THPTQG văn năm nay nên học bài gì ? *Note: bài viết không mang tính chất học tủ hay khuyến khích học tủ, đây hoàn toàn là ý kiến chủ quan của người viết
Nhận xét chung: Có thể sẽ nghiêng về học kì I, đề không quá nâng cao.
Để đánh giá về các bài, mình sẽ chia ra làm những mức độ về khả năng ra: Rất cao, cao, không cao, thấp và chắc chắn không ra. Mình sẽ nói tại sao mình nghĩ là có hoặc không để mọi người xem xét kĩ lưỡng.
1. Đất Nước
-Tại sao có:
+Vì năm nay tình yêu nước và tính dân tộc là chủ đề quan trọng, lớn lao và gần gũi
+Đây là bài thơ của học kì I, học trước khi nghỉ dịch
+Đề không quá khó nhưng vẫn có khả năng phân loại
-Tại sao không:
+Quá dễ đoán, dễ học tủ
+Bị đồn đại quá nhiều trên các phương tiện truyền thông (khả năng bẻ lái cao)
*Khả năng ra: Rất cao (nhưng vẫn cần đề phòng các bài khác)
2. Việt Bắc
-Tại sao có:
+Tương tự như Đất Nước, có nội dung chính là tính dân tộc, tinh thần nhân dân, sự đoàn kết và tinh thần dân tộc
+Cũng là một bài của học kì I, trước khi nghỉ dịch
+Đề không quá khó
+Không bị đồn đại nhiều như Đất Nước
-Tại sao không:
+Độ phủ sóng trong các bài đoán đề và khả năng học tủ vẫn cao
*Khả năng ra: Rất cao
3. Sóng
-Tại sao có:
+Là bài dễ phân tích, từng có không ít điểm 10
+Trong năm 2019, Xuân Quỳnh đã được Google Doodle vinh danh để kỉ niệm ngày sinh của bà
+Sóng là bài đã chưa ra trong kì thi THPTQG khá nhiều năm
+Một sự lựa chọn vô cùng an toàn và không bị học tủ nhiều
-Tại sao không:
+Bài thơ nói về đề tài tình yêu, tình cảm cá nhân, không thực sự gần với xã hội trong khi tính cộng đồng là thứ được chú ý nhất năm 2020
*Khả năng ra: Cao
4. Người lái đò sông Đà
-Tại sao có:
+Là bài học ở HKI, trước khi nghỉ dịch
-Tại sao không:
+QUÁ khó. Nhất là với một năm nhiều biến động trong việc giáo dục, đây là đề dễ gây bức xúc và nhiều ý kiến trái chiều
+Trong 10 năm trở lại chỉ ra trong đề của chương trình nâng cao (lần cuối cùng ra là đề nâng cao khối C năm 2010)
*Khả năng ra: Không cao (vẫn nên học)
5. Vợ nhặt
-Tại sao có:
+Chủ đề mang tính cộng đồng, có tính dân tộc
+Không quá khó, nhưng đủ để phân loại học sinh
-Tại sao không:
+Là bài của HKII (học trên truyền hình), đa số các trường học sau khi nghỉ dịch (dù có vài trường là trước)
*Khả năng ra: Cao
6. Vợ chồng A Phủ
-Tại sao có:
+Đây là bài đã lâu không ra trong kì thi THPTQG
+Nội dung mang tính cộng đồng, nói về sức mạnh của con người trong hoàn cảnh khó khăn
-Tại sao không:
+Đã ra trong đề minh hoạ lần 1
*Khả năng ra: Thấp (chỉ học đoạn đêm tình Đông, học khái quát)
7. Tây Tiến
-Tại sao có:
+Mang tính dân tộc cao
-Tại sao không:
+Đã ra trong đề minh hoạ lần 2
+Là đề dự bị trong kì thi THPTQG 2019
*Khả năng ra: Thấp (chỉ học sườn, bỏ khổ 1)
8. Chiếc thuyền ngoài xa
-Tại sao có:
+Là đề “an toàn”, có độ phủ sóng cao nhất trong các kì thi THPTQG, cụ thể là với các năm 2013, 2015 và 2018
+Trong những năm có nhiều ý kiến trái chiều của dư luận với Bộ, người ta thường cho đề về bài này để xoa dịu dư luận. Hiện nay truyền thông đang chú ý tới giáo dục rất nhiều do dịch bệnh làm học sinh nghỉ triền miên.
-Tại sao không:
+Là bài của HKII, học trên truyền hình, trong thời gian nghỉ dịch
*Khả năng ra: Cao
Chốt lại:
-Học kĩ: Đất Nước, Việt Bắc, Sóng, Vợ nhặt, chiếc thuyền ngoài xa, sông Đà
-Học sườn: Tây Tiến, Vợ chồng A Phủ
-KHÔNG học: Đàn ghita của Lorca, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Tuyên ngôn độc lập, Hồn Trương Ba da hàng thịt, sông Hương (tinh giản, học thêm, GDTX không học và đã ra năm 2019)
Bài viết khác cùng mục: