Cảm nhận về hình tượng người lái đò qua bài tùy bút Người lái đò sông Đà

Hình tượng người lái đò sông Đà được đặt cạnh với hình ảnh con sông Đà hung bạo, dữ dội càng làm nổi bật thêm sự quả cảm, bản lĩnh và tài ba của ông lái đò. Qua ngòi bút điêu luyện của mình, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình ảnh người lái đò tượng trưng cho vẻ đẹp lao động của con người Tây Bắc trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới đây là một số bài văn mẫu cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà hay và chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật này trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà
Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà

1. Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà

Với một tâm hồn luôn khát khao hướng tới cái đẹp, Nguyễn Tuân đã tìm đến nó như một địa chỉ lớn của thi ca, nhạc hoạ để rồi biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật. Và cũng từ đó ta bắt gặp một Sông Đà như một sinh thể có linh hồn, có tâm trạng phức tạp để từ đó nhà văn nâng người lái đò Sông Đà lên bậc nghệ sĩ tài hoa, anh hùng trên sông nước. Nhưng bao trùm lên tất thảy vẫn là văn phong độc đáo và một tình yêu tha thiết với thiên nhiên đất nước và sự tôn kính công sức lao động của con người .

Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, con Sông Đà hiện lên không còn là dòng sông vô tri vô giác mà là một sinh thể có hồn, có tâm trạng , ở đó luôn có sự hội tụ hai đặc điểm hung bạo và trữ tình .

Trước hết phải nói đến tính cách hung bạo của sông Đà. Nếu đã có một lần xuôi ngược trên dòng sông này, ắt hẳn không mấy ai quên được tính cách dữ dội của sông Đà dù đi vào mùa đông nước cạn hay mùa hè nước nổi . Cái đáng sợ của sông Đà còn ở toàn bộ môi trường và cảnh quan hùng vĩ với vẻ huyền bí hoang sơ của dòng sông chảy giữa chốn núi non trùng điệp của Tây Bắc xa xôi . Sông Đà dữ, cát sông Đà cũng dữ “Nó đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ như những vệt hà đục thủng đáy tàu thuyền”. Bờ sông Đà chẳng hiền hoà “Nó dựng vách thành, mặt sông chỉ lúc đúng ngọ mới trông có mặt trời. Có vách thành chẹt lòng sông lại như một cái yết hầu. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia . Ngồi trong khoang đò qua chỗ ấy giữa mùa hè cũng cảm thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng dưới một cái ngõ mà ngóng lên khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện … ”. Tổng hợp các giác quan khác nhau và có những so sánh táo bạo, mới mẻ, bất ngờ, Nguyễn Tuân đã tạo được ấn tượng sâu sắc về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng . Tất cả các chuyển động đều náo động. Người đọc như có cảm giác đang ngồi trên một con đò mà phóng đi vun vút trên sông, băng băng xuống thác để thấy được quanh mình tiếng nước hò reo bốn mặt và cả những hòn đá ngỗ ngược phía trước như “nhất tề nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”, để ra oai hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi chiến đấu, để thách thức chiếc thuyền có giỏi thì tiến vào … Cái dáng đá hất hàm ấy trông ngỗ ngược, hỗn hào, du côn một cách rất hiện đại . Những hòn đá nằm, ngòi, nổi, chìm tưởng như tuỳ thích lại được sông Đà giao cho mỗi hòn một nhiệm vụ để bày thạch trận tiêu diệt chiếc thuyền .

Sông Đà hung bạo không chỉ ở thạch trận, ở bờ sông dựng vách thành. Nước sông Đà cũng vào hùa như tiếp thêm cái oai linh hùng vĩ đó. Và sự dữ dội của nó cứ thế nhân mãi lên. Những câu văn có kết cấu trùng điệp, nhịp điệu khẩn trương gấp gáp giống như sự chuyển vận của gió to và sóng lớn: “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy ”. Rồi “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn” … Những cái giếng nước sâu nước ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm dưới dòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới .

Nói đến sông Đà không thể bỏ qua những con thác nguy hiểm. Sông Đà có cả thảy bảy mươi ba cái thác như bảy mươi ba cạm bẫy luôn rình rập tàu thuyền. Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá. Ban đầu là cung bậc nỉ non của dòng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích. Thế rồi âm thanh đó bất ngờ được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng hét lên như một khúc nhạc của một thiên nhiên dang ở đỉnh điểm của sự phấn khích mạnh mẽ và man dại. Trong đó âm vang cuồng loạn của núi rừng được đưa vào để thanh viện cho sự diễn tả con thác giận dữ ầm ầm và va đập vào bờ đá. Tiếng sóng thác rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa đổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng . Nước, đá, sóng hỗ trợ cho nhau tạo nên thế thạch trận, mai phục hết trong lòng sông. Chúng hung hăng, bạo ngược, hùng vĩ và hiểm trở, trở thành hiểm hoạ của con người, trở thành kẻ thù số một của những người lái đò trên sông Đà.

Bên cạnh tính cách hung bạo, Nguyễn Tuân còn chú trọng khắc hoạ tính cách trữ tình của sông Đà. Lời văn Nguyễn Tuân như bồng bềnh với bầu trời của mùa xuân, mùa thu, nơi tác giả từ trên tàu bay mà nhìn xuống từng nét sông núi tải ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con sông Đà được ví như một mĩ nhân kiều diễm, xinh đẹp. Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Miêu tả dòng sông từ nhiều góc độ, nhiều không gian khác nhau, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra một cách tinh tế màu sắc của nước sông Đà. Khi xuân về, dòng sông xanh màu ngọc bích, còn khi thu sang thì nước sông lừ lừ chín đỏ như mặt người bầm đi vì rượu bữa … Hơn thế, sông Đà còn hiền từ, dịu dàng đằm đằm âm ấm như một cố nhân xa lâu thì nhớ mà gặp lại thì cuống quýt mừng vui. Lúc đầu chỉ là cảm giác mơ hồ về sự thèm chỗ thoáng, do đi rừng dài ngày, thậm chí còn quên đi là mình đang đổ ra sông Đà. Rồi dòng sông hiện ra, nhưng chỉ một chút thôi, loang loáng như trẻ con nghịch gương chiếu vào mắt. Để rồi kịp nhận ra được dòng sông, người bạn cũ thì sao mà nó ngẩn ngơ đến thế trong cái màu nắng rất Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Tác giả khéo làm cho cái ùa vui đó trải dài ra thành nhịp điệu: bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Ít nhiều hiểu được vì sao cái vui của tác giả khi gặp lại sông Đà lại đằm đằm âm ấm như gặp lại cố nhân đến vậy, nó cứ thấm thía thêm niềm hạnh phúc, niềm hân hoan được sống và tồn tại trên đất nước này của nhà văn.

Nhưng ấn tượng nhất đối với người đọc có lẽ là đoạn văn bắt đầu từ câu: Thuyền tôi trôi trên sông Đà … Câu văn viết toàn thanh bằng đẹp như một lời thơ. Mà cả đoạn văn ấy cũng là một đoạn thơ. Nguyễn Tuân đã tạo được sự lặng lẽ đầy thơ mộng của một mũi đò lừ lừ trôi giữa đôi bờ sông tiền sử, về một nỗi niềm cổ tích hay hoài niệm về thời Lí, thời Lê …

2. Cảm nhận về hình tượng người lái đò qua bài tùy bút Người lái đò sông Đà

Tố Hữu đã từng viết:

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, người dân ta nô nức lên vùng Tây Bắc, một vùng đất hứa. Họ ra đi đầy ắp tiếng hát, đầy sông đầy cầu. Banlzac đã từng nói rằng: ” Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”, vậy nên vùng đất Tây Bắc không chỉ là miền đất hứa để phát triển kinh tế mà còn là vùng đất màu mỡ cho văn chương phát triển. Nếu Nguyễn Khải có tập truyện “Mùa lạc”, Nguyễn Huy Tưởng có tác phẩm “Bốn năm sau”, Chế Lan Viên có “Tiếng hát con tàu” thì Nguyễn Tuân có tập tùy bút “Sông Đà” gồm mười lăm bài kí sáng tác năm 1958 – 1960 khi nhà văn đi thực tế trên mảnh đất Tây Bắc.

Linh hồn của tập tùy bút ” Sông Đà” chính là bài kí “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nguyễn Tuân ở thể kí. Thành công của Nguyễn Tuân trong tác phẩm này bên cạnh việc xây dựng được hình tượng con sông Đà chân thực, sống động, ta phải kể đến tác giả đã thể hiện được hình tượng Người lái đò sông Đà tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng định không quá lời rằng với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, ngòi bút của Nguyễn Tuân đã nở hoa trên dòng sông văn chương của mình.

Đến với “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, ấn tượng đầu tiên của người yêu văn bắt gặp đó là hình ảnh con sông Đà được nhà văn tài ba này xây dựng vô cùng chân thực và sống động. Dòng sông ấy hiện lên dữ dội khác thường nhưng cũng nên họa, nên thơ. Nhưng con sông Đà hiện lên dù chân thực, hung bạo hay trữ tình đến đâu cũng chỉ làm nền cảnh để Nguyễn Tuân tô lên chân dung của con người mới xã hội chủ nghĩa thông qua hình tượng ông lái đò Lai Châu. Chỉ khi ông đò xuất hiện thì bức tranh Đà Giang của Nguyễn Tuân mới trở nên hoàn chỉnh bởi ông đò Lai Châu chính là chủ thể của bức tranh thiên nhiên. Có được điều đó bởi Nguyễn Tuân đã được giác ngộ lí tưởng của Đảng. Trong văn chương, những người nghệ sĩ cách mạng, thiên nhiên hiện ra dù hùng vĩ, mĩ lệ đến đâu cũng chỉ là nền cảnh để tô lên sự hiện diện của con người. Con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ núi rừng, làm chủ dòng sông, làm chủ cả cuộc đời mình. Ông đò Lai Châu là một nhân vật như vậy.

Người lái đò trên sông Đà được Nguyễn Tuân nói đến trong tác phẩm là một ông già 70 tuổi đã giành một phần lớn đời mình cho nghề lái đò dọc sông Đà. Đó là một người lái đò lão luyện: “Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần…” trong thời gian hơn chục năm làm cái nghề đầy nguy hiểm và gian khổ này.

Đây là một con người từng trải, hiểu biết, rất thành thạo trong nghề lái đò, và đã đạt đến trình độ “bằng cách lấy mắt và nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng đất tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Nguyễn Tuân tiếp tục bày tỏ sự khâm phục của mình đối với con người này: “Sông Đà, với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”. Thật là một cách so sánh “rất văn chương” đầy thú vị và cũng “rất là Nguyền Tuân”.

Hình tượng người lái đò với “cái đầu bạc quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to gọn quánh như chất sừng, chất mun” và những cánh tay vẫn là cánh tay của một “chàng trai”, “trẻ tráng quá”, Nguyễn Tuân đã gọi đó là một thứ “vàng mười”. Ồng đã đứng trước những thách thức của con sông Đà với thế lực của những bãi đá ghê gớm, những cạm bẫy đầy kinh hoàng: khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa của một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhỡ vào đường ngoặt sóng là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”.

Một mình một thuyền ông đã giao chiến như một dũng sĩ: “… hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo, võ khí trên cánh tay mình”, và sóng nước “thúc vào gối bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”. Có lúc tưởng như ông lái đò bị nhấn chìm dưới dòng sông… Các miêu tả chân thực và táo bạo này cho thấy sức mạnh ghê gớm của dòng thác hung dữ đối với con người, chỉ cần lóa mắt, lỡ tay một chút là phải trả giá bằng sinh mạng của mình.

Nhưng chỉ dũng cảm và gan dạ chưa đủ, mà cái quan trọng hơn là tài nghệ cùa người cầm lái để lái con đò đến mức điêu luyện và nghệ thuật. Tác giả đã so sánh người lái đò sông Đà với người lái xe lao xuống dốc đèo tuy rất nguy hiểm nhưng người lái xe còn có phanh chân, phanh tay, có tiến lên, lùi lại “còn như cái thuyền mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng tim luồng nước thì thuyền quay ngang mà ụp, chứ không có lùi gì cả…” vẫn bằng phương pháp so sánh, nhưng với những hình ảnh rất táo bạo, tác giả đã tả sông Đà thiên biến vạn hóa, mỗi chỗ như có một cái bẫy nguy hiểm riêng, đòi hỏi người lái đò phải có một cách ứng phó riêng. Có chỗ thì nước sông “reo lên như đun sôi một trăm độ muốn hất tung cả một cái thuyền đang phải đóng vào một cái nắp ấm nước đang sôi khổng lồ”. “Có luồng nước đi lầm vào thì chết ngay”. Lại có những “hút nước” xoáy sâu như lòng giếng “cái hút nó lút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi”…

Thật là một dòng sông Đà đầy hiểm trở, đầy gian nan cho con người. Thế nhưng, “ông lái đò cố nén vết thương, hai chânà trong sáng, lan tỏa trong từng câu văn tả thực, tạo cho đoạn văn một sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi. Đó là một bài ca về lao động, về con người lao động.

Rõ ràng qua cách miêu tả đến tột cùng sự dữ dội của con sông, Nguyễn Tuân nhắm đến một mục đích lớn: ca ngợi sự dũng cảm, tài trí của con người, ca ngợi sự chiến thắng vĩ đại của ông lái đò, đã vượt bao thác ghềnh, sóng to gió cả đưa con đò về đến bến bình yên, không phải chỉ một lần, mà hàng trăm lần, suốt 15 năm làm người lái thuyền vượt sông Đà. Cuộc đọ sức giữa con người đã chiến thắng; trở về cuộc sống thanh bình: “thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh (…). Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam…”

Sau mười năm làm nghề lái đò, kể cả sau khi đã thôi nghề vài chục năm, trên ngực người lái đò vẫn còn “bầm tụ” một “củ khoai nâu”, với Nguyễn Tuân, đó cũng là cái hình ảnh quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng”.

Có thể khẳng định rằng bài kí ” vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái.. ”. Mặc dù mặt “méo bệch đi” vì những đòn hiểm, “nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái”.

Cảm hứng lãng mạn đậm “Người lái đò sông Đà” đã bộc lộ toàn bộ sở trường, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Người ta yêu Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân rất có tài. Người ta trọng Nguyễn Tuân vì ông là một người nghệ sĩ của cái đẹp, người nghệ sĩ của hai chữ “thiên lương” trong sáng. Nhưng nói một cách khách quan, văn của Nguyễn Tuân không phải ai cũng ưa chuộng, nhất là những bài tùy bút bởi Nguyễn Tuân hay viết những câu văn rất dài cùng những tư liệu khá khô khan, khó hiểu.

Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà
Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà

3. Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân là nhà văn của phong cảnh và con người tuyệt mĩ, không ưa những cái nhàn nhạt tầm thường. Ông đến với thể loại kí như một cách để thể hiện cá tính riêng biệt của mình và nhờ đó ông đã để lại cho văn học tập bút kí “Người lái đò sông Đà” đặc sắc. Bài kí ca ngợi cảnh sắc Tây Bắc cùng vẻ đẹp toát ra từ những con người lao động giản dị đời thường mà ông lái đò là kết tinh của những vẻ đẹp ấy.

Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vốn là người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp ở những giá trị xưa cũ của một thời vang bóng: một Huấn Cao với tài viết chữ đẹp, một Bát Lê trong “Bát rượu máu”, những thú vui thưởng trà, đánh cờ xa xưa. Sau cách mạng, ánh sáng của Đảng đã giác ngộ khiến Nguyễn Tuân quay về tìm kiếm vẻ đẹp từ cuộc sống đời thường với những con người bình dị và bởi vậy đã cho ra đời tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Người lái đò đó là một nhân vật khuyết danh, có thể tìm kiếm ở bất kì nơi đâu giữa cuộc sống thường nhật, nhưng lại là sự hiện diện của cái đẹp phục vụ cho chủ nghĩa duy mĩ vốn theo suốt Nguyễn Tuân trong cuộc đời. Đó là một ông lão gần 70 tuổi, đã xuôi ngược dưới dòng Đà Giang hơn trăm lần và trực tiếp cầm lái hơn 60 lần. Dưới ngòi bút người nghệ sĩ, ông lái đò hiện lên với phẩm chất đáng trọng, trở thành biểu tượng của cái đẹp miền thác dữ sóng gầm.

Binh pháp Tôn Tử từng nói :”Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, cho nên ông đò đã bất khả chiến bại hơn trăm lần trước con sông vì ông thuộc nằm lòng đối thủ của mình. Ông lái đò là người mưu trí, dũng cảm và đã thuộc nằm lòng quy luật tự nhiên của sông núi và thác dữ. Hằng ngày đối diện với thủy quái sông Đà đã tôi luyện cho ông bản lĩnh và sự tự tin, cũng như sự từng trải trước những đòn hiểm độc của nước và đá. Nước reo làm thanh viện, gió xô sóng, sóng xô đá nhưng ông vẫn bình tĩnh và phá vỡ cả ba vòng vây của trùng vi thạch trận. Mỗi vòng ông lại có một binh pháp riêng: Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”. Dù bị thương nhưng ông vẫn nén vết đau vì biết rằng mình là chỉ huy của cả thuyền, phải trở thành chỗ dựa cho anh em để vượt qua sự hung hãn của con sông hay làm mình làm mẩy. Qua được trùng vi thạch trận thứ nhất, ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt” phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước” và với động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …” ông đã dễ dàng vượt qua trùng vi thạch trận thứ 2. Mỗi trùng vi thạch trận lại bố trí thêm nhiều cửa tử và cửa sinh ít dần. Nếu không phải là người giàu kinh nghiệm và dũng cảm hết mực, con thuyền ông lái đã có thể tan xác dưới ngọn nước phía dưới. Bước vào trùng vi thứ ba lại là một hành trình gian nan hơn: ít cửa hơn nhưng “bên phải, bên trái toàn là cửa chết cả”. Cửa sinh nằm ở ngay giữa đống đá hậu vệ, ông đò lại như một dũng tướng đang cưỡi trên lưng con chiến mã mà “cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa” mà vượt qua thác nước để thuyền dần xuôi về nơi nước yên. Có thể nói rằng ông lái đò là dũng tướng, con thuyền là chiến mã, bọn giặc là đá và nước để rồi con người ấy kiêu hãnh vượt lên trên những kẻ thù và đưa con thuyền mình về với đích. Qua đoạn trích này ta hiểu rõ vì sao ông đò đã qua được cửa ải nước hàng trăm lần. Bởi lẽ sự dũng cảm, mưu trí và tài hoa của ông đã bồi tụ và giúp đỡ con thuyền về tới đích. Ông quả thực là người lái đò mang vẻ đẹp hùng dũng như một người dũng sĩ đang tham gia chiến đấu ngoài sa trường.

Ông đò đích thực là một người nghệ sĩ có tay lái ra hoa. Mỗi bước chuyển mình đều mềm mại và khéo léo, như thể cái máu nghệ sĩ đã ăn sâu vào tiềm thức. Ông đang làm công việc lái đò mệt nhọc nhưng đã đạt đến trình độ của người nghệ sĩ lái đò trên sông nước. “Thuyền như một mũi tên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái được, lượn được. Thế là hết thác”. Con thuyền vừa lái, vừa lượn như một dòng lụa mềm mại đang bay bổng trước dòng thác lũ. Cái chất nghệ sĩ tài hoa thể hiện ở nghệ thuật chèo đò một lần nữa nâng vẻ đẹp của người lao động bình thường lên thành tuyệt mĩ. Vừa dũng mãnh, vừa tài hoa, ông đò đích thị là hiện thân của người nghệ sĩ của cái đẹp trong lao động sản xuất, chất chứa niềm tự hào và ngưỡng mộ của văn sĩ ưa những vẻ đẹp tuyệt mĩ như Nguyễn Tuân.

Không chỉ là một dũng sĩ giữa cuộc sống mưu sinh lao động, ông đò hiện ra là một người dân lao động bình thường với cuộc sống giản dị như bao người khác. Họ coi cuộc vượt thác như một điều gì đó rất đỗi giản dị và quen thuộc dẫu nó có gian khổ và nguy hiểm như nào. Giữa ánh lửa bập bùng, họ ngồi bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, tuyệt nhiên không ai nhắc về cuộc vượt thác cam go vừa trải qua lúc chiều. Những người anh hùng ấy suy cho cùng vẫn là một người lao động bình dị, họ mang trong mình những nét đẹp rất mộc mạc như bao người dân lao động khác mà thôi.

Nguyễn Tuân thực sự đã để lại cho văn học tập tùy bút cực đặc sắc. Thoát khỏi những suy tưởng, nuối tiếc những vẻ đẹp của một thời vang bóng, Nguyễn Tuân đã đưa những áng văn về gần hơn với đời sống hiện tại, ca ngợi những vẻ đẹp ở những người lao động bình dị. Con người trong văn Nguyễn Tuân vẫn luôn là những người mang vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, nhưng là chất nghệ sĩ toát ra từ những con người bình thường, con người lao động hằng ngày. Đó cũng làm nên nét riêng của văn Nguyễn Tuân, biến ông trở thành người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp như một nhà văn nào đó từng ca ngợi.

Văn thơ xét cho cùng đều bắt nguồn từ cuộc sống và cũng quay lại để phục vụ đời sống. Gắn liền tác phẩm của mình với cuộc sống hằng ngày, Nguyễn Tuân đã viết nên những tác phẩm đặc sắc để ca ngợi những con người lao động thời đại mới – những người mang phẩm chất cao quý đáng được đời sau ngưỡng mộ và trân trọng.

==> Xem thêm Mở bài Người lái đò sông Đà hay nhất, mới nhất

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: