Những Kinh nghiệm thi công chức thuế 2020 mới nhất- hay và tâm huyết. Chào các bạn, mình là thí sinh thi công chức thuế đợt 2019 vừa rồi. Kết quả của mình cũng rất tốt. Nguồn tài liệu vui lòng tham khảo:
1- Các nhóm ôn thi công chức thuế, nhóm cùng ôn thuê của anh Trịnh Duy Phong
2- Tổng hợp và share tài liệu chất trên ngolongnd.net tại mục
công chức thuế
Kinh nghiệm số 1:
Tuy nhiên, đợt này tổng cục thuế tuyển dụng theo từng cụm khu vực khác với 2014 và 2016. Đợt này miền Nam thi trước, còn miền Trung và miền Bắc thì mình có nghe thông tin là giữa năm 2020.
Tuy nhiên, có thể đây là đợt cuối cùng ngành thuế bổ sung lực lượng cho nhiệm kỳ 5 năm tới. Vì TCT đang chủ trương tổ chức sắp xếp lại bộ máy hướng tới tinh giản, ổn định & hiệu quả. Và chu kỳ tuyển dụng sẽ kéo giãn ra 5 năm/lần thay vì 2-3 năm/lần như trước.
Sau đây, mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm xương máu của mình và nhiều anh/chị khác chia sẻ:
*Thứ nhất, chọn cục để đăng ký thi
Việc chọn cục để dự tuyển phục thuộc vào nhiều yếu tố như: địa lý, gia đình, mối qh, nơi ở,… Tuy nhiên, trường hợp bạn muốn đăng ký vào tỉnh A mà các tỉnh này không tổ chức thì mình khuyên bạn nên đăng ký tỉnh nào gần đó mà có chỉ tiêu tuyển dụng cao hơn (đã lỡ đi xa rồi) vì khả năng tỷ lệ C.O.C.C so với chỉ tiêu cao và mình không có nhiều cơ hội . Khi nào có điều kiện về mối qh và tiền bạc mình chuyển về sau!!!!
Và một điều nữa đó là khu vực trọng điểm HCM, Hà Nội,.. nói thật rất khốc liệt xuất phát từ nhiều yếu tố C.O.C.C, mqh,… mà kể cả không có các yếu tố trên thì Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng là nơi hội tụ những anh tài. Bạn nên cân nhắc trước khi đăng ký nhé, vì có thể với năng lực bản thân bạn có thể trúng tuyển thuế ở các tỉnh lân cận (làm thuế ở đâu cũng sướng nha). Mình đăng ký thi thuế ở HCM năm 2012, 2014 và 2016 đều trượt cả, nhưng lần này mình đăng ký tỉnh và đã trúng tuyển (chắc có lẽ do một phần may mắn)
Mình chỉ căn cứ trên 1 vài khía cạnh, thực sự cũng không có chuẩn mực nên các bạn tham khảo thôi nhé!
*Thứ hai, tài liệu ôn thi công chức thuế 2019-2020
Môn tiếng anh: hình thức thi môn tiếng anh là trắc nghiệm. Tuy thuộc vào quy mô và điều kiện của đợt tuyển dụng sẽ Hội Đồng Tuyển Dụng sẽ tổ chức thi trên máy hoặc trên giấy.
Cấu trúc đề thi tiếng anh công chức thuế hiện nay gồm 30 câu trắc nghiệm, gồm:
+ 10 câu dạng ngữ pháp, từ vựng
+ 20 câu đọc hiểu đoạn văn bản (đợt thi vừa rồi chia làm 2 bài đọc hiểu, mỗi bài 10 câu trắc nghiệm => trong đó có 1 bài đọc hiểu liên quan đến lĩnh vực thuế)
Nếu các bạn cảm thấy khả năng đạt được 50/100 điểm (tương đương 15/30 câu đúng) thì không cần quá tập trung vào Anh văn để mất thời gian.
Còn đối với các bạn chưa thực sự tự tin hoặc có thể do bỏ Anh văn lâu. Có thể học dần lại ngữ pháp kết hợp giải đề đều đặn (2 ngày làm 1 đề => 1 ngày làm đề & 1 ngày dò đáp án)
Lưu ý: các bạn chuẩn bị cho mình 1 cuốn vở để ghi chú lại những Ngữ Pháp và nghĩa từ vựng (các bạn nên kết hợp học họ từ như tính từ, động từ, danh từ của từ đó là gì???) => mục đích là giúp bạn nhớ lâu hơn, tìm nhanh hơn khi bạn quên và giúp bạn tổng hợp lại kiến thức nhanh chóng vào những ngày gần thi.
Mình có tổng hợp tài liệu ngữ pháp và những đề thi Anh Văn B. Đợt thi rồi mình chỉ ôn theo tài liệu ngữ pháp này kết hợp giải đề và học từ vừng => kết quả cũng đúng 25/30 câu (nói thật mình cũng không giỏi anh văn lắm)
Các bạn TẢI tài liệu anh văn thi công chức thuế tại đây (lưu ý tải về rồi giải nén nhé!)
Mình lưu ý một lần nữa môn anh văn này chỉ cần đạt 50/100 (cũng không tính vào điểm xét trúng tuyển) nên không nên tập trung quá nhiều chỉ để qua môn này nhé
Môn kiến thức chung: nói thật mình trải qua các kỳ thi 2012, 2014, 2016 môn này cực kỳ khó chịu. Thống kê có khoảng 45% thí sinh phải dừng cuộc chơi do không đạt được mức tổi thiểu 50/100.
Tuy nhiên có một tin vui, theo Nghị đinh do Chính Phủ ban hành thì từ này Kiến Thức Chung sẽ áp dụng hình thức trắc nghiệm.
Vì thế, có lẽ môn kiến thức chung là sự thay đổi mới nhất trong kỳ thi lần này do TCT tổ chức. Không chỉ thay đổi trong hình thức thi mà nội dung ra đề thi cũng có phần thay đổi. Cụ thể, đợt thi gần nhất vừa rồi trọng tâm xoáy mạnh vào gồm:
+ Tổ chức cán bộ
+ Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức của Thuế
+ Hiến pháp
+ Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức của Chính phủ, Quốc Hội, Mặt Trận Tổ Quốc, Quốc Hội.
(Mặc dù trắc nghiệm nhưng đáp án có xu hướng thêm bớt đánh lừa thí sinh ví dụ: đáp án A. abcd; đáp án B. abcde; đáp án C.abde => nên rất dễ gây nhầm lẫn và hoang mang nếu không nhớ rõ!) Các bạn nên lưu ý
Tuy nhiên, đối với Kiến Thức Chung mình vẫn khuyên các bạn nên học đủ rộng và dàn trải kiến thức trong khuôn khổ nội dụng TCT thông báo. Vì có thể trong đợt vừa rồi đề thi được chọn ngẫu nhiên trong Ngân hàng đề thi, nội dung có thể không bao quát hết những kiến thức yêu cầu trong thông báo. Nhưng trong các đợt tổ chức thì sắp tới sẽ ra những phần đó thì các bạn vẫn đủ kiến thức để chọn đáp án đúng (thực sự không nên chủ quan với môn Kiến Thức Chung này).
Theo mình cách đối với môn Kiến thức chung này bạn nên đọc hiểu và nhớ những ý chính để chọn đáp án đúng.
Mình có tổng hợp tài liệu theo yêu cầu khuôn khổ ôn thi của Thông báo tuyển dụng TCT, các bạn có thể download về để học
Các bạn TẢI tài liệu kiến thức chung thi công chức thuế tại đây (lưu ý tải về rồi giải nén nhé!)
Môn chuyên ngành: trước đây môn chuyên ngành được chia làm 2 lần thi trắc nghiệm & tự luận, thì năm 2019 thí sinh chỉ còn thi môn tự luận.
Và đương nhiên môn này quyết định bạn đậu hay rớt, tổng điểm để xác định người trúng tuyển chính bằng điểm môn chuyên ngành (thay vì trước đây tổng điểm gồm môn kiến thức chung, chuyên ngành trắc nghiệm, chuyên ngành viết x 2 lần)
Vòng 2 chỉ thi mỗi môn chuyên ngành nên bạn không phải phân tâm trí não cho cùng lúc 3 môn như trước. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa vòng 1 và vòng 2 đợt 2019 vừa rồi chính xác chỉ có 10 ngày. Nên mình khuyên các bạn nếu đã quyết tâm thì hãy dành thời gian ôn dần và đều 3 môn cùng lúc.
Trọng tâm của đề thi môn chuyên ngành tập trung vào Luật Quản Lý Thuế, Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (chủ yếu dạng bài tập), Thuế GTGT, Thuế thu nhập cá nhân
Bản thân mình đánh giá đề thi đợt 2019 vừa rồi phân bổ khá đều ở các sắc thuế và khá dễ. Tuy nhiên, chỉ tiêu có hạn và lấy từ cao xuống thấp, nên việc cạnh tranh khốc liệt phần lớn nằm ở các câu hỏi mở (có 2 câu) và không cho phép bạn mắc sai lầm ở các câu hỏi kiếm điểm (bài tập & câu hỏi lý thuyết về luật).
Mình chia sẻ trước về phần câu hỏi kiếm điểm nhé, đối với các câu hỏi lý thuyết. Mình khuyên bạn chỉ nên học Luật, thậm chí học thuộc lòng. Sau đó, mở rộng ra sử dụng nghị định, thông tư để hiểu và làm bài tập.
Mình nhắc lại lần nữa là chỉ nên học thuộc lòng Luật. Vì đa phần các câu hỏi trong đề thi đòi hỏi bạn trích dẫn từ luật. Nếu bạn làm tốt bạn đã nắm chắc trong tay 30 điểm rồi nhé!
Tiếp tục đến phần bài tập, phần này chiếm khoản 40 điểm. Ba đợt gần nhất mình thấy hầu hết tập trung vào bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực ra, phần này khá đơn giản. Bạn chỉ cần đọc thuế thu nhập doanh nghiệp (lưu ý chi phí được trừ, doanh thu,…) và học các trình bày bài tập dễ hiểu và logic là bạn đã được điểm tối đa. Mình sẽ dành một bài viết khác để chia sẻ cách làm và các dạng bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp.
*Thứ ba, kinh nghiệm ôn thi công chức thuế
Khi mới ôn thi thì không biết bắt đầu từ đâu. Tuy thông báo tuyển dụng cho đến lúc thi đợt rồi tầm 40 ngày, nhưng nếu bạn chia nhỏ và học đều đặn thì cũng không khó. Mỗi ngày bạn cần tập trung 10-12 tiếng là kiến thức đủ để thi rồi. Có nhiều bạn ôn thi ở các trung tâm khá hiệu quả các bạn có thể tham khảo (các lớp ôn thi công chức thuế này thường tổ chức buổi tối). Còn bản thân mình thì mình tự ôn thi bằng các tài liệu sưu tầm được trên mạng và được các bạn khác chia sẻ.
Các bạn lưu ý không làm phức tạp hóa tài liệu mình học có thể. Sử dụng các tài liệu trọng tâm, không dùng quá nhiều tài liệu cho một nội dung sẽ khiến bạn lang man, mất thời gian.
Kinh nghiệm số 2:
– THứ nhất:CHỌN CỤC ĐỂ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN.
Cái này còn tùy nhiều lý do, hoàn cảnh,điều kiện, mối quan hệ…mà bạn và người nhà thấy phù hợp nhất. Giả sử bạn hktt ở tỉnh A nhưng không tổ chức thì bạn nên đăng ký tỉnh nào gần đó ( vì đằng nào cũng đi xa rồi) mà chỉ tiêu tương đối nhiều 1 tí. Vì khả năng c.o.c.c và tỉ lệ đỗ sẽ tăng lên.VD như mình được gần 340 điểm nếu thi vào cục THUẾ ở Đà Nẵng 2014 vừa r thì mình tạch là chắc ( điểm ở đó cao ngất ngưởng ) . Còn 1 số lý do nữa chỉ các bạn mới nắm rõ được: gia đình, vợ chồng , con cái, khả năng phát triển công việc ở tỉnh đó…. Nói chung mình chỉ nói theo 1 khía cạnh nào đó. Không chuẩn mực được nên các bạn tham khảo thôi.OK
– Thứ Hai: TÌM TÀI LIỆU ÔN.
Cái này trên group này mình thấy 1 số tài liệu đã cho là đầy đủ rồi. Không phải tìm đâu xa.
Về phần tiếng Anh : đề thi cấu trúc như mọi đề thi các năm. Nếu bạn tự tin đủ khả năng để lấy từ 50/100 điểm trở lên thì không cần ôn nhiều quá.Về phần Tin: Đề thi đợt 2014 có cả OFFICE 2003 và OFFICE 2007. Đề không khó lắm đâu. Chịu khó để ý các nút, thanh công cụ trên OFFICE…..Trong tài liệu mình gửi sẽ có đầy đủ hết , có 1 số đề năm 2014 vừa r mình sưu tầm được. Các bạn tham khảo thêm để biết thêm mẫu và dạng câu hỏi.
Về phần môn Kiến thức chung và các phần còn lại: Mình tiếp tục phần trên. Do post trong lúc đêm khuya nên k tránh khỏi sai xót chính tả câu cú ngữ pháp nên các bạn đọc và luận nhé.
Về môn kiến thức chung (KTC) các bạn có Luật Cán bộ công chức , Quản lý nhà nước về kte (Chuyên đề 16-17), Chức năng nv,quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy Thuế các cấp. Mỗi phần đều có trong bài thi nên k ôn tủ đc. có chăng chỉ bỏ những phần râu ria k quan trọng thôi. Chuyên đề 16. 17 khá dài. Phần này các bạn nên học thuộc , k thì phải nhớ cơ bản các nội dung của cđ này có những phần nào, nd chính của phần đó là gì. trong nd đó cái nào quan trọng nhất thì bạn nên học thuộc. Mình cũng k học thuộc hết được. Chỉ nhớ các ý nó như nào. r chém thêm .Cái này k nhất thiết phải đúng từng câu chữ 100% , chỉ cần đúng nd của ý đó. Còn phần cơ cấu tổ chức,quuyen hạn bộ máy cơ quan Thuế thì nên học hết. k dài lắm. Vẽ chi tiết r xem bộ máy Tổng cục. cục.chi cục. phòng.đội như nào để dễ hình dung.Phần này k có j mấy.
Về phần Kiến thức Chuyên Ngành: Có,phần viết và trắc nghiệm. Phần VIẾT: Cấu trúc đề thi là có nhiều câu hỏi (4-6 câu).Trong đó có 1 câu Bài tập liên quan đến Loại Thuế nào.Tùy mỗi năm sẽ ra những Luật Thuế khác nhau nên tài liệu ôn sẽ khác. Nhưng Luật Quản Lý Thuế chắc chắn phải có r vì nó thực tế và cần thiết nhất với công chức thuế (tax). Khi có thông báo những môn thi là gì thì các bạn tải tài liệu trên mạng về theo những phần đó. Tải đc bản word về thì tốt nhất. để dễ chỉnh sửa size chữ to hoặc căn lề cho dễ đọc. Các bạn nên in ra để học và gạch dưới chân các phần cần chú ý. Các bạn sẽ phải TẢI CẢ LUẬT, NGHỊ ĐỊNH(NĐ), THÔNG TƯ(TT) về . Vì kiến thức sẽ có cả ở Luật và nđ,tt. Ở phần này chú ý ôn như sau. Câu hỏi nêu nội dung thì chỉ trong phạm vi Luật. .Không có trong nđ, tt gì cả. Chỉ nêu trong Luật là có. Còn nđ, tt sẻ để áp dụng trong bài tập thuế và phần trắc nghiệm chuyên ngành. PHẦN TRẮC NGHIỆM thì đề thi trải dài hầu hết các nội dung của Luật, nghị định. tt. Nên các bạn phải học, nắm chắc nhất có thể, k để trường hợp nhầm mà tiếc nuối khi biết kqua. Đôi khi trong đề có những câu mình k ngờ như năm 2014 : Luật GTGT ra đời năm nào Biểu tượng cảm xúc smile .. phần này chiếm tỉ lệ 1/4 số điểm tối đa .Chỉ cần chịu khó nắm chắc phần Ndung của Luật, NĐ, TT liên quan đến Luật Thuế đó thì k khó để lấy 90 đ trở lên. Mình cam đoan là thế. Tiếp theo mình sẽ chia sẻ thêm KInh nghiệm ÔN THI .Nghỉ 5 phút giải lao.
(Continue….)
– Thứ 3 KINH NGHIỆM ÔN THI:
Nghe có vẻ ngại học nhưng k sao. các bạn chỉ tập trung tầm 40-50 ngày (8-10 tiếng/ngày) là có kiến thức đủ để đi thi r. Các bạn tùy điều kiện có thể ôn ở nhà (có thời gian, có vi tính kết nối mạng để tham,khảo trao đổi trên nhóm ôn..) hoặc đi ôn trung tâm. Mình thì ở xa Ha Nội k đi ôn đc. Mình tự tải tài liệu trên mạng( k nên phức tạp hóa tài liệu mình lên nhé) chỉ tải cái cần thiết liên quan đến môn thi. Lúc đầu mình chia ra môn Kiến thức chuyên ngành học trước vì nó k nhiều chữ mang tính triết lí, khó vào như môn kiến thức chung. Đọc luật trước( nhiều lần nhé) r sang nđ,tt, (ưu tiên học thông tư nhé vì thông tư là hướng dẫn những điều trong nghị định như nào), Bạn có thể đối chiếu nđ và tt nếu cái nào chi tiết thì học cái đó. Khi bạn nắm chắc nội dung Luật đó r( có cả thông tư r nhé) thì các bạn coa thể làm bài tập liên quan đến luật đó. Nên học theo Luật nào thì làm bt luật đó. Trong quá trình làm bài tập sẽ coa khúc mắc thì tìm trong Luật , nghị định sẽ có lời giải. lúc đầu k nhớ coa thể giở luật, tt ra đối chiếu. Khi làm bài tập nên viết công thức ra trước. Với những vạn tổng hợp kém, trí nhớ k tốt lắm thì nên ghi các dữ liệu ra r áp dụng c.thuc là ra vấn đề ngay.Thói quen này giúp mình làm bài tốt trong đợt thi 2014 vừa r. Bạn làm cả phần bài tập viết cả phần bt trắc nghiệm liên quan đêna Luật đó nhé để tránh học lại. Xong phần luật nào thì nên có chú ý vào 1 tờ giấy. cái nào dễ nhầm lẫn ghi vào.( Cái này cực quan trọng bạn nhé Vì trước lúc đi thi bạn có thể cầm nó để ghi nhớ nhanh.Rất hữu ích với phần thi trắc nghiệm). Bạn nên tổng hợp từng môn luật chứ k nên đoạn này chú ý luật quản lý thuế r lại chú ý thuế GTgT r lúc sau lại Quản lý thuế .Như vậy khó tổng quát vấn đề lắm).Lúc ôn thi các bạn có thể đăng bài tập lên group để thảo luận hoặc xem những bài tập bạn khác post lên để làm, r bạn đối chiếu kết quả, sai xót ở đâu thì ghi chú vào. Môn Luật Quản lý thuế k có bài tập đâu nên các bạn học hết các môn luật thuế đã r mới đến luật QLT. Các bạn k nên ôn dồn dập quá, mà nên có tgian nghỉ ngơi hợp lý. K là loạn kiến thức đấy. Vừa học chữ vừa làm bt ( bt viết và trắc nghiệm) thì sẽ thoải mái hơn. Khi ôn xong môn KT chuyên ngành r thi ôn môn KTC. r đến Anh văn và Tin. Những ngày cuối (mình dành 7 ngày cuối trước khi xuống HN thi) bạn nên xem lại các môn luật 1 lần nữa, k nên ôn thêm môn KTchung nữa vì nhiều chữ khó vào lắm.
Nói chung là các bạn ôn bình tĩnh, nhưng k lan man, nên ôn đều các Luật, vì đề ra tất cả các nd tài liệu. Nên nắm chắc phần luật r sang thông tư. phần KTC coa thể đọc và nhớ đại ý thôi, còn nd thì “tùy” bạn xử lý ra sao để có thể làm đc bài nhé.
PHẦN BÀI TẬP : Nên làm những dạng đề cơ bản trước , có thể làm cả trắc nghiệm lẫn tính toán luôn. Xong phần luật nào là nắm chắc phần đó. Trong tài liệu mình gửi có rất nhiều bài tập để các bạn làm. Có cả những bài mình sưu tầm trên mạng. Hoặc các bạn có thể tải ở nhóm Ôn thi công chức 2014 ( Đây chính là nhóm mình tham gia tìm hiểu bài tập, chia se kinh nghiệm trong quá trình làm bài, và post 1 số câu hỏi, thắc mắc liên quan)
-Thứ 4 là CÁCH LÀM BÀI THI
(Final- Cuối cùng ) Cách LÀM BÀI THI: Cái này khá quan trọng vì coa thể kiếm cho bạn 1-2 điểm/10 điểm nhé. Trong câu hỏi nêu nội dung bạn nên nêu như sau :VD: Theo Luật Thuế GTGT số ../QH.. Ban hành ngày bao nhiêu đó thì Những đối tượng được áp dụng thuế suất 5% bao gồm…. Bạn phải nêu đúng thứ tự nhé. Vì trích luật thì phải đúng theo khoản nài, đièu nào, luật nào nhé, Còn k phải Luật mà là chuyên đề thì k cần theo thứ tự lắm, chỉ cần gạch ý nd rõ là được.Cái này tạo cảm giác bài làm mình mạch lạc , dễ đọc dễ hiểu, dễ chấm, nên tâm lý ng chấm thoải mái Họ k tiếc j 0.5-1 điểm cho cách trình bày như thế đâu. Với Bài tập cũng vậy.Bài bắt tính j thì nêu công thức ra trước. rồi Theo dữ liệu đề ta có:… Ghi rõ ràng từng mục ra r lắp,ghép váo công thức. Khi có đáp số r thì nên Kết luận cho bài tập của mình.
Phần TRẮC NGHIỆM: Có đề chẵn lẻ nhé. Nên đọc lướt qua từng tờ đề chứ k phải cả bộ đề (VD đề có 5 tờ. thì đọc lướt trang 1 ) thấy câu nào làm ngon, nhớ ngay thì chơi luôn câu đó. R làm câu tiếp cần suy nghũ lâu hơn trong trang đó. các trang tiếp làm như vậy. Cái này cũng nên áp dụng với môn Anh Văn,Tin học vì đều trắc nghiệm.Cứ tiêu chí : DỄ LÀM TRƯỚC, KHÓ ĐỂ SAU . Có thể hỏi các bạn xung quanh trợ giúp J Khi làm được hết khả năng kiến thức r thì kiểm soát lại còn câu nào chưa làm tránh xót câu. Nên chép đáp án ra nháp để về so sánh kết quả. Mình đã làm như vậy với cả Tin học. Vì kiểu j cũng có người chụp được đề thi lưu vào dien thoai mang về để so sánh kqua. Tính toán mình khoảng bao nhiêu điểm ngay khi so kq ấy mà. Môn Anh và Tin nếu bạn k chắc coa thể hỏi các bạn xung quanh.đề chẵn lẻ nên chéo cánh nhé. Quan hệ, tìm hiểu xem những bạn gần mình có cùng Cục đăng ký dự thi k để biết đường tác chiến ( Bắt buộc dù k muốn ích kỷ hay j nhưng thi cử là cạnh tranh mà, k tránh được)
Đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân và đúc rút thêm sau đợt thi Thuế 2014 vừa qua.Mình k phải là quá xuất sắc hay thiên tài gì đó nhưng mình đã làm bài và được ~340điem. Cũng chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm, những mẹo nho nhỏ để các bạn thi cho tốt hơn thôi.Hy vọng nó sẽ hữu ích trong quá trình ôn thi và làm bài của mình. K gì là k thể các bạn nhé. Cộng thêm chút may mắn thì sẽ thành công thôi. Còn tài liệu thì hôm nào mình gửi các bạn trên group mình sau. Hoặc các bạn có câu hỏi j cứ comment nhưng phải tag tên mình thì mình mới để ý, hoặc inbox mail cho mình qua FB : “ Giấc Mơ Có Thật “ . Chúc các bạn may mắn, thành công. Thân!
nguồn: internet- sẽ update sớm tác giả khi có thông tin
Trọng tâm ôn công chức thuế:
I. KIẾN THỨC CHUNG
1. Nội dung ôn tập
– Quản lý Nhà nước về Kinh tế – Chuyên đề 16
– Quản lý Nhà nước về Kinh tế – Chuyên đề 17
– Luật cán bộ, công chức (lưu ý là chỉ học những gì liên quan đến công chức thôi, phần cán bộ không cần học; những gì liên quan đến cả hai dĩ nhiên là phải học – thuộc lòng)
– Cơ cấu tổ chức ngành Thuế
+ Các Vụ thuộc Tổng Cục Thuế
+ Các phòng thuộc Cục Thuế
+ Các đội thuộc Chi Cục Thuế
– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế & Chi Cục Thuế
2. Nội dung đề thi
– 1 câu QLNN về kinh tế – CĐ16
– 1 câu QLNN về kinh tế – CĐ17
– 1 câu Luật Cán bộ, công chức
– 1 câu (thường gồm 2 ý) về cơ cấu tổ chức ngành Thuế & chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TCT (hoặc CT, hoặc CCT)
II. CHUYÊN NGÀNH THUẾ
1. Nội dung ôn tập
– Thuế GTGT
+ Luật thuế GTGT số 13/2008/QH13
+Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật 13/2008/QH13
+ Thông tư 219/2013/TT-BTC – Hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT
– Thuế TNDN
+ Luật thuế TNDN số 14/2008/QH13
+ Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật 14/2008/QH13
+ Thông tư 123/2012/TT-BTC – Hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN
+ Thông tư 141/2013/TT-BTC – Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 123/2012/TT-BTC
– Thuế TNCN
+ Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12
+ Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật 04/2007/QH12
+ Thông tư 111/2013/TT-BTC – Hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN
– Luật Quản lý thuế
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
+ Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật 78/2006/QH11
+ Thông tư 156/2013/QH13 – Hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế
Chú ý: + Luật: học thuộc lòng
+ Thông tư: đọc thật kỹ, xem ví dụ để biết đường làm bài tập
2. Nội dung đề thi
Viết:
– Lý thuyết: 3 câu
+ 1 câu hỏi thuần lý thuyết trong Luật Quản lý thuế
+ 2 câu lý thuyết có kèm bài tập nhỏ minh họa
– Bài tập: 1 câu
+ Thường cho bài tập về thuế GTGT hoặc thuế TNDN, chưa thấy năm nào cho đề về thuế TNCN, nhưng biết đâu
Trắc nghiệm: very and super dễ
III. ANH VĂN
Đề thi thường cho những phần sau đây
1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (trắc nghiệm)
2. Chọn dạng đúng của từ trong câu (noun, verb, adverb, adjective…)
3. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (viết)
4. Cho sẵn một câu, cho từ gợi ý – yêu cầu viết lại dạng khác của câu đó
5. Viết câu với những từ gợi ý
Bài viết khác cùng mục: