đặc biệt với những công cụ đặc biệt. Thiết chế nhà nước của nhà nước bắt đầu xuất hiện
Vậy nhà nước là cơ quan thống trị của một hoặc một nhóm giai cấp này đối với một hoặc toàn bộ giai cấp khác trong xã hội, nó còn là quyền lực công đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội trước lịch sử và các nhà nước khác nhau.
Câu 2: Từ cơ sở lý luận về kinh tế thị trường XHCN hãy phân tích và chứng minh tầm quan trọng của vai trò QLNNVKT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Vai trò và chức năng của nhà nước
Nhà nước là chủ thể lớn nhất quyết định nhất trong việc quản lý xã hội và là nhân tố cơ bản nhất giúp cho xã hội tồn tại hoạt động, phát triển hay suy thoái, do đó nhà nước phải thực hiện các chức năng cơ bản:
– Chức năng đối nội: Quản lý hành chính gồm việc quản lý trật tự xã hội, sắp xếp và giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp dân cư các cộng đồng dân tộc.
– Chức năng đối ngoại: Quản lý lãnh thổ quốc gia và thiết lập bang giao với các nước khác.
– Chức năng kinh tế là nhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình.
Vì vậy để cho xã hội tồn tại và phát triển, vấn đề cốt lõi là sự phát triển, ổn định và bền vững nền kinh tế quốc dân, thì nhà nước phải thực hiện chức năng kinh tế sẽ tạo ra cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện thắng lợi các chức năng khác do đó nhà nước với vấn đề kinh là vấn đề sống còn của mọi quốc gia.
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường xuất hiện như một yêu cầu kết quả không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hoá là giai đoạn phát triển cao kinh tế hàng hóa.
Cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ cơ bản vận động bằng sự chi phối của cách quản lý thị trường trong môi trường cạnh tranh, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhân tố cơ bản của cơ chế thị trường cung, cầu, giá cả thị trường.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc thực hiện tối ưu kinh tế vi mô thường mâu thuẫn hoặc ít phù hợp với sự tối ưu kinh tế vĩ mô, cho nên nhà nước phải thay mặt xã hội và giai cấp thống trị xã hội xử lý mối mâu thuẫn này khi nó xuất hiện.
Câu 3: Tại sao nói QLNNVKT Vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật? Để kết hợp được cả 2 yếu tố này đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành những công việc gì trong công tác quy hoạch, đào tạo, xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ QLNNVKT?
QLNNVKT là:
a. Khái niệm
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
b. Các kết luận cần lưu ý
– Thực chất quản lý nhà nước về kinh tế: Việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước mà nhà nước có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.
– Bản chất của quản lý nhà nước về kinh tế: Đặc trưng thể chế chính trị của đất nước nó chỉ rõ nhà nước là công cụ của giai cấp hoặc lực lượng chính trị xã hội nào? nó dựa vào ai và hướng vào ai?
– Quản lý nhà nước về kinh tế: Một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ thực hiện riêng, đó là các quản lý và các vấn đề mang tính quy luật trong các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
– Quản lý nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và một nghề vì nó lệ thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, bản lĩnh và đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ chức quản lý, khả năng thích nghi… của bộ máy quản lý kinh tế nhà nước.
1.3.2. ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Quan điểm hệ thống trong quản lý nhà nước về kinh tế là quan điểm nghiên cứu, quản lý nền kinh tế quốc dân, xem nền kinh tế quốc dân là một hệ thống điều khiển, đa trị, phức tạp, phức tạp, động, mở và có mục tiêu.
Nhà nước với tư cách là chủ thể điều khiển cần phải sử dụng những thành quả của lý thuyết hệ thống vào quá trình quản lý kinh tế của mình. Mọi quyết định, mọi giải pháp đưa ra phải xem xét trong mối quan hệ tổng thể có tính độc lập tương đối của các phân hệ, các phần tử có liên quan.
Chương 2. QUI LUẬT VÀ CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Câu 1: Qui luật kinh tế
* Khái niệm: Qui luật kinh tế là mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng kinh tế trong những điều kiện nhất định.
* Đặc điểm của qui luật kinh tế
– Các qui luật kinh tế tồn tại và hoạt động thông qua hoạt động của con người.
Các qui luật tự nhiên xuất hiện trước khi có xã hội loài người, có thể hoạt động không phụ thuộc vào con người và bên ngoài hoạt động của con người, còn qui luật kinh tế chỉ có thể hoạt động thông qua hoạt động của các nhóm người trong xã hội.
– Các qui luật kinh tế có độ bền vững kém hơn các qui luật khác.
Tuyệt đại đa số các qui luật kinh tế, nhất là các qui luật kinh tế đặc thù, chỉ hoạt động trong giới hạn một hình thái kinh tế – xã hội.
– Các qui luật kinh tế, mối liên hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả phức tạp và xa xôi hơn.
– Các qui luật kinh tế hoạt động trong mối quan hệ ràng buộc nhau hỗ trợ và thúc đẩy lẫn đi theo một hướng do qui luật kinh tế cơ bản qui định.
– Các qui luật kinh tế hoạt động có liên quan đến cơ chế quản lý kinh tế.
Nếu cơ chế quản lý có kế hoạch thì các qui luật hoạt động tự giác (khi Nhà nước đảm bảo được chỉ tiêu xuất khẩu gạo theo kế hoạch cùng với tăng giá phải có chính sách khuyến khích thì nông dân sẽ bán gạo cho Nhà nước một cách tự nguyện mà không cần phải sử dụng các biện pháp mệnh lệnh khác). Nếu cơ chế quản lý tự do không có kế hoạch thì các qui luật sẽ hoạt động một cách tự phát và rất dễ gây cho nền kinh tế bất ổn (Khi Nhà nước đề ra các chính sách quản lý mà không tính đến sự tác động của các qui luật khách quan sẽ làm cho nền kinh tế lộn xộn)
Cơ chế vận dụng các quy luật kinh tế đó:
a. Khái niệm Cơ chế vận dụng các qui luật là một quá trình bao gồm từ khâu nhận thức qui luật đến tạo điều kiện và kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong xã hội làm cho các qui luật phát huy tác dụng.
* Cơ chế quản lý kinh tế
Khái niệm: Phương thức điều hành có kế hoạch nền kinh tế, dựa trên cơ sở các đòi hỏi của các qui luật khách quan của sự phát triển xã hội, bao gồm tổng thể các phương pháp, các hình thức các thủ thuật để thực hiện các yêu cầu của các qui luật khách quan ấy.
Đặc điểm của cơ chế vận dụng qui luật kinh tế.
– Tính bao quát, toàn diện và phục vụ cho việc vận dụng tổng hợp cho các loại qui luật khách quan trong quản lý kinh tế, trong đó các qui luật kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
– Tính thống nhất trong cả nền kinh tế trong phạm vi cả nước và trong mỗi lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong mọi cấp và mọi thành phần kinh tế.
– Tính đồng bộ nhịp nhàng ăn khớp giữa các yếu tố hợp thành cơ chế thống nhất gắn liền với hạch toán kinh tế và các đòn bẩy khuyến khích kinh tế.
– Tính khoa học và tính cách mạng kết hợp với nhau trong việc xây dựng, hoàn thiện và vận dụng cơ chế trong thực hiện quản lý kinh tế. Nó chứa đựng khả năng phát hiện đấu tranh và loại trừ những yếu tố quan liêu trì trệ cản trở ngay khi chúng bắt đầu phát sinh và thu hút những thành tựu mới của các ngành khoa học và kỹ thuật để bổ sung và hoàn thiện.
Nội dung của cơ chế quản lý kinh tế.
– Phân tích thực trạng nền kinh tế, từ đó xác định đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển.
– Xác định cơ cấu của nền kinh tế bao gồm cơ cấu sản xuất (hình thức sản xuất), cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý đảm bảo tính hoàn chỉnh cho hệ thống kinh tế nhằm loại bỏ các tiêu cực xã hội.
– Xây dựng hệ thống kế hoạch bao gồm kế hoạch định hướng của Nhà nước, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
– Làm sạch và có hiệu lực bộ máy quản lý Nhà nước và cán bộ công chức của bộ máy quản lý.
– Thực hiện các nguyên lý điều khiển (thể hiện thành các nguyên tắc quản lý) hình thành các qui tắc, các ràng buộc về hành vi (định mức, tiêu chuẩn, chế độ, luật pháp, điều lệ) bắt buộc các cấp, các ngành các đơn vị và các cá nhân phải tuân thủ.
– Ban hành các chính sách kinh tế, xã hội (nhất là các chính sách đòn bẩy kinh tế, kích thích thi đua).
– Lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
Câu 2: Nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế
2.2.1. KHÁI NIỆM
Nguyên tắc quản lý là các qui tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế.
Mối liên hệ giữa quy luật kinh tế và nguyên tắc quản lý kinh tế???????
2.2.2. YÊU CẦU CỦA CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ
Các nguyên tắc quản lý kinh tế do con người đặt ra nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ quan mà phải tuân theo các đòi hỏi khách quan của qui luật:
– Các nguyên tắc phải phù hợp với các mục tiêu quản lý.
– Các nguyên tắc phải phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý
– Các nguyên tắc phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Câu 3: Tại sao các nhà quản lý kinh tế phải hiểu và nắm vững các quy luật giá trị, quy luật cung cầu giá cả để làm căn cứ khoa học điều hành nền kinh tế vĩ mô có hiệu quả?
Câu 4: Phân tích và làm rõ
Nguyên tắc phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp.
* Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế: Phát triển nền kinh tế quốc dân ổn định chính trị xã hội, tăng thu nhập.
* Mục tiêu của các doanh nghiệp: “Tối đa hoá lợi nhuận “
* Quan hệ quản lý: – Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý.
– Các doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý của Nhà nước.
* Về đối tượng quản lý của Nhà nước về kinh tế: Quan hệ giữa một cơ quan có quyền lực chính trị với những tập thể đại diện cho quyền sử dụng những tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao phó (đất đai, rừng, biển, hầm mỏ, nhà máy).
* Công cụ quản lý của Nhà nước: chủ yếu bằng pháp luật.
* Nguyên tắc tổ chức bộ máy (tập trung dân chủ): Theo nguyên tắc này thì bộ máy Nhà nước quản lý về kinh tế là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nắm giữ tài sản của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân, Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được phân thành nhiều cấp từ cấp cao nhất là chính phủ, các bộ đến cơ quan quản lý nhà nước là quan hệ cấp trên và cấp dưới.
Bài viết khác cùng mục: