Đề Thi HSG Môn Văn Lớp 12 Tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2021 Có Đáp Án (tải word)

Đề Thi HSG Môn Văn Lớp 12 Tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2021 có đáp án

Đề Thi HSG Môn Văn Lớp 12

De-thi-HSG-Van-12-VINH-PHUC-2021

Câu 1.

                                                  Cuối rễ đầu cành

 

Vươn mãi vào bề sâu

Cái rễ non tìm đường cho cây

Qua sỏi đá có khi tướp máu

 

Hướng mãi lên chiều cao

Cái cành non vượt mưa đông nắng hạ

Nảy chiếc lá như người sinh nở

 

Ai đang ngồi hát trước mùa xuân

Cuộc đời như thể tự nhiên xanh

Chỉ có đất yêu cây thì đất biết

Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành

Anh/Chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về triết lí sống được gợi ra từ bài thơ trên.(Bế Kiến Quốc, Cuối rễ đầu cành, Nxb Hà Nội, 1994)

Câu 2.

     Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa […]. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ.

(Thanh Thảo, Sự đồng cảm trong phê bình thơ, tr.66)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Ngữ văn 11, Tập 2, Nxb Giáo dục 2016) và Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12, Tập 1, Nxb Giáo dục 2016), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đáp án

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.          

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

 

Suy nghĩ về triết lí được gợi ra từ bài thơ Cuối rễ đầu cành

6,0

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Con người cần nhận thức được để có cuộc sống tốt đẹp, những thành công trong cuộc đời thì phải trải qua những khó khăn, vất vả, thậm chí đớn đau.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 

*

Giải thích

1,5

 

Rễ non, cành non là những bộ phận của cây cối đang ở độ non tơ, bắt đầu của quá trình sinh trưởng, những hình ảnh này còn biểu tượng cho giai đoạn khởi đầu của sự sống, còn chưa vững vàng.

Vươn vào bề sâu, tìm đường, qua sỏi đá, tướp máu, hướng lên chiều cao, vượt mưa đông nắng hạ, nảy chiếc lá như người sinh nở vừa có nghĩa thực chỉ quá trình sinh trưởng của cây trong sự sống phải trải qua cả một quá trình dài lâu, vất vả,… vừa biểu tượng cho hành trình đến với thành công chứa đầy những khó khăn, gian truân của con người.

– Ai đang ngồi hát trước mùa xuân, cuộc đời xanh gợi ra hình ảnh con người vui vẻ, lạc quan trước cuộc đời tươi đẹp.

– Bài thơ chứa đựng triết lí vô cùng sâu sắc: Hạnh phúc, thành công, cuộc sống tốt đẹp không tự dưng mà có. Để đạt được, con người phải dày công vun xới từ chính công sức, những trải nghiệm đau đớn của mình.

0,25

 

 

0,25

 

 

 

 

0,5

 

0,5

*

Bàn luận

2,25

 

– Cuộc sống của con người luôn là bức tranh muôn màu sắc, chứa đựng mật ngọt, thành công xen lẫn cay đắng, thất bại. Thành công, hạnh phúc là những điều tốt đẹp mà ai cũng khao khát hướng tới. Nhưng có thể chúng ta sẽ gặp nhiều biến cố trên đường đời bởi hạnh phúc và thành công không dễ dàng có được.

– Để gặt hái được thành công, có được cuộc sống hạnh phúc, con người cần trải qua quá trình nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách. Khi hiểu ra điều đó, ta mới biết trân quý công sức và thành quả của mình, đồng thời có những ứng xử phù hợp và tích cực: không bi quan, chán nản, tuyệt vọng mà cần phải có ý chí, nghị lực, bản lĩnh, niềm tin…

– Phê phán những cá nhân chưa nhận thức được giá trị của cuộc sống, sống không có ý chí và nghị lực, thậm chí sống dựa dẫm, trông chờ vào thành quả của người khác…

0,75

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

  0,5

 

Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, học sinh phải đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, xác đáng để làm rõ vấn đề.

 

*

Bài học nhận thức và hành động

1,0

 

– Nhận thức sâu sắc về những quy luật của cuộc sống mới tạo được cho mình sức mạnh để vươn lên và tỏa sáng.

– Phải không ngừng nỗ lực phấn đấu trong cuộc đời, dũng cảm đương đầu với thử thách để có được cuộc sống tốt đẹp.

0,5

 

0,5

 

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,5

e. Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

2

 

Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa […]. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ.

                            (Thanh Thảo, Sự đồng cảm trong phê bình thơ, tr.66)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Ngữ văn 11, Tập 2, Nxb Giáo dục 2016) và Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12, Tập 1, Nxb Giáo dục 2016), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

14,0

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ nhưng ẩn sau ngôn ngữ thơ là những tình cảm mãnh liệt của thi nhân; chứng minh qua Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và Tây Tiến của Quang Dũng.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 

*

Giải thích

1,0

 

Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa: Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm chất liệu. Tuy nhiên, thơ không chỉ là sự chọn lọc ngôn từ đơn thuần mà ẩn trong câu chữ là chiều sâu suy tưởng của người nghệ sĩ.

Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của nhà thơ. Tiếng thơ là tiếng lòng sâu kín nhất trong tâm hồn thi sĩ. Tình cảm trong thơ là tình cảm chân thành nhất xuất phát từ trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời.

– Nhận định nói lên đặc trưng của thơ ca. Thơ là nghệ thuật của ngôn từ nhưng ngôn ngữ trong thơ không phải là câu chữ đơn thuần mà phải ghi lại được cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ trước hiện thực khách quan.

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

0,5

 

 

*

Bàn luận

2,0

 

Ý kiến trên hoàn toàn chính xác, xuất phát từ đặc trưng của văn học nói chung và đặc trưng thơ nói riêng:

– Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Văn học nói chung và thơ ca nói riêng lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, biểu đạt nội dung, tư tưởng.

– Ngôn ngữ thơ là ngôn từ, câu chữ đã được người nghệ sĩ mã hóa, chắt lọc từ đời sống, tạo nên tinh hoa nghệ thuật đặc sắc.

– Thơ là tiếng nói của đời sống tình cảm con người trước cuộc sống. Thơ trữ tình lấy cảm xúc bên trong của đời sống tinh thần nhà thơ để biểu hiện. Khi rung động sâu sắc trước cuộc sống, trong những trạng thái vui, buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu bộc lộ tình cảm, khi đó người ta cần đến thơ. Bởi vậy, ngôn ngữ trong thơ chính là phương tiện để truyền tải chiều sâu tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ trước cuộc đời.

– Thơ biểu hiện những cảm xúc, nỗi niềm riêng tư của người nghệ sĩ, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên thế gian này.

 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

*

Chứng minh ý kiến qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và Tây Tiến của Quang Dũng

7,0

 

+ Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

3,5

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

0,5

Đây thôn Vĩ Dạ là sự bộc lộ tận cùng tất cả những nỗi niềm, cảm xúc thầm kín của Hàn Mặc Tử. Đó là nỗi buồn sâu thẳm của thi sĩ, niềm thiết tha gắn bó với đời, thiết tha sống đến khắc khoải:

/ Tình yêu thiên nhiên, nỗi ước ao thầm kín, niềm đắm say mãnh liệt với vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ.

/ Tâm trạng vừa đau đớn, tuyệt vọng vừa khát khao cháy bỏng với những dự cảm chia li, cách biệt trong cuộc đời.

/ Tâm trạng bâng khuâng, xót xa của một tâm hồn khao khát được yêu, được đồng cảm với cuộc đời, con người nhưng lại rơi vào trạng thái hoài nghi, cô đơn.

Chữ nghĩa trong bài thơ: Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm, vừa thực lại vừa ảo; nhạc điệu trầm lắng, da diết; biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ ai

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

+ Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

3,5

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

0,5

Tây Tiến là sự bộc lộ tận cùng nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng, trữ tình, trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp:

/ Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc trên con đường hành quân.

/ Nỗi nhớ về đồng đội, về người lính Tây Tiến với những kỉ niệm ấm áp tình quân dân, với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn và bi tráng.

/ Lời thề gắn bó, thủy chung với Tây Tiến, với miền Tây của Tổ Quốc.

/ Tình yêu của nhà thơ với thiên nhiên miền Tây, với đồng chí, đồng đội một thời cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước thiết tha, sâu nặng.

– Chữ nghĩa trong bài thơ:

/ Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

/ Hình ảnh thơ sáng tạo, mang sắc thái thẩm mĩ phong phú. Sự kết hợp ý, tình, hình, nhạc trong từng câu chữ.

/ Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách, có những kết hợp từ độc đáo, tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm.

/ Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng.

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

Lưu ý: Trong mỗi luận điểm trên, học sinh cần lựa chọn dẫn chứng để phân tích, làm sáng tỏ vấn đề.

 

*

Đánh giá, nâng cao vấn đề

2,0

 

– Nhận định trên là một quan niệm đúng đắn về thơ của Thanh Thảo. Thơ ca không chỉ là sự chọn lọc của câu chữ, sự trau chuốt trong ngôn từ mà ẩn sâu bên trong đó là tình ý của nhà thơ. Một thi phẩm hay phải có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp ngôn từ với sự sâu sắc trong tư tưởng, cảm xúc. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Tây Tiến (Quang Dũng) là những minh chứng rõ nét cho điều đó.

– Bài học đối với người sáng tác và người tiếp nhận:

+ Đối với người sáng tác: Nhà thơ cần phải sống thật với chính mình, có những tình cảm phong phú, cao đẹp, biết mở rộng tâm hồn mình trước cuộc đời, con người; đồng thời phải là những nghệ sĩ ngôn từ, tạo ra được dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ.

+ Đối với người đọc: Bạn đọc phải là người đồng hành sáng tạo (Gorki), biết cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những tâm tư, tình cảm, tiếng lòng mà nhà thơ gửi gắm trong mỗi vần thơ, để từ đó bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mình.

0,5

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

0,75

 

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,5

 

e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: