10 TIPS SIÊU HAY DÀNH CHO CÁC TÍN ĐỒ HỌC WRITING. Bạn là người đang muốn tự học IELTS writing tại nhà, tuy nhiên bạn không biết nên bắt đầu từ đâu và học như thế nào? Trong bài viết này Ngolongnd sẽ chia sẻ các tips viết IELTS wrting từ A – Z cho các tín đồ, chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng writing một cách hiệu quả nhất.
Writing được nhiều bạn đánh giá là kỹ năng khó nhất trong 4 kỹ năng thi IELTS. Bởi vì với phần Viết, đòi hỏi bạn phải có ý tưởng, lập dàn ý và sử dụng các cấu trúc câu, từ vựng chuyên sâu thì mới đạt được điểm số cao. Vì thế, trước tiên bạn phải đặt ra mục tiêu tự học Ielts Writing.
Bạn có thể tự hỏi bản thân một số câu hỏi như:
Số điểm IELTS Writing bạn cần đạt được là bao nhiêu?
Bạn có bao nhiêu thời gian để ôn luyện?
Khả năng hiện tại của mình đang ở đâu? (Mất căn bản ngữ pháp? Vững ngữ pháp? …)
…
Phần lớn mọi người khi bắt đầu luyện IELTS Writing sẽ khá hoang mang và lo sợ nhưng chỉ cần bạn xác định được mục tiêu mình cần là gì, mọi thứ sẽ bắt đầu rõ ràng hơn rất nhiều và bản thân mình sẽ cảm thấy đỡ bất an hơn. Vậy nên việc ngồi xuống bàn học, viết mọi thứ ra giấy là việc vô cùng quan trọng.
Rất nhiều bạn tự ti về trình độ ban đầu của mình, đặc biệt là các bạn mất căn bản ngữ pháp. Nhưng nếu dành thời gian nhìn lại, mình thấy nó lại là một phần lớn động lực to lớn giúp mình cố gắng hơn mỗi ngày. Vậy nên, bạn đừng lo lắng hay nản lòng khi mình chưa giỏi khi mới bắt đầu nhé!
“Genius is 1% talent and 99% hard work” mà! Nếu mình cam kết, kỷ luật theo lịch biểu tự học mình đã đặt ra, mình không ngừng cố gắng từng ngày, mình nhất định làm được!
10 TIPS SIÊU HAY DÀNH CHO CÁC TÍN ĐỒ HỌC WRITING
1. Viết đủ số từ, đừng viết quá ít
Yêu cầu số từ là một tiêu chí quan trọng của Writing. Bạn cần viết tối thiểu 150 từ ở Task 1 và 250 từ ở Task 2. Vì thế, bạn cần phải viết đủ số từ theo quy định nếu không bạn sẽ không đạt được điểm số cao
Trong quá trình luyện tập Writing, hãy ước lượng bao nhiêu từ một dòng và viết khoảng bao nhiêu thì sẽ đạt được đủ số từ quy định. Mỗi người có một thói quen viết chữ khác nhau do đó bạn cần ước lượng riêng cho mình. Vì yêu cầu tối thiểu là 150 từ thì các bạn cần ước lượng nhiều hơn một ít nhé!
2. Đừng viết quá nhiều
Yêu cầu là viết tối thiểu số từ nhưng bạn cũng đừng viết quá nhiều. Bởi viết quá nhiều đôi khi sẽ thành lan man, không cô đọng ý nếu trình của bạn chưa thực sự cao. Và điều đó sẽ làm bạn mất điểm. Viết nhiều mà không hay thì thực sự sẽ làm bạn giảm điểm số.
Hãy luyện tập viết đủ số từ và nếu đã cảm thấy viết kha khá thì hãy dành thời gian để kiểm tra lại ngữ pháp và từ vựng của bài viết. Những người có trình độ cao thì họ sẽ không cần nhiều thời gian để kiểm tra thì họ có thể viết nhiều hơn nhưng nếu chưa tự tin thì bạn nên dành thời gian kiểm tra bài viết nhiều hơn nhé!
3. Lập kế hoạch về thời gian viết bài
Bạn bắt đầu đặt bút viết khi thời gian điểm và dừng bút khi hết thời gian? Hãy bình tĩnh. Khi bắt đầu, bạn nên đọc kỹ câu hỏi và lập kế hoạch về thời gian viết bài. Những ý tưởng tuôn ra trong đầu hãy ghi lại và lập dàn ý sau đó mới viết nhé. Bạn dành một vài phút đầu đọc và lên ý tưởng, dàn ý cho bài viết. Và cuối cùng dành vài phút để check lỗi, từ vựng, ngữ pháp cuối giờ nhé!
4. Bạn có thể viết Task 1 hay Task 2 trước nhưng hãy dành nhiều thời gian cho Task 2
Task 2 cần viết nhiều từ và ý hơn nên bạn hãy dành nhiều thời gian hơn cho Task 2. Bạn có thể viết nó trước hoặc sau tùy vào việc bạn đánh giá đề thi có dễ để triển khai hay không. Vì thế, điều này liên kết mật thiết với việc bạn lập kế hoạch về thời gian viết bài nhé.
5. Không sao chép câu hỏi
Bạn có thể sử dụng lại ý của câu hỏi làm phần mở đầu hay tiêu đề của bài viết. Nhưng không chép nguyên si câu hỏi vào bài để đảm bảo đủ số từ hay cảm thấy dài hơn. Bởi đó là sự thụ động, chép lại và hoàn toàn không có ý nghĩa. Trong quá trình luyện viết, bạn cần nâng cao khả năng diễn đạt lại – Paraphrase ý của câu hỏi để có được thêm số từ nhé.
6. Đọc kỹ câu hỏi và xác định rõ đề bài
Bạn phải đọc thật kỹ câu hỏi để xác định dạng câu hỏi, mình cần phải trả lời như thế nào mới đúng. Bạn cần xác định dạng câu hỏi là gì, chủ đề của câu hỏi là ra sao. Có nhiều bạn trả lời câu hỏi không đúng theo yêu cầu, chủ đề được giao nên điểm số không đạt được như ý muốn.
7. Đọc tất cả hướng dẫn cẩn thận
Ngoài việc đọc câu hỏi, bạn cần đọc hướng dẫn cẩn thận. Với Task 1, chú ý kỹ các thông số đề ra và không đưa những số liệu không có trong biểu đồ, bảng số liệu vào bài viết dù đó là số bạn tự tính toán ra. Bạn cũng không liệt kê tất cả số liệu vào bài viết để tăng điểm. Trong Task 1, bạn không dùng đại từ nhân xưng mà dùng các chủ ngữ theo yêu cầu đề bài.
Còn Task 2, bạn không có hướng dẫn riêng, các ý đều thể hiện ở đề bài vì thế phân tích đề bài kỹ để nhận định được hướng viết là điều quan trọng nhé!
8. Sử dụng các cấu trúc câu nhuần nhuyễn
Ngữ pháp là phần quan trọng để đánh giá bài viết của bạn. Vì thế, bạn cần kết hợp từ câu đơn giản đến phức tạp để thể hiện được trình độ của bản thân. Các cấu trúc câu linh hoạt, sử dụng đa dạng giúp bài viết hay hơn đồng thời giám khảo đánh giá cao hơn. Cuối giờ, bạn nhớ kiểm tra lại xem ngữ pháp và từ mình đã dùng có đúng không nhé.
9. Chọn từ vựng cao hơn
Từ vựng sử dụng nâng cấp hơn thì sẽ đem lại hiệu quả cao và điểm tốt hơn. Vì thế mà các bạn nên tham khảo các từ vựng nâng cấp, áp dụng cho bài viết IELTS Writing của mình được hay và ấn tượng hơn. Và hãy nhớ tránh dùng các từ cho ngôn ngữ nói như get…nhé!
10. Viết rõ ràng, trình bày đẹp
Lun viết là luyện cả chữ viết và trình bày. Đây không phải là tiêu chí để chấm điểm nhưng nếu trình bày rõ thì giám khảo sẽ hiểu ý của bạn và cho bạn đạt điểm cao hơn. Dù cho bạn viết hay nhưng chữ không rõ, trình bày không logic và rõ ràng thì giám khảo sẽ khó hiểu ý để cho bạn điểm cao hơn. Khi viết hãy cách đoạn theo từng ý, phân bố rõ ràng nhé!
Trên đây là 10 IELTS Writing Tips mà các bạn có thể tham khảo và lập chiến lược ôn thi IELTS cho bản thân tốt hơn nhé!
Bài viết khác cùng mục: