Review đề thi Agribank những năm trước – ôn thi Agribank 2019

Review đề thi Agribank những năm trước – ôn thi Agribank 2019. Trong ngày hôm qua, các bạn tại Khu vực 10 đã hoàn thành kỳ thi tuyển đợt 1.

Review đề thi Agribank những năm trước

Đề thi phù hợp với Sinh viên mới ra trường (học về Tài chính Ngân hàng) hoặc các Bankers đã có kinh nghiệm tại các Bank khác thi tuyển sang
Đánh giá đề thi, chúng ta nhận thấy 1 bố cục đề như sau:

1/ Về kết cấu câu hỏi

– 07 câu gồm 06 câu lý thuyết & 01 câu bài tập
– Thời gian làm bài: 180 p
– Lý thuyết kết hợp Trình bày vấn đề & Phân tích Đúng/Sai – Giải thích, gồm:
+ 01 câu Kế toán
+ 01 câu Thanh toán Quốc tế
+ 04 câu Ngân hàng Thương mại
– Bài tập dạng Dòng tiền cơ bản (rất dễ ăn điểm)

2/ Về mức độ ra đề

Đề thi năm nay được đánh giá Dễ hơn so với các năm.
Điều này cũng dễ hiểu khi thi chung các vị trí với nhau, nên không thể ra đề với mức độ chuyên sâu theo từng mảng nghiệp vụ.

3/ Về nội dung đề thi

(1) Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế
Câu hỏi về Phương thức thanh toán Nhờ thu rất căn bản. Ứng viên chỉ cần nắm qua kiến thức về nội dung này là hoàn toàn ăn trọn điểm

(2) Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng
Đánh giá Tổng quan, nội dung xoay quanh về Kết cấu/Ý nghĩa/Vai trò của các loại Báo cáo tài chính.
Vì vậy, những bạn nào có kiến thức nền về Kế toán => Ăn trọn điểm

(3) Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Có 4 câu hỏi:
– Về lãi suất: Đây là câu mà năm 2015, 2016 đều hỏi với nội dung TƯƠNG TỰ.
– Về Đối tượng không được cho vay: Cái này PHẢI ăn trọn điểm. Như chúng ta đã nói, đừng coi thường TT39/2016.
– Về CIC: Cần chú ý về các nội dung liên quan đến Phân tích Tín dụng
– Về Chức năng Tín dụng: Câu này thì không khó. Thành viên chỉ cần nắm vững lộ trình từ bước: Nêu khái niệm; Phân loại & nêu tổng quan mối quan hệ giữa bên Cấp tín dụng & bên nhận nợ là đủ. Trình bày như trên là được 2/3 số điểm, ít nhất là thế

(4) Về bài tập

Năm nay bài tập rất dễ so với mọi năm, hy vọng mọi người ăn trọn điểm

10 ngân hàng hút tiền gửi nhất năm 2018

Theo khảo sát của chúng tôi, 10 ngân hàng thương mại có lượng tiền gửi khách hàng lớn nhất hiện nay bao gồm Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, SCB, Sacombank, ACB, MBBank, SHB, Techcombank. Lượng tiền gửi của khách hàng tại 10 nhà băng này đạt khoảng hơn 5,3 triệu tỷ đồng, ước tính chiếm đến gần 70% tổng lượng huy động tiền gửi cả hệ thống (khoảng hơn 7,5 triệu tỷ đồng).

8/10 ngân hàng nói trên đã công bố báo cáo tài chính thể hiện tăng trưởng huy động tiền gửi của khách hàng khá cao so với mặt bằng chung của ngành.

Agribank và SCB tuy chưa công bố BCTC quý 4/2018 nhưng luôn có vị trí chắc chắc trong Top những ngân hàng được người dân gửi tiền nhiều nhất nhờ mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch dày đặc. Trước đó, cuối tháng 6/2018, lượng tiền gửi khách hàng ở Agribank đạt tới hơn 1 triệu tỷ, cao nhất hệ thống; còn ở SCB đạt gần 363 nghìn tỷ, là ngân hàng tư nhân hút tiền gửi nhiều nhất.

Sau Agribank, BIDV cùng VietinBank và Vietcombank là những ngân hàng hút tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế nhiều nhất. SCB đứng thứ 4, theo sau lần lượt là Sacombank, ACB, MBBank, SHB và Techcombank.

26 ngân hàng đã công bố BCTC năm 2018 có tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình đạt 12,2%. Xét về tăng trưởng ở con số tuyệt đối hay tốc độ tăng, đa số các ngân hàng trong TOP 10 vẫn đạt được mức cao hơn mặt bằng chung. Chẳng hạn như BIDV tăng trưởng tới 15,1% trong năm vừa qua; hay Vietcombank tăng trưởng hơn 13% vượt 800 nghìn tỷ; Techcombank tăng gần 18%, SHB tăng 15,6%,…

Đặc điểm chung của 10 ngân hàng này trên thị trường là thường niêm yết lãi suất huy động ở mức thấp hơn các ngân hàng nhỏ, nhưng có thể thấy họ vẫn được người dân chọn gửi tiền nhiều nhất. Lợi thế của những nhà băng này nằm ở mạng lưới rộng lớn, uy tín và chất lượng phục vụ được khẳng định qua nhiều năm.

PHÂN TÍCH ĐỀ THI AGRIBANK 2016

Trong 2 Khu vực đã thi, phần lớn các ứng viên đều có chung 1 tâm trạng cảm xúc “Ngao ngán”, vì rất nhiều lý do:
– Không làm được bài
– Đề quá khó
– Thi cái này để làm cái gì 😀

Nói chung là rất rất nhiều các lý do khác nhau!

Tuy nhiên, không chỉ riêng Agribank, các dạng đề thi của BIDV, Vietinbank, Vietcombank.. cũng khó không kém về độ rộng của kiến thức. Có chăng, các Ngân hàng trên sử dụng hình thức thi Trắc nghiệm, dễ có “đường sống” cho ứng viên hơn 🙂

Nhìn nhận 1 cách khách quan, cũng như so sánh với đề thi của các Ngân hàng nằm trong BIG4, Ban quản trị nhìn nhận Đề thi không quá khó.

Tổng quan hơn, đánh giá Đề thi tại KV 2 và KV 3, Chúng ta sẽ thấy có cùng các điểm chung ra đề như sau:

VỀ LÝ THUYẾT

I/ TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1/ KV 3: Anh chị hiểu như thế nào về Lãi suất trong hoạt động của NHTM? Lãi suất danh nghĩa? Lãi suất thực? Phân loại các loại lãi suất theo nghiệp vụ của NH?
2/ KV 2: Theo pháp luật hiện hành hoạt động các ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?

II/ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
1/ KV 3: Trong giao dịch bảo đảm, giao dịch nào cần phải bắt buộc đăng ký? Các đối tượng không bắt buộc phải đăng ký thì thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của Đăng ký giao dịch đảm bảo?
2/ KV 2: Tại sao khi cho vay cần có bảo đảm tín dụng? Nêu các hình thức bảo đảm tín dụng? Bảo đảm tín dụng có phải là mục tiêu cho vay của ngân hàng không? Tại sao?

III/ RỦI RO HOẠT ĐỘNG/ RỦI RO TÍN DỤNG
1/ KV 3: Tại sao lại phân tích và kiểm soát rủi ro dự án mặc dù đã thẩm định kỹ trước khi cho vay? Kỹ thuật phân tích nào có thể kiểm soát được rủi ro? Nêu những kĩ thuật phân tích rủi ro và nhược điểm?
2/ KV 2: Chỉ số CAR là gì? Theo quy định hiện nay các ngân hàng thương mại phải duy trì CAR bao nhiêu? Tại sao phải có quy định này?

IV/ DỰ PHÒNG RỦI RO (ĐỀU NẰM TRONG THÔNG TƯ 02/2013)
1/ KV 3: Tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài sử dụng Dự phòng Rủi ro để Xử lý rủi ro trong những trường hợp nào?
2/ KV 2: Tổ chức tín dụng sử dụng Dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc nào?

VỀ BÀI TẬP:

I/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1/ KV 3: Tính toán dựa trên Dòng tiền Vào, Dòng tiền Ra. Khai thác Dòng tiền vào từ việc Tiết kiệm Chi phí/Thuế
2/ KV 2: Cơ bản, cho Dòng tiền Vào, Ra => Tính NPV căn bản

TUY NHIÊN, Đề thi năm nay Xuất hiện các dạng khá mới so với năm trước
1/ KV 3: Cho Bảng cân đối kế toán, nắm rõ các Chỉ số Tài chính & Mối quan hệ các Khoản mục để Tính toán
2/ KV 2: Sản lượng hòa vốn
——

Như vậy, Chúng ta có thể đưa ra vài nhận xét như sau:

1/ Phần Lý thuyết: Tập trung rất nhiều vào:
+ Tài sản bảo đảm
+ Giao dịch bảo đảm
+ Rủi ro Tín dụng
+ Rủi ro thị trường
+ Dự phòng Rủi ro

Đặc biệt, nói khá nhiều đến Thông tư 02 về Phân loại Nợ, NĐ 83, 163 về Giao dịch đảm bảo.

=> Dường như Hiểu biết về Rủi ro đang là vấn đề TRỌNG TÂM NHẤT trong việc ra đề của Agribank đợt này.

2/ Phần Bài tập: Tập trung ăn điểm vẫn chủ yếu vào phần Thẩm định Dự án.
Đối với bài tập thứ 2 trong đề thi, khá mới với Agribank các năm trước

Ngân hàng nào có lợi thế lớn nhất về nguồn tiền gửi giá rẻ?

Huy động được lượng tiền lớn từ dân cư với mức lãi suất tiết kiệm thấp hơn mặt bằng chung đã giúp những ngân hàng này tiết kiệm được chi phí lãi đầu vào, giảm được lãi suất cho vay và tạo được thế cạnh tranh trong tín dụng. Không những vậy, một số đang có được nguồn “tiền rẻ” lớn, giúp ngân hàng nâng biên lợi nhuận. Lượng “tiền rẻ” này có thể hiểu là các khoản tiền gửi với lãi suất cực thấp, hay cụ thể là tiền gửi không kỳ hạn, thường dùng để thanh toán của các khách hàng.

MBBank đang là ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi khách hàng không kỳ hạn cao nhất. Lượng tiền này cuối năm 2018 đạt tới hơn 80 nghìn tỷ, chiếm 1/3 tổng tiền gửi khách hàng tại nhà băng.​

Sau MBBank là Vietcombank có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đạt đến 28%. Đứng sau MBBank về tỷ lệ nhưng Vietcombank đang là ngân hàng có lượng tiền gửi KKH cao nhất hiện nay, đạt gần 227 nghìn tỷ đồng. Không những vậy, Vietcombank cùng BIDV và VietinBank thường là địa chỉ gửi tiền ưa thích của Kho bạc Nhà nước. Cuối năm 2018, lượng tiền gửi của ngân sách tại nhà băng này là hơn 87 nghìn tỷ đồng.

Tại Techcombank, tỷ lệ này cũng ở mức rất cao (27%), tăng lên khá nhanh so với mức 22% cuối năm 2017 nhờ việc đầu tư cho hệ thống thanh toán và chiến lược miễn nhiều loại phí giao dịch thời gian qua. Đa số các ngân hàng lớn còn lại duy trì tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn ở mức 15-18%.

Lượng tiền gửi không kỳ hạn không chỉ là nguồn tiền rẻ giúp ngân hàng nâng biên lợi nhuận mà còn phản ánh uy tín và sức mạnh của nhà băng này. Bởi đây thường là các khoản tiền được khách hàng dùng để thanh toán, việc có được lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn cho thấy đây là những nhà băng có chất lượng dịch vụ được đánh giá cao, hệ thống thanh toán có độ phủ lớn. Lấy Vietcombank, MBBank và Techcombank làm ví dụ, đây cũng là những ngân hàng có nguồn thu dịch vụ cao trong hệ thống, đặc biệt ở hoạt động thanh toán.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: