Ram là thành phần không thể thiếu của một chiếc máy tính, không những thế mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ của một chiếc máy tính.
Trên blog thì Admin đã có một vài bài viết cũng rất chi tiết về RAM rồi, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về RAM thì hãy đọc qua những bài viết này trước đã nhé:
Quay trở lại với nội dung chính của bài viết ngày hôm nay. Vậy chúng ta cần phải lưu ý những gì khi lắp đặt, cũng như chọn mua Ram cho máy tính để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cũng Blog Chia Sẻ Kiến Thức tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé.
Phân loại Ram, chuẩn RAM
Hiện nay, thông dụng nhất có 2 loại Ram trên thị trường là DDR3 và DDR4. Sự khác nhau cơ bản nhất ở hai loại RAM này là về chân cắm và tốc độ truyền dữ liệu được tính bằng Million Transfer Per Second (viết tắt là MT/s hoặc Giga Transfers Per Second viết tắt là GT/s).
DDR4 có tốc độ truyền dữ liệu khoảng 2133-4266MT/s, còn DDR3 đạt tốc độ truyền dữ liệu vào khoảng 800-2133MT/s. Ngoài ra, chân cắm của DDR4 và DDR3 là khác nhau nên không thể sử dụng chung khe cắm được..
#2. Thông số liên quan đến Bus Ram
Bus Ram được hiểu đơn giản là tốc độ xử lí dữ liệu trong 1s của Ram, Bus càng cao thì cũng đồng nghĩa với khả năng lưu lượng xử lí càng cao. Có thể tính bằng công thức Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width) / 8.
Trong đó:
- Bandwidth: Còn được gọi là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s).
- Bus Speed: Là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
- Bus width: Là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR3, DDR4 hiện nay đều có Bus Width cố định là 64.
Ví dụ bạn có một thanh Ram DDR4 – 2400, nghĩa là Ram có 2400MHz Bus với 19.200MB/s Bandwidth là trong 1s Ram vận chuyển được 19Gb dữ liệu.
Tại sao lại ra được con số 19.200MB/s? thì bạn áp dụng công thức bên trên thôi: Bandwidth= (2400 x 64) / 8.
Nên lắp một hay nhiều thanh Ram trên máy tính
Nếu bạn có 2 thanh RAM có cùng một dung lượng (nói chung là giống hệt nhau) thì việc lắp 2 thanh RAM trở lên là điều nên làm.
Khi lắp 2 thanh RAM trở lên thì lưu lượng dữ liệu vận chuyển sẽ được tăng lên gấp đôi so với khi bạn chỉ dùng một thanh.
Ví dụ Ram 8G DDR4 – 2400 theo mặc định nó sẽ vận chuyển được 19Gb/s dữ liệu, nhưng nếu bạn lắp 2 thanh 4G DDR4 – 2400 thì lưu lượng dữ liệu được tăng gấp đôi là 38Gb/s. Đây là lý do tại sao nên lắp 2 thanh Ram (Dual RAM) ở cùng mức dung lượng luôn tốt hơn.
Lưu ý là khi bạn lắp 2 thanh Ram khác Bus thì máy tính chỉ nhận Bus thấp nhất trong 2 thanh RAM mà bạn đã gắn vào máy tính thôi nhé. Và mỗi mainboard máy tính chỉ hỗ trợ tối đa một mức Bus nhất định, dù có lắp cao hơn thì máy cũng chỉ nhận ở mức tối đa mà nhà sản xuất đưa ra.
Có nên dùng Ram có tản nhiệt không?
Thông thường, những Ram có tản nhiệt là những Ram được thiết kế để hoạt động ở cường độ cao, thường dành cho những bạn có nhu cầu OC Ram (Over clock RAM), những bạn hay làm việc với cường độ cao và tất nhiên là giá thành của loại RAM này rất đắt.
Theo mình, trừ khi tài chính của bạn dư giả, thì với đại đa số người dùng phổ thông chúng ta, việc đầu tư Ram có tản nhiệt là không quá cần thiết đâu.
Còn nếu bạn làm việc nặng như chơi Game liên tục, Render video chất lượng cao, hay là dựng 3D thì nên đầu tư để mang lại hiệu năng cao nhất cho thanh Ram.
Bên dưới là cấu tạo chi tiết của một thanh RAM có tản nhiệt.
Bao nhiêu Ram là đủ cho máy tính?
Câu hỏi muôn thuở của rất nhiều người, bạn là người dùng phổ thông thì với 4G Ram là đủ để bạn lướt web và sử dụng các tác vụ văn phòng nhẹ nhàng.
Còn nếu bạn là dân văn phòng chuyên nghiệp, hay sử dụng các công cụ office, hay làm việc với nhiều tab trình duyệt web thì nên trang bị ít nhất là 8GB Ram. Vì nói gì thì nói, các ứng dụng và chương trình hiện nay đã nặng hơn xưa rất nhiều rồi.
Còn ở mức cao hơn, ví dụ như dân chơi Game, stream game, làm đồ họa, dựng phim, thiết kế…. hay làm việc nặng thì các bạn hãy trang bị ít nhất là 16GB Ram cho mình, mức tối đa thì bao nhiêu cũng được, miễn là bạn đủ khả năng tiền bạc, và tất nhiên là hệ thống của bạn cũng phải hỗ trợ, tương thích nữa..
Bài viết khác cùng mục: