Mở bài Người lái đò sông Đà hay nhất, mới nhất-Nguyễn Tuân. Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Mở bài Người lái đò sông Đà. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mở bài người lái đò sông đà ngắn gọn
Mở bài 1: Mở bài Người lái đò sông Đà gián tiếp
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét về Nguyễn Tuân thế này “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa”. Chính vì lẽ đó Nguyễn Tuân được ví như cây bút “độc huyền cầm” của nền văn học Việt Nam hiện đại. Người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác với phong cách ngông nghênh khinh bạc đã tìm đến miền đất Tây Bắc, nơi mà ông thỏa sức chơi cái lối “độc tấu” có một không hai. Và cũng chính miền đất ấy đã khiến Nguyễn Tuân “no” những khát khao truy tìm “chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc” – “thứ vàng mười đã qua thử lửa” (Đi mở đường). Tiêu biểu cho con người nơi đây là ông lái đò trên dòng Đà giang – “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu”.
Xem thêm Mở bài người lái đò sông đà nâng cao.; Mở bài Người lái đò sông Đà hung bạo.; Mở bài Người lái đò sông Đà trữ tình
Mở bài 2: Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà học sinh giỏi
Nguyễn Minh Châu khẳng định về Nguyễn Tuân rằng: “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ”. Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử” – huyền sử của một con người ưu lối chơi “độc tấu”. Bởi khi ta lật mở từng trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân, không khó để nhận thấy lối chơi “độc tấu” ấy. Đó là những con người phi thường, những cảm xúc dữ dội, mãnh liệt, những khung cảnh ấn tượng nơi thác ghềnh, rừng thiêng, núi cao, bão, gió – Tất cả được thâu tóm qua lăng kính “vạn hoa” của nhiều ngành nghệ thuật và diễn tả bằng ngòi bút sắc bén, ngang tàng. Dường như, cá tính không thể trộn lẫn ấy nảy sinh từ cẩn tắc, từ trăn trở khôn nguôi trên hành trình đi tìm cái đẹp của một con người rất mực tài hoa. “Người lái đò sông Đà” được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của lối chơi “ngông nghênh”, tài hoa” ấy.
Mở bài 3:
“Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường.
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương.
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn”.
(“Lên miền tây ” – Bùi Minh Quốc)
Vì lẽ sống của tuổi đôi mươi đang sục sôi trong ngực trẻ, đã có biết bao lớp người nghe theo tiếng vẫy gọi của trái tim lên Tây Bắc – một vùng đất mới để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Và cũng chính miền đất ấy đã nâng giấc cho biết bao cây bút gạo cội. Ta biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ”, hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng mình với “Mùa Lạc” thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập tùy bút “Sông Đà” và linh hồn là thiên tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Tây Bắc là nơi mà Nguyễn Tuân thỏa mãn khát khao suốt một đời đi tìm cái đẹp và sự thật. Cái đẹp của dòng sông Đà ấy cũng thật đặc biệt, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “Nguyễn Tuân sáng tạo ra con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói “hung bạo và trữ tình”.
Mở bài 4 Mở bài Người lái đò sông Đà bằng lí luận văn học
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến “chủ nghĩa xê dịch”. Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hoặc những cảnh thiên nhiên đẹp một cách tuyệt đỉnh, tuyệt vời. “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của nhà văn. Tác phẩm là những trang văn miêu tả rất tinh tế vẻ đẹp hình tượng con sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và lãng mạn.
Mở bài người lái đò sông đà nâng cao
Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Đúng vậy! Với phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, Nguyễn Tuân đã tìm đến tùy bút như một điều tất yếu. Sức hấp dẫn của tùy bút xét đến cùng tùy thuộc vào cái tôi của người cầm bút có thực sự độc đáo, phong phú và tài hoa hay không. Điều ấy nói rằng không phải ai cũng trở thành bậc thầy như Nguyễn Tuân. Chỉ cần một văn phẩm “Người lái đò sông Đà” đã có thể tôn vinh Nguyễn Tuân là một cây tùy bút độc đáo, tài hoa, uyên bác.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 2
Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất nhiều thành tựu kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tùy bút “Sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 3
Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 là một nhà nghệ sĩ lớn của dân tộc Việt Nam. Vốn là một người tri thức giàu lòng yêu nước lại am hiểu sâu rộng nền văn hoá dân tộc, ông viết nên những tác phẩm rất mực uyên bác và giàu giá trị. Nếu như trước cách mạng, văn học của Nguyễn Tuân chạm đến lòng người bởi vẻ đẹp tài hoa của những con người “một thời vang bóng” như Huấn Cao thì sau cách mạng, Nguyễn Tuân khiến người đọc rung cảm bởi sự tinh tế và tài năng trong việc vẽ nên những nét đẹp gân guốc nhưng gần gũi, bình dị với thiên nhiên và đời sống con người. Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là một thành công tiêu biểu cho phong cách văn học ấy.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 4
Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của những người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế. Ông quan niệm: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo”.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 5
Nguyễn Tuân được biết đến là một cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm dường như đã khắc họa vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 6
Nguyễn Tuân là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của con người, của cuộc sống với tư tưởng, tình cảm gắn bó quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông. “Người lái đò Sông Đà”, đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi thể hiện rõ nhất những nét tiêu biểu về phong cách đó.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 7
Tây Bắc là một mảnh đất có nhiều duyên nợ với nhiều nhà văn, nhà thơ. Mỗi nhà văn, nhà thơ lại tái hiện và khắc họa hình ảnh Tây Bắc ở những góc độ khác nhau. Trong đó, Nguyễn Tuân đã khám phá được vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây, nhận thấy được “chất vàng 10” trong tâm hồn con người nơi đây. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” chính là món quà đầy ý nghĩa mà ông dành cho mảnh đất Tây Bắc.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 8
Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình yêu tha thiết. “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sĩ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 9
Đến với tác phẩm của Nguyễn Tuân mỗi người sẽ tìm cho bản thân mình những xúc cảm riêng, là sự ngưỡng mộ, khám phá chờ mong. Dường như dưới đôi bàn tay tài hoa nghệ sĩ, ông đã khiến người đọc như chìm đắm, như được sống những phút giây thực sự với thiên nhiên khung cảnh nơi đó. Đây chính là cái tài sử dụng ngôn ngữ của ông. Đặc biệt qua đoạn trích “Người lái đò sông Đà” tài năng đó càng được bộc lộ rõ nét hơn.
Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà – Mẫu số 10
Nguyễn Tuân người nghệ sĩ suốt một đời đi tìm cái đẹp và trăn trở về cái đẹp. Nếu như trước cách mạng ông thoát li thực tại, tìm cái đẹp ở thời còn vang bóng, thì sau cách mạng cốt cách ấy vẫn duy trì nhưng ông tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống này, ở những con người lao động hết sức bình dị. Người lái đò sông Đà được trích từ tập bút kí Sông Đà là những nét vẽ chân thực về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, và vẻ đẹp hào hùng của con người trong lao động.
==> Xem thêm “Người lái đò sông Đà” Khái quát tác giả, tác phẩm, mở rộng
Download mở bài người lái đò sông đà
Phân tích đoạn thuyền tôi trôi trên sông đà
Tham khảo thêm nhiều tài liệu tại icongchuc.com
Mở bài Người lái đò sông Đà trữ tình
Mở bài Người lái đò sông Đà hung bạo
Bài viết khác cùng mục: