Phần đề thi
Câu 1: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là khoản thu mà NSĐP đc?
a. Hưởng 100%.
b. Xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa NSTW và NSĐP
Câu 2: Khoản thu nào sau đây không thuộc thu NSNN:
a. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
b. Tiền sử dụng đất.
c. Thu học phí.
d. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính
Câu 3: Theo Luật NSNN 2015, chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ:
a. Được đưa vào cân đối chi NSNN
b. Không đưa vào cân đối chi NSNN
Câu 4: Luật NSNN năm 2015 quy định bội chi NSNN bao gồm:
a. Bội chi NSTW
b. Bội chi NSĐP cấp tỉnh
c. Cả 2
Câu 5: Bội chi NSĐP cấp tỉnh là?
a. Tổng hợp bội chi cấp tỉnh của từng địa phương, đc xđ bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng số chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng số thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
b. Tổng hợp bội chi cấp tỉnh của từng địa phương, đc xđ bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng số chi ngân sách cấp tỉnh bao gồm chi trả nợ gốc và tổng số thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
Câu 6: Bội chi NSNN bao gồm
a. Toàn bộ các khoản vay để bù đắp chênh lệch thu, chi NSNN không bao gồm chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay
b. Toàn bộ các khoản vay để bù đắp chênh lệch thu, chi NSNN bao gồm chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay
Câu 7: Theo Luật NSNN năm 2015, thay vì khống chế mức huy động trên chi đầu tư XDCB như Luật NSNN 2002 thì
a. Khống chế mức giới hạn vay của NSĐP tính trên số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
b. Giữ nguyên quy định như luật NSNN 2002
Câu 8: Dư nợ vay không vượt quá 30% thu ngân sách được hưởng theo phân cấp được áp dụng đối với:
a. Địa phương có tổng số thu NSĐP đc hưởng theo phân cấp lớn hơn tổng số chi thường xuyên của NSĐP
b. Địa phương có tổng số thu NSĐP đc hưởng theo phân cấp nhỏ hơn tổng số chi thường xuyên của NSĐP
c. Địa phương có tổng số thu NSĐP đc hưởng theo phân cấp bằng hơn tổng số chi thường xuyên của NSĐP
Câu 9: Nguồn chi trả nợ gốc bao gồm:
a. bội thu NSNN
b. tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN,
c. kết dư ngân sách
d. cả a,b,c
Câu 10: Mặc dù chi trả nợ gốc không phải là khoản chi cân đối của NSNN nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn:
a) Bố trí nguồn để bảo đảm chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết;
b) Không đủ nguồn tài chính để chi trả nợ thì chuyển các khoản nợ qua năm tiếp;
Câu 11: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, dự toán chi đến hết năm ngân sách chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau:
a. Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công;
b. Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
c. Kinh phí được giao không tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước
XEM ĐIỀU 64
Câu 12: Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a. được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật
b. có khả năng tài chính độc lập
c. có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước
d. Cả 3
Câu 13: Kế hoạch tài chính 5 năm xác định
a. mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính – ngân sách nhà nước
b. các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước
c. số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên
d. định hướng về bội chi ngân sách
đ. giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ
e. các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch
f. Tất cả các đ/á trên
Câu 14: Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực NSNN:
a. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách
b. Chi không có dự toán.
c. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
d. Cả 3
Câu 15: Quốc hội quyết định về:
a. Chính sách cơ bản về tài chính – NSNN.
b. Mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ;
c. Kế hoạch tài chính 5 năm
d. Bội chi NSNN
đ. Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay để bù đắp bội chi NSNN và vay để trả nợ gốc của NSNN
e. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và ngân sách từng địa phương
f. Tất cả các đ/á trên
Câu 16: Việc Quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NSNN; bổ sung dự toán số tăng thu NSNN; phân bổ, sử dụng số tăng thu, số tiết kiệm chi của NSTW thuộc thẩm quyền của:
a. Chính phủ
b. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c. Quốc hội.
Câu 17: Quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của cả nước sau khi xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc thẩm quyền của:
a. Chính phủ
b. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c. Quốc hội.
Câu 18: Luật NSNN năm 2015, toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế tndn từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí) thì:
a. NSTW hưởng 100%.
b. Là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP.
Câu 19: Cơ quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương mình?
a. HĐND
b. UBND
c. Mặt trận TQVN
d. Sở tài chính
Câu 20: Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ:
a. từ thuế nhà đất
b. thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
c. thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất
d. Cả 3.
Câu 21: Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, các khoản phạt, tịch thu khác do:
a. các cơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hưởng
b. Nộp toàn bộ về NSNN
Câu 22: Chi nghiên cứu khoa học cho các cấp chính quyền địa phương, Luật NSNN năm 2015 quy định:
a. Phân cấp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh, cấp huyện, xã
b. Chỉ phân cấp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh, còn các cấp huyện, xã chỉ thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ
ĐIỀU 17 NGHỊ ĐỊNH 163
Câu 23: Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo nguyên tắc nào?.
a. Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng vùng, từng địa phương
b. Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
c. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã được chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ
d. Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác
e. Cả 4
Câu 24: Về quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn được giao cho:
a. Chính phủ.
b. Bộ tài chính.
c. Quốc hội
Câu 25: Về số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương :
a. không vượt quá 50% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
b. không vượt quá 20% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
c. không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương
ĐIỀU 19 NGHỊ ĐỊNH 163
Câu 26: Theo quyết định 695/QĐ-KBNN quy định Kho bạc Nhà nước cấp huyện có quyền:
a. Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
c. Cả 2.
Câu 27: Theo quyết định 695/QĐ-KBNN, Kho bạc Nhà nước cấp huyện tổ chức thành:
a. 2 tổ: Tổ Hành chính và Tổ Kế toán nhà nước..
b. 2 tổ: Tổ Tổng hợp – Hành chính và Tổ Kế toán nhà nước..
Câu 28: Theo quyết định 696/QĐ-KBNN, cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước :
a. Phòng Kế toán nhà nước.
b. Bộ Tài chính.
c. Sở tài chính
Câu 29: Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm là:
a. Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 3 năm, dựa trên kế hoạch tài chính 5 năm được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 2 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu
b. Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 3 năm
Câu 30: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
a. Thuế GTGT, trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu
b. Thuế thu nhập cá nhân
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
d. Cả 3
Câu 31: Đâu là nguồn thu của NSTW?
a. Thuế tài nguyên từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí
b. Thuế tài nguyên từ việc khai thác các sp tài nguyên
c. Không có p/a nào
Câu 32: Nguyên tắc ứng trước dự toán năm sau?
a. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 30% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
b. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
c. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 50% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Câu 33: Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước, nhưng nộp từ ngày 01 tháng 01 năm sau thì:
a. Phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau
b. Phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm nay
Câu 34: Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo đảm:
a. Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao;
b. Đúng với dự toán ngân sách được giao về tổng mức thu, chi được giao.
Câu 35: Việc thu hồi ứng trước ngân sách sau quy định câu nào sau đây là đúng?
a. Khi phân bổ dự toán năm sau chỉ thu một phần số vốn đã ứng trước và được tiếp tục ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
b. Khi phân bổ dự toán năm sau phải thu hồi hết số vốn đã ứng trước, không được ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
Câu 36: Khoản nào sau đây không phải là chi NSNN?
a. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
b. Chi bổ sung quỹ tài chính nhà nước ngoài NS
c. Chi dự trữ quốc gia
Câu 37: Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán?
a. 90 ngày
b. 60 ngày
c. 30 ngày
Câu 38: Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương?
a. Chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
b. Chi đầu tư vào các dự án do địa phương quản lý.
c. Chi dự trữ quốc gia
Câu 39: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
b. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
c. Cả 2
Câu 40: Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ:
a. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước.
c. Cả hai nhiệm vụ trên
Phần đáp án
Bài viết khác cùng mục: