Sơ đồ +bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp- giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp- ôn thi công chức thuế. Đây là sơ đồ và bản tóm tắt dạng cây với một bảng so sánh rất dễ nhớ. Link download Google driver ở cuối bài.
Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành vào ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật sửa đổi bổ sung Điều 170 của luật doanh nghiệp 2013. Luật doanh nghiệp có rất nhiều điểm mới cần phải nghiên cứu để hiểu và áp dụng.
Bài viết sẽ giúp bạn hiểu một cách căn bản về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2014.
Sau đây là các tiêu chí so sánh các loại hình doanh nghiệp:
Tiêu chí |
Công ty TNHH một thành viên |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên |
Công ty hợp danh |
Công ty cổ phần |
Doanh nghiệp tư nhân |
Thành viên |
– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân |
– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân – Từ 2 đến 50 thành viên |
– Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV) |
– Ít nhât 03 cổ đông, số lượng không hạn chế – Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân |
– Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân |
Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản |
Trong phạm vi vốn điều lệ |
Trong phạm vi số vốn góp |
– TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình – TVGV chịu trach nhiệm trong phạm vi vốn góp |
Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp |
Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình |
Tư cách pháp nhân |
Có |
Có |
Có |
Có |
Không |
Quyền phát hành chứng khoán |
Không được phát hành cổ phần |
Không được phát hành cổ phần |
Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào |
Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn |
Không được phát hành cổ phần |
Chuyển nhượng vốn |
|
Chuyển nhượng nội bộ hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua |
– TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý – TVGV được chuyển vồn góp cho người khác |
– Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập (CĐSL), muốn chuyển cho người khác thì phải được các CĐSL khác đồng ý – Sau 3 năm, chuyển nhượng cho bất cứ ai |
– Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân |
Ban kiểm soát |
Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm |
Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát |
|
Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát |
|
Cuộc họp hợp lệ |
Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp |
Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ
Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ
Lần 3: không phụ thuộc |
|
– Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc. – Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½. |
|
Thông qua nghị quyết họp |
Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2 |
Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65% |
Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2 |
Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%. Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT |
|
Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để phân biệt các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, để hiểu rõ chi tiết hơn thì các bạn có thể xem tại đây: Luật doanh nghiệp 2014
Link download tài liệu ở đây
Loại hình doanh nghiệp là gì?
Loại hình doanh nghiệp chính là hình thức tổ chức mô hình kinh doanh căn cứ vào những yếu tố như số thành viên góp vốn, mức độ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn góp, cơ cấu tổ chức…được quy định tại Luật doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2014 (LDN) quy định các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH) một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh (CTHD), doanh nghiệp nhà nước. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Về cơ bản, những nội dung khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Số lượng thành viên góp vốn, mối quan hệ giữa các thành viên góp vốn
- Tư cách pháp nhân. Một doanh nghiệp được hiểu là có tư cách pháp nhân khi và chỉ khi:
- Được thành lập hợp pháp
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập
- Có tài sản riêng độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình trong phạm vi vốn góp
- Khả năng huy động vốn
- Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay?
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay việc xác định loại hình doanh nghiệp nào là phổ biến nhất là một câu hỏi khó có thể trả lời chính xác do sự đa dạng về các loại hình doanh nghiệp cũng như các ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm thực tế về thành lập doanh nghiệp, Luật NTV nhận thấy doanh nhân khởi nghiệp thường lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Chính vì vậy, Luật NTV sẽ mô tả cụ thể những loại hình phổ biến này dưới đây để Quý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất.
Đặc điểm và ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Đặc điểm: Theo quy định tại Điều 183 LDN, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
- Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềmọi hoạt động của doanh nghiệp;
- DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoánnào;
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
- DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Ưu điểm:
- Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một cá nhân bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ. Thường các ngành nghề kinh doanh sau: bán văn phòng phẩm, , bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, dịch vụ phụ vụ cà phê, nước giải khát, bán tạp hóa… khách hàng thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Nhược điểm:
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; không giới hạn trong số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Đặc điểm: Theo quy định tại Điều 73 LDN, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp:
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi số vốn điều lệ của công ty;
- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân;
- Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm:
- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với một tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thành lập công ty riêng cho mình.
Nhược điểm: Khả năng huy động vốn hạn chế, không được quyền phát hành cổ phiếu.
Tham khảo thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên
3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Đặc điểm: Theo quy định tại Điều 47 LDN: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm:
- Đây là loại hình doanh nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực kinh doanh.
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn DNTN.
- Việc huy động vốn hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
Tham khảo thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên
4. CÔNG TY CỔ PHẦN
Đặc điểm: Theo quy định tại Điều 110 LDN, CTCP là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của LDN;
- Có tư cách pháp nhân;
- Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Ưu điểm:
- Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn có ít nhất 03 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên, kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn, thực hiện lọai hình này có thể huy động vốn dễ dàng và từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau.
- Chế độ trách nhiệm của CTCP là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
- Khả năng hoạt động của CTCP rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
- Khả năng huy động vốn của CTCP rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
- Việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng.
Nhược điểm:
- Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
- Việc thành lập và quản lý CTCP cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Tham khảo thủ tục thành lập công ty cổ phần
So sánh các loại hình doanh nghiệp
Dựa trên thực tiễn tư vấn pháp lý và kinh nghiệm nhiều năm về thành lập doanh nghiệp, căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, quy mô hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp và tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp khởi nghiệp; Luật NTV đưa ra bảng so sánh giữa hai nhóm loại hình doanh nghiệp nhận được nhiều yêu cầu phân biệt từ khách hàng như sau:
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Tiêu chí | DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN | CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN |
Chủ sở hữu | Cá nhân (Khoản 1- Điều 183) | Cá nhân/ Tổ chức (Khoản 1- Điều 73 LDN) |
Tư cách pháp nhân (TCPN) | Không có TCPN | Có TCPN (Khoản 2- Điều 73 LDN) |
Sự thay đổi vốn góp trong quá trình hoạt động | Có thể chủ động bổ sung vốn. Việc bổ sung này chỉ cần ghi chép trong sổ kế toán của công ty.
(Khoản 3- Điều 184 LDN) |
Muốn thay đổi vốn điều lệ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh.
(Điểu 87 LDN) |
Giới hạn chịu trách nhiệm | Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu (Khoản 1- Điều 183) | Chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp (Khoản 1- Điều 73 LDN) |
CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
Nhóm doanh nghiệp này có điểm chung là: chủ sở hữu có thể là cá nhân, tổ chức; có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp, đều có quyền chuyển nhượng vốn;
Tiêu chí | CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN | CÔNG TY CỔ PHẦN |
Quyền phát hành cổ phiếu | Không có (Khoản 3- Điều 47 LDN) | Được quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn (Khoản 3- Điều 110) |
Số lượng thành viên | Tối thiểu là 02 và không quá 50 (Điểm a, Khoản 1, Điều 47 LDN) | Tối thiểu 03 và không hạn chế số lượng tối đa (Điểm b, Khoản 1, Điều 110) |
Vốn | Tính theo tỷ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhau | Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần, được ghi nhận bằng cổ phiếu (Điểm a, Khoản 1, Điều 110 LDN) |
Hình thức huy động vốn khi cần tăng vốn | Các thành viên hiện hữu tự tăng vốn góp Kêu gọi thêm thành viên góp vốn(Khoản 1- Điều 68 LDN) |
Chào bán cho các Cổ đông hiện hữu Chào bán riêng lẻ ra bên ngoài Chào bán rộng rãi trên thị trường chứng khoán (Khoản 2- Điều 122 LDN) |
Chuyển nhượng vốn góp | Chỉ được chuyển nhượng cho các thành viên khác theo tỷ lệ góp vốn tương ứng trong công ty, trừ khi các thành viên hiện hữu khác từ chối mua hoặc không mua hết phần vốn góp chào bán (Điều 53 LDN) | Tự do chuyển nhượng vốn góp sau 3 năm kể từ khi thành lập (Khoản 1- Điều 126 LDN) |
Trên đây là sự so sánh cơ bản giữa các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Dựa vào những định hướng này, Luật NTV hy vọng có thể giúp Quý doanh nhân có một khởi đầu thuận lợi, trước tiên là trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với Luật NTV để được tư vấn chi tiết. Bằng kinh nghiệm và uy tín hàng đầu của mình trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp,
Bài viết khác cùng mục: