NHẬN ĐỊNH LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2015
✅nhận định đúng sai luật ngân sách nhà nước 2015
1. Nguồn vốn vay nợ của Chính Phủ được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
--> Sai.
Nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước được dùng để bù đắp bội chi ngân sách vì vay nợ là một trong những cách thức để giải quyết bội chi ngân sách nhà nước. Chính vì thế, nguồn vốn vay nợ này không được sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển. Như vậy, việc sử dụng nguồn vốn vay nợ được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là không đúng với quy định của pháp luật. (khoản 2 Điều 8).
2. Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp NS.
--> Sai.
Thu bổ sung để cân đối ngân sách không là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách mà là khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới nhằm đảm bảo cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh được giao. (Điểm a Khoản 1 Điều 29 LNSNN 2002).
3. Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa phương nào thu thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%.
--> Sai.
Cấp ngân sách địa phương nào thu thì không đồng nghĩa với cấp ngân sách đó được hưởng 100 % trong trong trường hợp đối với các khoản thu 100% của ngân sách địa phương, bởi theo Điều 23 Nghị định 60/2003/NĐ-CP quy định thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP và một số yêu cầu khác.
Quy định như thế này sẽ tạo nên sự linh động, linh hoạt cho ngân sách địa phương vì đặc điểm tình hình mỗi địa phương là khác nhau nên HĐND cấp tỉnh là nơi hiểu rõ hơn cả, từ đó các địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
4. Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP.
--> Sai.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 30 LNSNN 2002, khoản thuế giá trị gia tăng là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP, tuy nhiên, không tính thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 30 LNSNN 2002. Hay nói cách khác, thuế giá trị gia tăng của hàng hoá nhập khẩu sẽ phải là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% chứ không phân chia tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP.
5. Kết dư ngân sách nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật NSNN hiện hành.
--> Sai.
Theo quy định tại điều 63 Luật NSNN 2002, khi có kết dư ngân sách thì tuỳ thuộc vào mỗi loại cấp ngân sách sẽ có những cách thức xử lý khác nhau và tuỳ từng trường hợp, cụ thể trong Điều 69 NĐ 60/2003/NĐ-CP:
– Kết dư ngân sách TW, ngân sách cấp tỉnh được trích nộp 50% vào Quỹ dự trữ tài chính quốc gia (không phải là quỹ dự trữ nhà nước), còn lại chuyển vào thu ngân sách năm sau. Nếu Quỹ dự trữ tài chính đủ mức giới hạn thì chuyển vào ngân sách năm sau.
– Kết dư ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được chuyển toàn bộ vào thu ngân sách năm sau.
6. Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi của NSTW và NSĐP trong năm ngân sách.
--> Sai.
Mức bội chi ngân sách nhà nước chỉ có ở ngân sách trung ương chứ không được phép có ở ngân sách địa phương nên theo khoản 1 Điều 4 NĐ 60/2003/NĐ-CP thì bội chi ngân sách là bội chi ngân sách TW được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách TW và tổng số thu NS TW của năm ngân sách.
Ngoài ra, vì NSĐP không được bội chi nên NSĐP được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu.
7. Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi NSNN.
--> Đúng.
Một trong những cách thức để giải quyết bội chi là phát hành tiền.
8. Việc lập và phê chuẩn dự toán Ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc Hội thực hiện.
--> Sai.
Việc lập dự toán Ngân sách nhà nước không do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội thực hiện mà thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 LNSNN 2002, thì Chính phủ sẽ có nhiệm vụ lập và trình quốc hội dự toán ngân sách nhà nước.
Như vậy, Chính phủ không có thẩm quyền phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước mà chỉ có Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất sẽ thực hiện nhiệm vụ này (Khoản 3 Điều 15 LNSNN 2002).
9. Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải đựơc Quốc Hội thông qua trước ngày 15/11 của năm trước.
--> Sai.
Về nguyên tắc thì Quốc hộ sẽ ra quyết định dự toán NSNN trước ngày 15 tháng 11 năm trước (Khoản 1 Điều 45 LNSNN 2002).
Tuy nhiên theo Khoản 4 Điều 45 LNSNN 2002, trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước chưa được Quốc hội quyết định thì Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định vào thời gian Quốc hội quyết định.
10. Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước cấp mình.
--> Sai.
Quyết định dự toán ngân sách nhà nước cấp mình là thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân chứ không phải thuộc về Uỷ ban nhân dân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 LNSNN 2002 thì HĐND căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định dự toán ngân sách địa phương.
11. Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư ngân sách để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị.
--> Sai.
Việc trích lại 50% kết dư ngân sách để lập quỹ dự trữ tài chính là thuộc cấp ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh chứ các đơn vị dự toán ngân sách không được phép (Đoạn 1 Điều 63 LNSNN 2002).
12. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai.
13. Số tăng thu NSNN đựơc dùng để thưởng cho các đơn vị dự toán NSNN theo quyết định của Chủ tịch UBND.
--> Sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 56 LNSNN 2002, nếu có sự tăng thu thì
– Thứ nhất là việc thưởng này là cho ngân sách cấp dưới theo nguyên tắc gắn với thành tích quản lý thu trên địa bàn. Như vậy nếu có tăng thu NSNN thì việc thưởng dành cho ngân sách cấp dưới chứ không phải để thưởng cho các đơn vị dự toán NSNN.
– Thứ hai, về thẩm quyền thưởng không thuộc về chủ tịch UBND mà UBND cấp tỉnh trình HĐND để HĐND quyết định.
14. Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý.
15. Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân sách nhà nước.
--> Đúng.
16. Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng.
17. Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN.
--> Khoản 1 Điều 54: cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu NSNN
--> Khoản 3 Điều 54: KBNN mới là cơ quan có chức năng quản lý các nguồn thu NSNN.
18. Tất cả các khoản thu NSNN đều phải tập trung vào KBNN.
--> Đúng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 54 LNSNN 2002.
19. Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu NSNN.
--> Sai.
Khoản 3 Điều 54 LNSNN: toàn bộ khoản thu phải nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước. Tại Khoản 2 Điều 54 thì không quy định KBNN là cơ quan thu .
20. Tất cả các cơ quan nhà nước đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi NSNN.
--> Đúng, vì để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
21. Bộ trưởng Bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách Trung ương.
Bài viết khác cùng mục: