17 nhận định về Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt” hay nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tham khảo một số nhận định về truyện ngắn “Vợ nhặt”. Những câu nhận định, liên hệ sẽ ăn bài văn của các bạn ăn điểm trong các kì thi.
Những nhận định về Kim Lân – nhận định về vợ nhặt
1. Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng. (Hoài Việt)
2. Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn.
(Nguyên Hồng)
3. “Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một cách, nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ giải trí. Làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi, như thế cũng là ích lợi, là nhân văn cho người thưởng thức”.
(Kim Lân)
4. “Theo kinh nghiệm của tôi, những chuyện thật mà tôi ghi lại được thì đều nhạt nhẽo và khô cứng. Nhưng sự thật cũng có giá trị của sự thật, rất giá trị, rất cần thiết nữa. Tất cả những truyện “Vợ nhặt”, “Ông lão hàng xóm”, “Con chó xấu xí” đều dựa trên cái nền sự thật. CÒn những truyện khác, kể cả “Làng”, hầu hết là tôi bịa. Bịa cả nhân vật lẫn tình tiết. Bởi không có sự thật nào như thế cả. Nhưng cái bịa ấy là cái điều mà chính tác giả muốn nói. Và chính tác giả muốn nói nên mới sinh ra cái bịa. Gọi là bịa chứ kỳ thực chính là sáng tạo”.
(Kim Lân)
5. Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân: “Nhà văn dùng “Vợ nhặt” để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”
(Dẫn theo Hoài Việt – “Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân”, NXB Giáo dục, 1999, tr.39)
6. Khi nói về truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã tâm sự: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”.
7. “Vì sao phải bịa? Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩa gì thì chuyện đời thươgf ngày tự thân đã có tiếng nói riêng của nó, còn tiếng nói của chính tâm linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó tách rời hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó thực hơn. Chính vì vậy mà tôi cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực với chính mình trước tiên. Và kỳ lạ khi mình bịa ấy, mình viết say mê hơn nhiều. Không biết khi mình say sưa bịa ấy có phải là những giây phút thăng hoa nhất của người viết không?”
(Kim Lân)
8. Với “Vợ nhặt”, Kim Lân từng tâm sự: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người”.
9. “Nhà văn dùng Vợ Nhặt là cái đòn bẩy để nâng con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”. (Trần Đồng Minh)
10. Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. (Nguyên Hồng)
11. “Dùng lý lẽ để thuyết phục trong văn chương cũng là một thứ cưỡng chế. Những lý lẽ ma giáo ấy nhiều khi nó làm cho người ta không giữ được chính mình. Nói một cách khác hết sức mềm mại thì người cầm bút phải viết như chơi, viết thoải mái bằng tấm lòng của mình, hướng vào cái thật, cái đẹp, giúp cho con người sống thật, sống đẹp với nhau. Và khi nhà văn gặp cái gì trái với cái thật, cái đẹp thì phải biết bất bình, phải dám lên tiếng nữa”. (Kim Lân)
12. Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói năm 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời. (Trần Đồng Minh)
13. Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945 (Vũ Dương Quỹ)
14. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ (Nguyễn Khải)
15. Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời…Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn (Trần Ninh Hồ)
16. Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước đó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. (Kim Lân)
17.Bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu như giống nhau. Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đau đớn đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự. Truyện “Vợ nhặt” khai thác những khía cạnh sau cùng của bi kịch ấy”
==> Tham khảo thêm tại icongchuc.com
Bài viết khác cùng mục: