Đề thi trắc nghiệm kho bạc số 10 (có đáp án)- tổng hợp đầy đủ- ôn thi kho bạc nhà nước 2017

Đề thi trắc nghiệm kho bạc số 10 (đề thi thử kho bạc)  (có đáp án)- tổng hợp đầy đủ- ôn thi kho bạc nhà nước 2017.Tài liệu ôn thi kho bạc. Tài liệu trắc nghiệm kho bạc. do bạn Hải Hiền chia sẻ. (Tài liệu mới thi trắc nghiệm kho bạc soạn 2017)

Đề thi trắc nghiệm kho bạc số 10 

Câu 1: Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ nào sau đây?
a. Chi Đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, ….
b. Chi thường xuyên
c. Chi thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia
Câu 2: Theo NĐ 163, đối với khoản chi từ NS cấp trên bổ sung cho NS cấp dưới thì:
a. Thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán từ KBNN.
b.Thực hiện chi trả theo hình thức lệnh chi tiền
Câu 3: Theo Luật NSNN 2015, chi trả nợ gốc:
a. Được đưa vào cân đối chi NSNN
b. Không đưa vào cân đối chi NSNN
Câu 4: Tổng mức vay của NSNN bao gồm:
a. Vay bù đắp bội chi NSNN
b. Vay để chi trả nợ gốc của NSNN
c. Cả 2
Câu 5: Bội chi NSĐP cấp tỉnh là?
a. Tổng hợp bội chi cấp tỉnh của từng địa phương, đc xđ bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng số chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng số thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
b. Tổng hợp bội chi cấp tỉnh của từng địa phương, đc xđ bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng số chi ngân sách cấp tỉnh bao gồm chi trả nợ gốc và tổng số thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
Câu 6: Việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau:
a. NSTW, NS cấp tỉnh, NS cấp huyện, NS cấp xã đc ứng trc dự toán NS năm sau
b. NSTW, NS cấp tỉnh, NS cấp huyện đc ứng trc dự toán NS năm sau, nhưng NS cấp xã không đc ứng trc dự toán NS năm sau
Câu 7: Ứng trc dự toán NS năm sau:
a. Được ứng để chi thường xuyên
b. Được ứng để chi cho đầu tư xây dựng cơ bản
c. Cả 2
Câu 8: Dư nợ vay không vượt quá 60% thu ngân sách được hưởng theo phân cấp được áp dụng đối với:
a. Địa phương có tổng số thu NSĐP đc hưởng theo phân cấp lớn hơn tổng số chi thường xuyên của NSĐP
b. Địa phương có tổng số thu NSĐP đc hưởng theo phân cấp nhỏ hơn tổng số chi thường xuyên của NSĐP
c. TP Hà Nội, TP HCM
Câu 9: Nguồn hình thành quỹ dự trữ tài chính bao gồm:
a. Bố trí trong dự toán chi NS hằng năm
b. Kết dư NSNN
c. Tăng thu NS
d. cả a,b,c
Câu 10: Nguồn hình thành dự phòng NSNN:
a) Nằm trong dự toán chi NSNN;
b) Hình thành từ quỹ ngân sách NN và các quỹ tài chính khác;
Câu 11: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, dự toán chi đến hết năm ngân sách chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết được chuyển nguồn sang năm sau, trừ:
a.   Chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật đầu tư công;
b.   Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
c.   Kinh phí được giao không tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước
Câu 12: Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ:
a. Từ quỹ ngân sách các cấp
b. Tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước, đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước
c. Cả 2
Câu 13: Cơ quan lập kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm quốc gia?
a. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
b. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Câu 14: Cơ quan lập kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm tỉnh, thành phố:
a. Sở tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư
b. UBND cấp tỉnh
Câu 15: Quốc hội quyết định về:
a.   Chính sách cơ bản về tài chính – NSNN.
b.   Mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ;
c.   Kế hoạch tài chính 5 năm
d.   Bội chi NSNN
đ.   Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay để bù đắp bội chi NSNN và vay để trả nợ gốc của NSNN
e.    Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và ngân sách từng địa phương
f.   Tất cả các đ/á trên
Câu 16: Việc Quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NSNN; bổ sung dự toán số tăng thu NSNN; phân bổ, sử dụng số tăng thu, số tiết kiệm chi của NSTW thuộc thẩm quyền của:
a.    Chính phủ
b.   Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c.   Quốc hội.
Câu 17: Quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của cả nước sau khi xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc thẩm quyền của:
a.    Chính phủ
b.   Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c.   Quốc hội.
Câu 18: Luật NSNN năm 2015, toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ thuế tndn từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí) thì:
a. NSTW hưởng 100%.
b.  Là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP.
Câu 19:  Lệ phí trước bạ nhà đất là khoản thu mà?
a. NSTW hưởng 100%.
b.  Là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP.
c. NSĐP hưởng  100%
d. Sở tài chính
Câu 20: Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ:
a. từ thuế nhà đất
b. thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
c. thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất
d. Cả 3.

Câu 21: Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, các khoản phạt, tịch thu khác do:
a. các cơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hưởng
b. Nộp toàn bộ về NSNN
Câu 22: Chi nghiên cứu khoa học cho các cấp chính quyền địa phương, Luật NSNN năm 2015 quy định:
a. Phân cấp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh, cấp huyện, xã
b. Chỉ phân cấp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh, còn các cấp huyện, xã chỉ thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ
ĐIỀU 17 NGHỊ ĐỊNH 163
Câu 23: Quỹ dự trữ tài chính được lập ở cấp NS nào?
a.   NSTW, NS cấp tỉnh, NS cấp huyện, NS cấp xã đều phải thành lập quỹ dự trữ tài chính
b.   NSTW, NS cấp tỉnh, phải thành lập quỹ dự trữ tài chính; NS cấp huyện, NS cấp xã không cần phải lập quỹ dự trữ tài chính
Câu 24: Quỹ Dự trữ tài chính được sử dụng trong trường hợp nào?
a.   Tạm ứng NS để đáp ứng nhu cầu chi kịp thời theo dự toán chi NS khi nguồn tài chính chưa tập trung kịp thời và phải hoàn trả trong năm
b.   Trường hợp thu NSNN và vay bù đắp NSNN chưa đạt mức quốc hội, HĐND quyết định và cần thực hiện các nhiệm vụ phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và dịch bệnh với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về QPAN, sử dụng hết dự phòng NSNN mà vẫn chưa đủ nguồn, thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ
c. Cả 2
Câu 25: Về số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương :
a.   không vượt quá 50% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
b.   không vượt quá 20% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
c.   không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương
ĐIỀU 19 NGHỊ ĐỊNH 163
Câu 26: Trong trường hợp NS cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì:
a.  Được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh
b.  Được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của TW
c.   Cả 2.
Câu 27: Mức chi đối với dự phòng NSNN:
a.   Từ 2% đến 5%.
b.   Từ 2% đến 5%.
Câu 28:  Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khaichậm nhất bao nhiêu ngày kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân:
a.   Chậm nhất 05 ngày làm việc;
b.   Chậm nhất 15 ngày làm việc;
c.   Chậm nhất 10 ngày làm việc;
Câu 29: Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau vào thời điểm nào:
a.   Trước ngày 10 tháng 11
b.   Trước ngày 15 tháng 11;
c.   Trước ngày 20 tháng 11.
Câu 30: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới vào thời điểm?
A.   Trước ngày 31 tháng 12.
B.   Trước ngày 31 tháng 01.
C.   Trước ngày 31 tháng 11.

Câu 31: Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm là:
a. Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 3 năm, dựa trên kế hoạch tài chính 5 năm được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 2 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu
b. Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 3 năm
Câu 30: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
a. Thuế GTGT, trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu
b. Thuế thu nhập cá nhân
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
d. Cả 3
Câu 31: Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính trong trường hợp tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi theo dự toán?
a. Bộ trưởng Bộ Tài chính
b. Thủ tướng CP
c. Không có p/a nào
Câu 32: Nguyên tắc ứng trước dự toán năm sau?
a. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 30% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
b. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
c. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 50% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Câu 33: Điều kiện để ứng trước dự toán NS năm sau:
a. Phải đảm bảo cân đối được ngân sách của từng cấp
b. Dự án, công trình xây dựng cơ bản phải có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cần đẩy nhanh tiến độ
c. Không còn số dư ứng trước dự toán ngân sách
d. Cả 4
Câu 34: Thẩm quyền quyết định đối với ứng trc dự toán NSTW năm sau
a.   Bộ Tài chính, Bộ KHĐT chủ trì trình Chính phủ quyết định ứng trc dự toán NSTW năm sau;
b.   Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định ứng trc dự toán NSTW năm sau.
Câu 35: Việc thu hồi khoản ứng trước dự toán NS, quy định câu nào sau đây là đúng?
a.   Khi phân bổ dự toán năm sau chỉ thu một phần số vốn đã ứng trước và được tiếp tục ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
b.   Khi phân bổ dự toán năm sau phải thu hồi hết số vốn đã ứng trước, không được ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.

Câu 36: Nhiệm vụ của Bộ Tài chính:
a. Xác định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên của NSNN
b. Xác định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển của NSNN
c. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách
Câu 37: Trước ngày 15 tháng 5 thì :
a.   Chính phủ trình các tài liệu báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến;
b.   Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau
c. Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau
Câu 38: Trước ngày 20 tháng 09:
a.   Chính phủ trình các tài liệu báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến;
b.   Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau
c. Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Câu 39: Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương đối với các khoản chi không quá 3tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh.
a.  Thủ tướng Chính phủ
b.  Chính phủ
c. Bộ trưởng Bộ tài chính
Câu 40: Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ:
a.    Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước.
c.    Cả hai nhiệm vụ trên

Phần đáp án


Like share và ủng hộ chúng mình nhé: