Lý thuyết
Khái niệm doanh thu
Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm:
Liên quan đến doanh thu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có các chỉ tiêu sau đây:
Xác định doanh thu
Bài số 1: Doanh nghiệp Đức Tuấn xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm có tài liệu sau:
1/ Định mức tiêu hao vật tư và giá cả vật tư:
Khoản mục | Giá(Đồng/kg) | Định mức cho 1 sản phẩm (kg/sp) | |
Sản phẩm A | Sản phẩm B | ||
– Nguyên liệu chính – Vật liệu phụ – Nhiên liệu – Tiền lương của CN SX |
12.000 5.000 7.000/ |
5,0 2,0 0,5 5.000 đ/sp |
7,0 3,1 0,7 8.000 đ/sp |
Bài số 2: Doanh nghiệp X xây dựng kế hoạch giá thành có tài liệu sau:
Khoản mục | Giá | Định mức đơn vị sản phẩm | |||
Sản phẩm A | Sản phẩm B | Sản phẩm C | Sản phẩm D | ||
Nguyên liệu 1 | 25.000 đ/kg | 10 kg | 7 kg | 5 kg | 12 kg |
Nguyên liệu 2 | 15.000 đ/kg | 3 kg | 4 kg | 5 kg | 6 kg |
Vật liệu | 6.000 đ/kg | 1,5 kg | 1 kg | 1,2 kg | 2 kg |
Nhiên liệu | 13.000 đ/lít | 0,5 lít | 0,6 lít | 0,8 lít | 1 lít |
Tiền lương cnsx | – | 15.000 đồng | 22.000 đồng | 20.000 đồng | 25.000 đồng |
Tổng chi phí sản xuất chung là 500.000.000 đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 7%, chi phí bán hàng bằng 8% giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí nguyên liệu 1.
Các khoản trích nộp theo lương với tỷ lệ 22% quỹ lương.
Trong năm không có sản phẩm tồn kho.
Hãy xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ cho từng loại sản phẩm.
Bài số 3: Doanh nghiệp Bá Lê xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm có tài liệu như sau:
1/ Số SP kết dư đầu năm:
+ Sản phẩm A: 2.000 sp; giá thành sản xuất: 46.000 đ/sp
+ Sản phẩm B: 1.000 sp, giá thành sản xuất: 23.000 đ/sp.
2/ Định mức tiêu hao vật tư và giá cả vật tư:
Khoản mục |
Giá(Đồng/kg) | Định mức cho 1 sản phẩm (kg/sp) | |
Sản phẩm A | Sản phẩm B | ||
– Nguyên liệu chính – Vật liệu phụ – Tiền lương của CN SX |
5.000 2.000 / |
6,0 2,0 8.000 đ/sp |
3,0 1,0 4.000 đ/sp |
3/ Chi phí sản xuất chung gồm:
+ Tiền lương của nhân viên phân xưởng : 8.000.000 đồng
+ Chi phí công cụ dụng cụ : 20.000.000 đồng
+ Khấu hao tài sản cố định : 10.000.000 đồng
+ Các chi phí khác : 940.000 đồng
3/ Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm kế hoạch:
+ Sản phẩm A: 20.000 sản phẩm + Sản phẩm B: 15.000 sản phẩm
4/ – Các khoản trích nộp theo tỷ lệ 22% quỹ lương.
– Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất.
5/ Sản phẩm kết dư cuối năm:
+ Sản phẩm A: 2.500 sp + Sản phẩm B: 800 sp
6/ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của mỗi loại sản phẩm bằng 25% giá vốn hàng bán, biết số sản phẩm tồn đầu kỳ được tiêu thụ trước .
Yêu cầu:
1. Xác định giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A, B năm kế hoạch.
2. Xác định giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm A, B năm kế hoạch.
Bài số 4: Doanh nghiệp K năm kế hoạch dự kiến sản xuất 2 loại sản phẩm X. Y.
1. Số lượng sản xuất trong năm: 1.500 sản phẩm X và 2.500 sản phẩm Y.
2. Định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm và giá đơn vị như sau:
Khoản mục | Đơn vị tính | Giá đơn vị (đồng) | Định mức tiêu hao 1 SP (kg/sp) | |
Sản phẩm X | Sản phẩm Y | |||
Nguyên liệu chính. Vật liệu phụ. Nhiên liệu. Giờ công của CNSX |
Kg Kg Kg Giờ |
10.000 5.000 4.500 2.500 |
50 15 25 20 |
150 25 30 30 |
BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ tính bằng 22% quỹ tiền lương.
3. Theo kế hoạch cải tiến kỹ thuật định mức tiêu hao nguyên liệu chính cho mỗi đơn vị sản phẩm giảm 10%.
4. Tổng chi phí sản xuất chung là 63.000.000 đồng và tổng chi phí quản lý doanh nghiệp là 94.500.000 đồng. Các chi phí này được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương của công nhân sản xuất.
5. Chi phí bán hàng tính bằng 5% giá thành sản xuất của sản phẩm.
Yêu cầu:
1. Tính chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1 sản phẩm X, 1 sản phẩm Y trong năm kế hoạch?
2. Xác định giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm X, Y theo khoản mục chi phí?
Bài số 5: Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
A/ Năm báo cáo
Nội dung | Sản phẩm X | Sản phẩm Y |
1. Số lượng sản phẩm sản xuất | 500.000 | 600.000 |
2. Tỷ lệ số lượng sản phẩm tồn cuối năm | 5% | 10% |
3. Giá thành sản xuất của một sản phẩm (Zsxo) | Bằng 1,15 Zsx1 | Bằng 1,25 Zsx1 |
B/ Năm kế hoạch
Nội dung | Sản phẩm X | Sản phẩm Y |
1. Tỷ lệ số lượng SP SX tăng so với năm báo cáo | 20% | 15% |
2. Tỷ lệ số lượng sản phẩm tồn cuối năm | 4% | 5% |
3. Giá thành sản xuất của một sản phẩm (Zsx1) | 580.000 đồng | 425.000 đồng |
4. Giá bán đã có thuế GTGT của một sản phẩm | 945.000 đồng | 840.000 đồng |
– Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định bằng 15% tổng giá thành sản xuất của số sản phẩm tiêu thụ trong năm.
Tính các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá thành toàn bộ của doanh nghiệp trong năm kế hoạch.
Biết rằng: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của sản phẩm X và Y là 10%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Bài số 6: Doanh nghiệp X áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và các mặt hàng chịu thuế GTGT là 10%, DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước và thuế suất thuế TNDN là 25%.
A/ Năm báo cáo:
1. Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm: SPA: 1.800 cái, SPB: 2.700 cái.
- Số lượng sản phẩm kết dư đến ngày 31/12:
Sản phẩm A: 20cái, trong đó tồn kho 15 cái, hàng gởi bán 5 cái.
Sản phẩm B: 30cái, trong đó tồn kho 20 cái, hàng gởi bán: 10cái.
- Giá bán cho một đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT):
SPA: 37.000 đồng; SPB: 25.000 đồng.
- Giá thành sản xuất tính cho mỗi đơn vị sản phẩm:
SPA là 25.500 đồng; SPB là 18.000 đồng.
B/ Năm kế hoạch:
1. Số lượng sản phẩm sản xuất:
SPA tăng 20%, SPB tăng 10% so với năm báo cáo; SPC là 120 cái.
2. Số lượng sản phẩm kết dư tính đến 31/12 của
Sản phẩm A là 60 cái; Sản phẩm B là 10 cái; Sản phẩm C là 20cái.
3. Giá thành sản xuất tính cho một sản phẩm và tỷ lệ hạ giá thành là:
– Tỷ lệ hạ giá thành: SPA hạ 10%, SPB hạ 5%. SPC: 36.750 đồng
4. Tổng chi phí bán hàng và chi phí QLDN được tính bằng 20% tổng giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
5. Giá bán chưa có thuế GTGT:
SPA: 37.500 đ/sp; SPB: 25.500 đ/sp; SPC: 46.200 đ/sp.
6. Vốn lưu động bình quân năm kế hoạch là 160 trđ.
7. Vốn cố định bình quân năm kế hoạch là 40 trđ.
Hãy tính: a/ Tính lợi nhuận trước thuế năm kế hoạch?
b/ Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm kế hoạch.
Bài số 7: Căn cứ vào tài liệu sau đây, hãy xác định lợi nhuận trước thuế trong năm kế hoạch của DN Z khi DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
A/ Năm báo cáo:
Số luợng sản xuất cả năm của sản phẩm A: 180 cái; SPB: 270 cái.
B/ Năm kế hoạch:
- Số lượng sản phẩm hàng hoá kết dư đầu năm kế hoạch:
SPA: 25 cái, trong đó tồn kho 15 cái, hàng gởi bán 10 cái.
SPB: 40 cái, trong đó tồn kho 20 cái, hàng gởi bán 20 cái.
- Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm kế hoạch như sau:
SPA tăng 20%, sản phẩm B tăng 10% so với năm báo cáo.
Riêng sản phẩm C sản xuất trong năm là 200 cái.
- Số lượng sản phẩm hàng hoá kết dư tính đến ngày 31/12: (ĐVT: Cái)
-
Tên SP Số sản phẩm gởi bán Số sản phẩm tồn kho đến cuối kỳ A 50 10 B 10 15 C 5 15
4. Giá thành sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm và tỷ lệ hạ giá thành như sau:
Giá thành sản xuất đơn vị :
– Sản phẩm A: 319.500 đồng, so với năm báo cáo giảm 10%;
– Sản phẩm B là 209.950 đồng, so với năm báo cáo giảm 5%;
– SPC là 262.500 đồng.
5. Chi phí bán hàng tính bằng 5% doanh thu tiêu thụ và chi phí QLDN tính bằng 10% tổng giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ.
6. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế GTGT): sản phẩm A: 385.000 đồng, tăng 10% so với năm báo cáo, sản phẩm B hạ giá bán từ 280.000 đồng năm báo cáo xuống còn 270.000 đồng trong năm kế hoạch. Riêng sản phẩm C nằm trong diện chịu thuế TTĐB với thuế suất 45%, giá bán 435.000 đồng/cái.
Biết thuế suất thuế GTGT của cả 3 loại SP là 10%, DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Bài số 8: Một doanh nghiệp có số liệu sau:
A/ Năm báo cáo:
– Số lượng sản phẩm A kết dư cuối năm: 6.250 sản phẩm.
– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A: 5.500 đ/sp
B/ Năm kế hoạch:
– Sản xuất kinh doanh chính: Trong năm doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm chính A và B.
– Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm: 50.000 spA, 60.000 spB
– Tỷ lệ sản phẩm kết dư cuối năm: Sản phẩm A: 10%, sản phẩm B: 15%.
– Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A: 5.000 đ/sp; B: 3.500 đ/sp.
– Sản xuất kinh doanh phụ: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cả năm: 20.850.000đ. Tổng giá thành sản xuất sản phẩm phụ: 15.950.000 đồng.
– Chi phí bán hàng: 8.757.000 đồng, chi phí QLDN: 10.275.000 đồng.
– Giá bán chưa có thuế GTGT sản phẩm A: 6.600 đ/sp; sản phẩm B: 4.000 đ/sp.
Hãy tính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Biết doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Bài số 9: Doanh nghiệp X có tài liệu sau:
Tổng định phí một tháng là 450 triệu đồng.
Giá bán chưa có thuế GTGT: 100.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Biến phí: 32.000 đồng/sản phẩm
Yêu cầu:
1/ Xác định doanh nghiệp lời hay lỗ nếu trong tháng tiêu thụ được: Q1 = 7.000 sản phẩm , Q2 = 8.000 sản phẩm
2/ Nếu giá bán chưa thuế GTGT giảm còn 90.000 đồng thì doanh nghiệp phải tiêu thụ một ngày bao nhiêu sản phẩm để có thể đạt được lợi nhuận sau thuế trong tháng là 495 triệu đồng.
Biết thuế suất thuế TNDN là 25% và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài số 10: Tài liệu tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho như sau:
I. Năm báo cáo
– Sản lượng sản phẩm sản xuất 9 tháng đầu năm là 42.000 sản phẩm, trong đó đã tiêu thụ hết 80%.
– Quý IV: sản xuất 18.000 sản phẩm và tiêu thụ 10.000 sản phẩm.
– Giá thành sản xuất 1 sản phẩm 190.000 đồng
– Giá bán 1 sản phẩm chưa thuế GTGT: 260.000 đồng
II. Năm kế hoạch
– So với năm báo cáo:
+ Sản lượng sản phẩm sản xuất cả năm tăng 15%
+ Giá thành sản xuất 1 sản phẩm hạ 5%
+ Giá bán 1 sản phẩm chưa có thuế GTGT hạ 10.000 đồng
– Số sản phẩm kết dư cuối năm 10% so với số sản phẩm sản xuất năm kế hoạch
– Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với tổng giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ là 15%. DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
– Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm là 10%, thuế suất thuế TNDN là 25%
Yêu cầu:
- Xác định lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch?
2. Trong năm doanh nghiệp phải tăng thêm số sản phẩm tiêu thụ là bao nhiêu để có thể bù đắp cho số doanh thu bán hàng bị giảm do bán hạ giá?
Bài số 11: Doanh nghiệp X sản xuất 3 loại sản phẩm trong năm kế hoạch sau: :
1/ Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm:
- Sản phẩm A: 950 sản phẩm;
- Sản phẩm b: 1.050 sản phẩm;
- Sản phẩm C: 750 sản phẩm
2/ Định mức tiêu hao vật tư và giá cả vật tư:
Khoản mục | Giá (đ/kg) | Định mức cho 1 sản phẩm (kg/sp) | ||
Sản phẩm A | Sản phẩm B | Sản phẩm C | ||
– Nguyên liệu chính- Vật liệu phụ – Tiền lương CN SX |
7.0002.500 / |
51,5 18.000 đ/sp |
41 15.000 đ/sp |
2,50,5 12.000đ/sp |
3/ Chi phí sản xuất chung gồm:
+ Tiền lương của nhân viên phân xưởng : 60.000.000 đồng
+ Khấu hao tài sản cố định : 155.000.000 đồng
+ Các chi phí khác : 128.785.000 đồng
4/ Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm và tỷ lệ kết dư cuối năm:
-
Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất Tỷ lệ kết dư A
B
C15.800
22.30014.200
8%
4%
3%
5/ – Các khoản trích nộp theo tỷ lệ 19% quỹ lương.
– Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất.
6/ Giá bán sản phẩm năm kế hoạch dự kiến:
- Sản phẩm A: 92.500 đồng/sản phẩm;
- Sản phẩm B: 77.500 đồng/sản phẩm;
- Sản phẩm C: 54.800 đồng/sản phẩm.
Yêu cầu:
1. Xác định giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A, B năm kế hoạch.
2. Tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch.
Bài số 12: Doanh nghiệp A có tài liệu sau:
Dự kiến chi phí cố định phát sinh mỗi tháng như sau (triệu đồng):
- Tiền thuê nhà : 10
- Khấu hao TSCĐ : 19
- Tiền điện, nước : 22
- Tiền lương tháng CNV : 29
- Các chi phí quản lý khác : 28
Các dự kiến khác cho đơn vị sản phẩm như sau (1.000 đồng)
- Giá bán chưa có thuế GTGT: 50, thuế suất thuế GTGT là 10%
- Biến phí của 1 sản phẩm: 32
Yêu cầu:
- Xác định doanh nghiệp lời hay lỗ ở mức 5.000 và 7.000 sản phẩm?
- Nếu mỗi ngày DN bán được 400 sản phẩm thì tiền lãi mỗi tháng thu được bao nhiêu?
- Trường hợp DN thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm khiến biến phí tăng lên 10%, nhưng lại có khả năng tiêu thụ tới 500 sản phẩm mỗi ngày. Vậy doanh nghiệp có nên thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm không?
- Nếu không thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và giá bán giảm còn 45.000 đồng thì doanh nghiệp phải gia tăng sản lượng ngày đến bao nhiêu để có thể đạt được lợi nhuận ròng là 100 trđ?
Thuế suất thuế TNDN là 25%, DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài số 13: Trong kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp có số liệu sau:
Giá bán đơn vị sản phẩm : 100.000 đồng
Biến phí đơn vị sản phẩm : 50.000 đồng
Tổng định phí : 500 triệu đồng
Tổng lãi vay : 100 triệu đồng
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ : 200.000 sp.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
Tính điểm hòa vốn trước lãi vay?
Bài số 14: Tài liệu của một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước như sau:
1/ Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm (chưa bao gồm thuế GTGT):
– Chi phí nguyên liệu chính : 850 triệu đồng
– Chi phí vật tư khác : 214 triệu đồng
– Chi phí nhiên liệu : 100 triệu đồng
– Chi phí khấu hao TSCĐ : 180 triệu đồng
– Chi phí tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất: 140 triệu đồng
– Chi phí QLDN và chi phí bán hàng: 110 triệu đồng
2/ Các khoản thu nhập khác: 260 triệu đồng
3/ Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong năm:
– Tồn kho đầu năm : 16.000 sản phẩm
– Sản xuất trong năm : 75.000 sản phẩm
– Tồn kho cuối năm : 8.500 sản phẩm
– Giá bán chưa có thuế GTGT: 30.000 đồng/sản phẩm
4/ Thuế suất thuế TNDN là 25%, các khoản trích nộp (BHXH, BHYT,BHTN và KPCĐ) theo quy định hiện hành.
Yêu cầu:
1/ Tính lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp đạt được trong năm kế hoạch?
2/ Tính chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá thành năm kế hoạch?
Bài số 15: Công ty K có tài liệu năm N như sau:
– Số tiền khấu hao TSCĐ bình quân hằng năm: 700 triệu đồng.
– Chi phí quảng cáo: 60 triệu đồng/năm
– Tiền thuê nhà: 200 triệu đồng/năm
– Tổng vốn kinh doanh: 10.000 triệu đồng, hệ số nợ: 30%, lãi suất 20%/năm
– Tiền lương công trực tiếp sản xuất sản phẩm: 300.000 đồng/sản phẩm
– Chi phí nguyên vật liệu: 690.000 đồng/sản phẩm.
– Chi phí biến đổi khác: 44.000 đồng/sản phẩm
– Giá bán: 1.500.000 đồng/sản phẩm
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%
Yêu cầu:
a/ Tính sản lượng hoà vốn và doanh thu hòa vốn sau lãi vay?
b/ Công ty mong muốn có lợi nhuận sau thuế là 300 triệu đồng thì phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?
c/ Giả sử sản lượng tối đa có thể sản xuất và tiêu thụ là 5.000 sản phẩm thì công ty có thể chấp nhận giá bán tối thiểu là bao nhiêu để không bị lỗ?
Biết rằng: Giá bán và các chi phí trên đều chưa bao gồm thuế GTGT. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT các yếu tố đầu vào và đầu ra là 10%, các khoản trích nộp (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) theo quy định hiện hành.
Bài số 16: Có số liệu kế toán của doanh nghiệp Minh Toàn năm kế hoạch như sau:
– Số lượng sản phẩm kết dư đầu năm: 120 sản phẩm A; 50 sản phẩm B.
– Giá thành sản xuất sản phẩm: 1.900.000 đồng/sản phẩm A; 1.400.000 đồng/sản phẩm B.
– Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất ở các quý trong năm kế hoạch như sau:
ĐVT: Sản phẩm
-
Sản phẩm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 A 250 450 760 820 B 230 525 425 620
– Định mức tiêu hao nguyên vật liệu:
Khoản mục | Đơn giáđồng/ kg | Định mức tiêu hao (kg/sản phẩm) | |
Sản phẩm A | Sản phẩm B | ||
Nguyên liệu chính | 70.000 | 12 | 7 |
Vật liệu phụ | 45.000 | 5 | 3 |
Nhiên liệu | 12.000 | 6 | 4 |
– Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất: sản phẩm A: 800 triệu đồng; sản phẩm B: 600 triệu đồng.
– Chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng dùng để sản xuất 2 sản phẩm trên: chi phí nguyên vật liệu là 175 triệu đồng; chi phí khấu hao tài sản cố định là 425 triệu đồng; chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng là 345 triệu đồng và các chi phí khác là 212 triệu đồng.
– Chi phí bán hàng bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm năm kế hoạch.
– Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 3% giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch tương ứng với từng loại sản phẩm.
– Số lượng sản phẩm tồn kho cuối năm: sản phẩm A: 5%; sản phẩm B: 6%.
Biết rằng: Các khoản trích nộp theo quy định hiện hành; Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất; DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp “Nhập trước – xuất trước”.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành toàn bộ sản phẩm A và B tiêu thụ năm kế hoạch.
2. Tính tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm năm kế hoạch so với năm báo cáo.
Bài số 17: Doanh nghiệp X sản xuất sản phẩm A trong năm kế hoạch sau: :
A/ Năm báo cáo:
Định mức tiêu hao vật tư và giá cả vật tư:
Khoản mục chi phí | ĐVT | Định mức tiêu hao | Đơn giá (đồng) |
– Nguyên liệu chính – Vật liệu phụ – Giờ công sản xuất – Chi phí sản xuất chung |
kg kg Giờ Đồng |
20 5 8 36.260 |
15.000 12.000 |
– Số lượng sản phẩm sản xuất là 12.000 sản phẩm
B/ Năm kế hoạch:
– Giá thành sản xuất năm kế hoạch giảm 6% so với năm báo cáo
– Số lượng sản phẩm sản xuất tăng 20% so với năm báo cáo
– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý 516.000.000 đồng
Bài viết khác cùng mục: