Bài tập tính chất 3 đường phân giác của tam giác có đáp án

Bài tập tính chất 3 đường phân giác của tam giác có đáp án. Tài liệu tổng hợp lý thuyết, ví dụ, bài luyện tập kèm lời giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả, nắm chắc định lý, giải bài tập nhanh.

Đường phân giác của tam giác

 
Trong tam giác ABC, tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại điểm M, khi đó đoạn thẳng AM được gọi là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh A) của tam giác ABC. Ta cũng gọi đường thẳng AM là đường phân giác của tam giác ABC.
 
Đường phân giác trong của một góc là đường thẳng chia góc đó thành hai góc bằng nhau. Đường phân giác ngoài của một góc là đường thẳng chia góc kề bù của góc đó thành hai góc bằng nhau. Đường phân giác trong và phân giác ngoài vuông góc với nhau.
 
Tập hợp các điểm nằm trong một góc và cách đều 2 cạnh của góc thì nằm trên đường phân giác trong của góc đó và ngược lại
 
• Mỗi tam giác có ba đường phân giác.
 
Tính chất: Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đối diện với đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy.

Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.
 

Tính chất đường phân giác trong tam giác cân

  • Đường phân giác ứng từ góc đỉnh sẽ vuông góc với cạnh đáy tương ứng (nó là đường trung trực của cạnh đáy)
  • Đường phân giác ứng từ góc đỉnh sẽ chia cạnh đáy thành 2 đoạn thẳng bằng nhau (Nó là đường trung tuyến của cạnh đáy).
  • Có đầy đủ các tính chất của đường phân giác tam giác thông thường.

Tính chất đường phân giác của tam giác đều

  • Ba đường phân giác của tam giác đều có độ dài bằng nhau.
  • Mỗi đường phân giác của tam giác đều sẽ chia mỗi góc thành 2 góc có độ lớn là 30o
  • Ba đường phân giác đồng thời cũng là 3 đường trung trực và đường trung tuyến của tam giác đều.
  • Có đầy đủ các tính chất của đường phân giác trong tam giác cân.

Tính chất đường phân giác của tam giác vuông

  • Trong tam giác vuông, đường phân giác của góc vuông chia góc đó thành 2 góc đều bằng 45o
  • Có đầy đủ các tính chất của đường trung tuyến tam giác thông thường.
 
Bài tập tính chất 3 đường phân giác của tam giác có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Bài 1: Cho ΔABC có ∠A = 90°, các tia phân giác của ∠B và ∠C cắt nhau tại I. Gọi D, E là chân các đường vuông góc hạ từ I đến các cạnh AB và AC. Khi đó ta có:
 
A. AI là đường cao của ΔABC
 
B. IA = IB = IC
 
C. AI là đường trung tuyến của ΔABC
 
D. ID = IE
 
Xét ΔABC có các tia phân giác của ∠B và ∠C cắt nhau tại I nên I là giao điểm của ba đường phân giác trong ΔABC, suy ra AI là đường phân giác của góc ∠A và I cách đều ba cạnh của ΔABC (tính chất 3 đường phân giác của tam giác). Vậy ta loại đáp án A,B và C
 
Vì I là giao điểm của ba đường phân giác trong ΔABC nên ⇒ DI = IE (tính chất 3 đường phân giác của tam giác)
 
Chọn đáp án D
 
Bài 2: Cho ΔABC cân tại A. Gọi G là trọng tâm của tam giác, I là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác. Khi đó ta có
 
A. I cách đều ba đỉnh của ΔABC
 
B. A, I, G thẳng hàng
 
C. G cách đều ba cạnh của ΔABC
 
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
 
I là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác nên I cách đều ba cạnh của ΔABC . Loại đáp án A
 
Ta có: ΔABC cân tại A, I là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác nên AI vừa là đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác của ∠BAC. Mà G là trọng tâm của tam giác ΔABC nên A, I, G thẳng hàng. Chọn B
 
Chọn đáp án B
 
Bài 3: Cho ΔABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi D là một điểm nằm giữa A và M. Khi đó ΔBDC là tam giác gì?
 
A. Tam giác cân
 
B. Tam giác đều
 
C. Tam giác vuông
 
D. Tam giác vuông cân

Phiếu Bài tập tính chất 3 đường phân giác

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: