Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi

Mẫu 1

Thu Bồn đã từng viết:
 
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
 
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu. “​
 
     Xứ Huế mộng mơ trữ tình gắn liền với dòng sông Hương-biểu tượng về cái đẹp vĩnh hằng, tha thiết. Cũng giống nhà thơ Thu Bồn, cũng với tình yêu sâu sắc gắn bó máu thịt với Huế, nhưng điều đặc biệt ở Hoàng Phủ Ngọc Tường đó là ông có lòng truyền thống văn hóa và lịch sử dân tộc, và với giọng văn đẹp trầm lắng, tha thiết, ông đã viết nên bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, nói lên tiếng lòng thổn thức của người nghệ sĩ dành cho dòng sông thơ mộng này.
Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất
Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất

Mẫu 2

“Sao thèm hát một điệu gì xưa lắm
 
Thèm đọc một đoạn văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
 
Có ai đó rót chiều vào chén ngọc
 
Huế dịu dàng xây bằng khói và sương.”
 
(“Vọng Huế” – Nguyễn Trọng Tạo)​
 
     Những câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo khiến tôi không khỏi nhớ đến một Huế đầy mộng mơ, yên bình và dịu dàng phản chiếu qua dòng sông Hương trong văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Một Hương giang đầy mãnh liệt và phóng khoáng nơi thượng nguồn, lại tình tứ lãng mạn nơi ngoại vi thành phố Huế; dòng sông ấy trở nên dịu dàng e ấp khi vào trong lòng kinh thành để rồi thắm thiết chung tình khi rời xa nơi đây. Chính những nét đẹp ấy đi sâu vào tâm trí ta, khắc ghi ấn tượng mạnh mẽ, khó phai nhất để rồi nhắc đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là ta ngay lập tức nghĩ đến Hương giang.

Mẫu 3

Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau. Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?.”…

Mẫu 4

Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế. (dẫn dắt vào đề tài của bài)

Mẫu 5

Sông Hương đã đi vào thơ ca nghệ thuật như một niềm cảm hứng bất tận đối với tất cả văn nghệ sĩ, nhưng dù là trong tác phẩm nào đi chăng nữa sông Hương vẫn luôn mang một dáng vẻ vô cùng dịu dàng, quyến rũ khiến ai cũng phải mê đắm ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã “phải lòng” sông Hương – xứ Huế như một lần gặp gỡ định mệnh để rồi gắn bó với mảnh đất này hơn 40 năm. Trước những rung động của một mối tình say đắm trong những trang Kiều để từ đó nhà văn dành cho sông Hương một bài kí trang trọng. Cả bài kí dường như là cuộc hành trình tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc khoải “Ai đã đặt tên cho dòng sông” .Và cuộc tìm kiếm, lý giải cái tên của dòng sông đã trở thành cuộc tìm kiếm đầy hào hứng và say mê không chỉ vẻ đẹp của diện mạo hình hài mà còn là độ lắng sâu của tâm hồn và rung động. Con sông xứ Huế hiện lên trong cuộc tim kiếm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không chỉ là con sông địa lý mà là một sinh thể, một con người “sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều” vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, vừa thăng trầm chìm nổi cùng lịch sử lại vừa đằm thắm lắng sâu với nền văn hoá riêng của nó.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông nâng cao

Kết bài : Có thể nói “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Nó là một dòng sông man dại, hoang tàn ở khúc thượng nguồn rồi lại trở nên mê đắm, thủy chung khi gặp được người tình trong mộng của mình là xứ Huế. Sông Hương đi vào trong trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường không vô tri vô giác mà nó còn có cảm xúc, có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế:
 
“Dòng sông ai đã đặt tên
Để người đi nhớ Huế mãi không quên
Xa con sông mang bao nhiêu nỗi nhớ
Người ở lại tháng năm đợi chờ”.
 
🌿 KB2: Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về non sông Việt Nam.
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: